Hôn Nhân, Cuộc Sống

Học đại học quá tốn tiền

Tuesday, 14/07/2009 - 12:20:43

1. Tiểu bang cắt giảm tài trợ cho các trường cấp cao hơn Trong 20 năm qua , các tiểu bang đã giảm bớt ngân khoản dành cho giáo dục ở những ...

Trong mười năm qua, học phí và những lệ phí khác tăng lên khoảng 6 phần trăm, trong khi tỷ lệ lạm phát cũng leo lên bằng nửa tỷ lệ ấy. Nữ Viện Trưởng Judy Genshaft của trường Đại Học South Florida đưa ra 7 lý do chính gây ra tình trạng này.



1. Tiểu bang cắt giảm tài trợ cho các trường cấp cao hơn

Trong 20 năm qua , các tiểu bang đã giảm bớt ngân khoản dành cho giáo dục ở những cấp cao hơn. Hậu quả là học phí và những chi phí khác tăng vọt nơi các trường công lập để bù cho khoản bị cắt giảm. Trong phần lốn các tiểu bang, chính quyền ấn định mức thu học phí. Chỉ cóp 14 tiểu bang để cho nhà trường tùy ý quyết định về tiền học. Đối với các trường câông , có một quan hệ nghịch đảo và trực tiếpgiữa mức cắt giảm tài trợ của tiêu bang và mức tăng tiền học phí: 1 phần trăm tiền cắt giảm có thể làm tăng từ 3% tới 5% tiền sinh viên phải đóng. Ngay cả các trường đại học tư cũng bị ảnh hưởng bởi việc tiểu bang cắt tài trợ ở những bang mà sinh viên dùng tiền trợ cấp công cộng để trả học phí.

2. Chi phí lao động và tình trạng cạnh tranh

Các trường đại học là những cơ sở có cường độ làm việc rất cao, tùy thuộc vào khả năng chuyên môn cao và tốn nhiều tiền trả lương cho nhân tài làm việc. Chi phió dành cho nhân sự chiếm tới 60-70 phần trăm ngân sách hoạt động của trường. Để thu hút giáo sư vào dạy trong những ngành có nhu cầu cao, các đại học thường phải cạnh tranh với nhau trên thị trường  quốc tế. Chính điều này làm tăng chi phí lao động.

3. Chi phí điều hành

Với bốn năm theo học, các sinh viên là giới tiêu thụ biết tinh mắt chọn trường nào cung ứng phẩm chất giáo dục thượng thặng, có những dịch vụ tốt về khải đạo tư vấn, y tế và an ninh học đường, cũng như những tiện nghi về khuôn viên, phòng ốc, nhà ăn và những cơ sở khác trong trường. Những tiêu chuẩn này làm tăng chi phí tại hầu hết các đại học, mà thiếu chúng  thì trường bị thất thế trong cạnh tranh.

4. Kiên thức và kỷ thuật tăng nhanh

Cứ 2-5 năm, trình độ kiến thức tăng lên gấp đôi tại hầu hết các đại học. Trường phải cung cấp thư viện cập nhật, phòng thí nghiệm tânn tiến và các nguồn khoa học khác để bảo đảm một nền giáo dục phẩm chất cao. Chi phí hiện đại hóa các loại thiết bị dụng cụ, như kính hiển vi điện tử, máy tách chuỗi DNA, rất cần thiết cho việc đào tạo hợp thời, nhưng ngốn mất nhiều ngân quỹ.

5. Sự điều tiết của chính phủ

Sự gia tăng liên lỉ các khoản quy định điều tiết của liên bang, tiểu bang và địa phương làm cho nhà trường chịu nhiều tốn kém, vì phải trả tiền cho những chuyên viên được tuyển dụng để phụ trách những công tác điều tiết. Trừ Ủy Ban An Toàn Sản Phẩm Tiêu Thụ, mọi cơ quan liên bang đều tham gia vào việc điều tiết một phương diện nào đó vf\của nền giáo dục cao cấp.

6. Kinh Tế Lên Xuống

Cũng như các hãng xưởng và các gia đình, trường đại họ chịu tác động của tình hình kinh tế. Khi giá năng lượng tăng, hóa đơn điện nước ga cũng vọt lên theo. Thời buổi kinh tế đình đốn, các khoản hiến tặng giảm lại, trường phải tăng học phí để lấp những chỗ thiếu hụt. Khi tốt nghiệp, các sinh viên thường được trường mẹ yêu cầu đóng góp hiến tặng.

7. Bảng niêm yết học phí không phải luôn luôn là cái bạn phải trả

Đây là một mặt của số tiền học phí mà thường người ta không xét đến. Chi phí học hành thay đổi tùy theo từng trường. Nhưng các báo cáo của Ủy Ban Đại Học cho biết có hơn 143 tỷ Mỹ kim trợ cấp đi học sẵn sàng được cấp cho sinh viên và gia đình và chừng hai phần ba trong tổng số các sinh viên nhận được một loại trợ cấp nào đó. Trong niên khóa 2009-09 ước tính số tiền trợ cấp dưới dạng học bổng và phúc lợi thuế trung bình lên tới 2.300 Mỹ kim cho mỗi sinh viên ở các trường cao đẳng công lập học trình hai năm, khoảng 3.700 Mỹ kim tại các trường đại học công lập bốn năm, và độ 10.200 cho mỗi học sinh theo học đại học tư thục bốn năm.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT