Việc Làm

5 yếu tố của một đề nghị nhận việc mà bạn khó từ chối

Monday, 29/12/2014 - 01:34:20

Ai cũng thích được trả lương nhiều hơn chứ không thích ít lương, nhưng phải chăng một mức lương đủ cao (cho dù “đủ” có nghĩa là gì đối với) tự động là tương đương với một lời đề nghị công việc quá tốt nên bạn không thể nào khước từ?

Một đề nghị việc làm không hoàn toàn liên quan đến chuyện tiền lương, nhưng bạn nên chấp nhận hay là từ chối nó?

Trong phim “The Godfather” (Bố Già), nhân vật Don Corleone (do tài tử Marlon Brando đóng vai) giúp người cháu trai đóng phim của ông có được một công việc diễn xuất, bằng lời hứa nổi tiếng này: “Tôi sẽ cho nó một đề nghị mà nó không thể nào từ chối”.
Những dẫn dụ nào của chủ nhân đưa ra một đề nghị công việc quá tốt đến độ bạn không thể nào từ chối được?
Ai cũng thích được trả lương nhiều hơn chứ không thích ít lương, nhưng phải chăng một mức lương đủ cao (cho dù “đủ” có nghĩa là gì đối với) tự động là tương đương với một lời đề nghị công việc quá tốt nên bạn không thể nào khước từ?
Có rất nhiều hoàn cảnh trong đó các yếu tố khác có thể vượt trội hơn mức tiền lương, trong khi quyết định những công việc nào là đáng cho mình theo đuổi và lời đề nghị nào là đáng chấp nhận:

1. Vòng cung nghề nghiệp của bạn
Bạn đang ở đâu trong tiến trình nghề nghiêp nói chung của mình?
Một số người phát đạt trong khi quản trị những người khác và vươn lên đến những chức vụ cao làm việc trong dãy văn phòng. Thay vì vậy, những người khác thích kiếm được ít tiền hơn, để trở thành những người đóng góp cá nhân, tham gia tích cực chứ không chỉ nói lý thuyết suông, mà không phải gánh vác những trách nhiệm đối với công việc và năng suất của những người khác.
Có lẽ thế cân bằng giữa việc làm và cuộc sống là quan trọng đối với bạn hơn, so với những giờ phụ trội được yêu cầu làm thêm và tình trạng căng thẳng thần kinh của một chức vụ được trả lương cao hơn.
Có lẽ bạn sẽ sẵn sàng từ bỏ tiền để có được một thời biểu linh hoạt có thể đáp ứng nhu cầu cá nhân hoặc gia đình của mình. Ngoài ra, khi bạn leo lên thang thành công, thì một địa vị trong đó bạn có thể có được những năng khiếu và kinh nghiệm đặc biệt, hoặc sánh vai với những người nào sau này sẽ là quan trọng đối với bạn, có thể vượt trội so với một mức lương hiện tại cao hơn.
Có lẽ bạn đang ở vào một vị trí may mắn, trong đó bạn sẽ muốn làm cho thu nhập của bạn nằm mức trung bình trong nhiều năm, và bây giờ chuyện kiếm nhiều tiền hơn là không quý giá, vì thuế và những lý do khác, cho bằng việc đền bù chậm trễ.

2. Nhãn hiệu của công ty hoặc danh tiếng của chủ nhân
Một số công ty phải hao công tốn sức rất nhiều thì mới được người ta biết đến như là những nơi tuyệt vời để vào làm việc, và có những nhãn hiệu vững chắc của chủ nhân. Tiền lương là một trong những thành tố của danh xưng này, nhưng chắc chắn không phải là thành tố duy nhất. Mặt khác, đôi khi các công ty có nhãn hiệu kém cỏi sẽ trả lương cao hơn để thu hút những nhân công mà họ cần. Chỉ có bạn mới có thể quyết định xem đi làm việc ở một nơi như vậy có phải là điều bõ công hay không.
Hãy suy nghĩ trước về cuộc tìm kiếm công việc kế tiếp của bạn, bất cứ khi nào điều đó xảy đến. Việc có được mối liên kết với một công ty vững chắc thì quý giá hơn so với chuyện có mối liên kết với một công ty không được người ta biết đến hoặc ít có danh tiếng.

3. Thử thách trí tuệ
Liệu tiền lương có vượt hơn bản chất của công việc bạn sẽ làm hay không? Một số công ty bằng lòng làm mọi việc theo cách thức riêng mà họ đã luôn luôn làm. Trong khi đó, có những hãng khác có lẽ sẽ đánh giá năng lực đổi mới của bạn.
Một số người tận tụy với việc mở rộng toàn bộ lĩnh vực của tri thức nhân loại, và muốn nhận những công việc giảng dạy hoặc nghiên cứu. Những công việc này thường trả lương ít hơn so với những công việc trong lãnh vực công ty.
Đối với một số người, nhu cầu và cơ hội để sử dụng trí óc, và tránh những bối cảnh suy nghĩ tập thể, đều có thể trội hơn một mức lương trả cao hơn.

4. Khả năng làm giỏi
Các lãnh vực phi lợi nhuận và từ thiện của nền kinh tế đều là to lớn và cung cấp những cơ hội để hỗ trợ hầu như cho bất kỳ chủ trương cá nhân hoặc thành phần văn hóa nào có thể hình dung ra được.
Tuy nhiên, giống như các lãnh vực kinh doanh và sản xuất, những công việc này đều đòi hỏi những người có năng khiếu tương tự về tài lãnh đạo, quản lý tài chánh và các nguồn nhân lực.
Các mức lương thường thấp hơn một chút, nhưng những kiến thức mà bạn đang giúp đỡ theo cách nào đó cho những người khác hay cho toàn thể xã hội đều đền bù đượcc cho chuyện lương thấp.

5. Đền bù tổng quát
Mức lương chỉ là một phần của việc đền bù tài chánh tổng quát của bạn. Những công việc dịch vụ tài chánh và thương vụ, trong số những công việc khác, đều thường có những phần bồi thường đáng kể gắn liền với hiệu suất cá nhân và năng suất công ty nói chung. Ngoài ra, các công thức được sử dụng và các chương trình đền bù tổng quát đều thường xuyên được sửa đổi.
Mặc dù các công ty thường có các loại phúc lợi giống nhau, nhưng chúng không phải là tất cả đều ngang bằng với nhau. Các chi phí và các phúc lợi cụ thể của bảo hiểm sức khỏe chắc là khác nhau khá nhiều tuỳ từng công ty.
Điều này cũng đúng cho những đóng góp cho chương trình hưu trí 401 (k) hoặc những kế hoạch hưu trí khác. Một số công ty có có cách hạn chế nhiều hơn so với những công ty mà bạn lựa chọn của bạn, trong chuyện làm thế nào để đầu tư các trương mục hưu trí của bạn.
Tỷ lệ tổng quát của lợi nhuận trên những ngân khoản sẽ thay đổi rất nhiều theo thời gian. Giống như câu danh ngôn: Hiệu suất trong quá khứ không bảo đảm cho thành công trong tương lai. Tuy nhiên, có một điều đáng làm là xem xét cẩn thận cách thức quỹ hưu trí được giải quyết do bất kỳ chủ nhân tương lai nào.
Đừng quên những yếu tố khác, chẳng hạn như các chi phí di chuyển đi lại và đậu xe, chi phí được dự đoán dành cho quần áo, và những yếu tố khác của gói phúc lợi, khi xác định mức đền bù tổng quát được bạn trông đợi. Cũng có thể xảy ra chuyện là một mức lương thấp hơn từ một chủ nhân rốt cuộc có thể dẫn đến một mức đền bù tổng quát cao hơn ... hay là không dẫn tới mức ấy.

Viết bình luận đầu tiên

Advertisement

MỚI CẬP NHẬT