7 cách giúp quý vị chủ động và tự tin khi giao tiếp
Thursday, 13/03/2025 - 09:58:27
Nghe thì có vẻ thao túng tâm lý nhưng 7 cách này sẽ giúp bạn nắm thế chủ động khi nói chuyện
Photo by Timothée Mägli on Unsplash
1. Im lặng
Bạn đã bao giờ để ý thấy mọi người khó chịu thế nào khi họ cãi nhau với người yêu vợ hoặc chồng và cả hai cùng chiến tranh lạnh, không nói gì chưa? Ý tôi là, thực sự yên lặng. Hầu hết chúng ta ghét kiểu im lặng đó. Nó làm cho không khí trở nên nặng nề. Mọi người bắt đầu cựa quậy, ho, hoặc làm bất cứ điều gì để phá vỡ sự im lặng.
Gạt qua những câu chuyện khác, đây mới là điều quan trọng: nếu bạn có thể giữ được sự im lặng đó, bạn kiểm soát không gian xung quanh bạn.
Mình đã học được điều này từ một câu chuyện về Steve Jobs mà mình từng đọc. Jobs nổi tiếng với việc để sự im lặng kéo dài - ông ấy sẽ đưa ra một đề xuất và sau đó chỉ đơn giản là… đợi. Người còn lại, vì quá muốn phá vỡ sự im lặng, thường sẽ nhượng bộ nhiều hơn họ dự tính, và Jobs nhận được chính xác những gì ông ấy muốn.
Mình đã thử áp dụng điều này một lần khi không còn gì để nói. Thay vì nói vòng vo, mình chỉ đơn giản… dừng lại. Mình quan sát thấy đối phương cựa quậy và rồi? Anh ta đưa cho mình nhiều hơn những gì mình yêu cầu, chỉ để kết thúc sự im lặng.
“Sự im lặng là một trong những nghệ thuật vĩ đại của giao tiếp.” - Marcus Tullius Cicero
▪️Sự im lặng làm người khác cảm thấy không thoải mái.
▪️Họ sẽ tự động lấp đầy khoảng trống, thường là bằng cách tiết lộ nhiều thông tin hơn họ định nói.
2. Kỹ thuật Ego-Bait
Bạn sẽ không tin đâu, nhưng… lời khen có thể thao túng ngay cả những người mạnh mẽ nhất.
Vấn đề là thế này: chúng ta đều khao khát sự công nhận. Kể cả những người giả vờ rằng họ không quan tâm? Họ vẫn quan tâm. Mình cũng vậy. Và nếu bạn nói với ai đó điều họ muốn nghe, họ sẽ hạ thấp cảnh giác. Nghe có vẻ gian xảo, đúng không? Nhưng nó rất hiệu quả.
“Nịnh nọt giống như kẹo cao su. Hãy tận hưởng nó nhưng đừng nuốt.” - Hank Ketcham
Lời khen là cách để bạn xâm nhập vào tâm trí người khác. Nhưng chỉ sử dụng khi nó đủ chân thật để khiến người ta tin.
▪️ Tâng bốc cái tôi của họ: Khiến họ cảm thấy quan trọng.
▪️ Phải đủ chân thật để đáng tin.
▪️ Lời khen làm giảm sự phòng thủ, khiến người ta dễ tiếp nhận hơn.
▪️ Mọi người muốn cảm thấy được nhìn nhận, được lắng nghe. Khiến họ cảm thấy đặc biệt một chút, và họ sẽ trao cho bạn nhiều hơn bạn nghĩ.
3. Đồng ý trước, rồi nhẹ nhàng bẻ lái!
Có thể chưa ai dạy bạn điều này, nhưng… cách nhanh nhất để thay đổi suy nghĩ của ai đó không phải là tranh cãi với họ.
Chúng ta đều ghét việc bị chứng minh là sai. Nó giống như một cuộc tấn công vào bản thân vậy. Vì vậy, khi ai đó đưa ra sự thật để phản bác ta, chúng ta lập tức dựng lên một bức tường phòng thủ, bảo vệ quan điểm của mình và từ chối lắng nghe.
Nhưng nếu thay vì phản đối, bạn lại đồng ý thì sao?
“Một người bị thuyết phục trái với ý muốn của mình thì vẫn giữ nguyên ý kiến ban đầu.” - Dale Carnegie
Mình nhớ đã đọc về Dale Carnegie. Ông ấy dạy rằng nếu bạn muốn thuyết phục ai đó, trước tiên bạn phải khiến họ cảm thấy được thấu hiểu. Trong các lớp học của ông, Carnegie luôn khuyên đừng bao giờ tranh luận mà hãy công nhận quan điểm của người khác trước.
Bạn nói: “Ừ, tôi hiểu quan điểm của bạn”. Bạn xây dựng cây cầu kết nối, khiến họ cảm thấy được tôn trọng. Và rồi - đây là phần họ không bao giờ ngờ tới - bạn từ từ đưa ra quan điểm của mình.
▪️ Đồng ý trước để tạo kết nối.
▪️ Nhẹ nhàng lồng ghép lập luận của bạn - không phải để đối đầu, mà để gợi ý.
▪️ Họ tự rút ra kết luận.
Giống như bạn dẫn họ đến với sự thật mà họ không hề cảm thấy bị ép buộc. Họ ít có xu hướng chống đối hơn khi nghĩ rằng đó là ý tưởng của chính họ.
4. Bắt chước ngôn ngữ cơ thể để tạo kết nối (Mirroring)
Bắt chước cử chỉ của ai đó có thể khiến họ thích bạn hơn.
Nghe có vẻ đơn giản quá mức, nhưng thực sự nó có hiệu quả. Chúng ta thích những người giống mình, dù chỉ là những chi tiết nhỏ. Khi bạn hơi nghiêng người về phía trước như họ, hoặc khoanh tay giống họ, nó tạo ra một sự liên kết vô thức. (Nhưng làm quá thì sẽ kỳ lạ).
“Bắt chước là hình thức nịnh hót chân thành nhất.” - Oscar Wilde
Hãy nói về Tom Hanks, một trong những diễn viên được yêu mến nhất. Trong các cuộc phỏng vấn, anh ấy thường xuyên bắt chước tư thế của người phỏng vấn - nếu họ nghiêng người, anh ấy cũng vậy. Điều này khiến mọi người cảm thấy rằng anh ấy đang hòa hợp với họ.
▪️ Bắt chước tư thế của họ: Nhưng đừng làm lố, hãy thật tự nhiên.
▪️ Điều chỉnh giọng điệu và nhịp điệu nói chuyện của bạn.
Người ta sẽ thấy bạn giống họ hơn và thích bạn hơn.
5. Thủ thuật "kẻ yếu"
Mọi người thích một câu chuyện về kẻ yếu, nhưng…
Đôi khi, đóng vai kẻ yếu không phải là bất lợi mà là một lợi thế. Khi bạn để người khác thấy một chút khó khăn của mình, bạn sẽ ngạc nhiên trước cách họ phản ứng. Họ muốn giúp bạn. Họ muốn bạn thành công.
Bạn không cố tỏ ra đáng thương. Bạn chỉ đang khiến mình trở nên gần gũi hơn. Khi bạn thể hiện rằng mình gần đạt được điều gì đó nhưng cần một chút giúp đỡ, mọi người tự nhiên muốn trở thành anh hùng.
▪️ Thể hiện một chút yếu điểm, nhưng đừng quá lố.
▪️ Kêu gọi sự đồng cảm, đừng van xin lòng thương hại.
▪️ Mọi người thích giúp đỡ "kẻ yếu".
6. Tận dụng nỗi sợ bỏ lỡ (FOMO)
Bạn có thể không thích điều này, nhưng… FOMO ảnh hưởng đến tất cả mọi người.
Ngay cả khi bạn nghĩ mình miễn nhiễm, tâm lý khan hiếm vẫn ảnh hưởng đến bạn. Chúng ta được lập trình để lo lắng rằng mình có thể bỏ lỡ một điều gì đó.
“Cơ hội bị bỏ lỡ bởi hầu hết mọi người vì nó trông giống như công việc.” - Thomas Edison
▪️ Khan hiếm làm tăng ham muốn.
▪️ Mọi người ghét bị bỏ rơi, dù họ có giả vờ không quan tâm.
FOMO có thể khiến người ta hành động phi lý trí.
7. Thủ thuật "lời thú tội"
Đây là điều không ai muốn thừa nhận: nếu bạn thú nhận một điều hơi tiêu cực về bản thân trước, người khác sẽ dễ tin tưởng bạn hơn.
“Trung thực là cách nhanh nhất để ngăn một sai lầm biến thành thất bại.” - James Altucher
Nó tạo ra sự kết nối. Và khi bạn thừa nhận điều gì đó nhỏ nhặt, người khác cũng sẽ mở lòng hơn với bạn hơn.
ST
Viết bình luận đầu tiên
ĐỌC THÊM
Đừng để Nghèo đi chỉ vì cố tỏ ra là GIÀU CÓ ở bề ngoài
Câu chuyện khiến nhiều người phải nhìn lại và tự suy ngẫm chính mình
Đời người là sự đánh đổi
Mọi việc, mỗi con người đều có ưu và khuyết. Sống trên đời chỉ xin được sức khỏe và tâm an, gia đình hòa thuận yêu thương nhau là hạnh ...
Vì sao chúng ta nên phải "trẻ con" trong một mối quan hệ là tình yêu
Chúng ta thường gọi đó là mối quan hệ “trưởng thành” — bởi đó là những mối quan hệ khi ta đã lớn, cam kết với những nguyên tắc và ...