Chuyện Khắp Nơi

Ăn ít đi, bạn sẽ được ăn nhiều hơn và ngon hơn?

Monday, 14/04/2025 - 09:02:18

Việc đem hai người bệnh béo phì lên để đánh đồng với việc ăn thịt là xấu, tranh thủ viết bài này để trả lời chung cho những thắc mắc về chế độ ăn “chay” theo kiểu “veganism” của các bạn.

BM
Hai nàng Tây trong ảnh ăn buffet sáng cùng tôi trong một khách sạn ở TP Đồng Hới. Họ nặng phải khoảng 220 lbs.

Cũng như phần lớn các thực khách, các cô bắt đầu chọn món từ khu vực có thịt. Tôi là kẻ duy nhất làm ngược lại. Tôi lấy trái cây ăn trước, kế đó là củ luộc và một vài món thực vật. Tôi trông ốm, họ thì mập. Nhưng tôi chắc chắn mình khoẻ mạnh và linh hoạt hơn họ. Đó là thời gian mà tôi đang lái xe mô tô xuyên Việt với chế độ dinh dưỡng thường xuyên chỉ là một cốc nước mía, ít trái cây và đôi khi thêm một bữa chay đạm bạc cho một ngày.

Có lẽ phải tới chín chục phần trăm con người hiện nay đang không chỉ ăn quá nhiều mà còn ăn sai. Tráng miệng bằng trái cây là một cách ăn phổ biến, trong khi lẽ ra chúng phải là thứ nên có chỗ đứng ở dạ dày trước. Chúng chỉ cần 15 phút để chuyển hoá thành năng lượng, còn thịt thì mất tới 2 ngày. Nếu bị thịt chặn đường, trái cây cũng phải chờ, và nó có thể hỏng trước khi được tiêu hoá.

Bạn có thể cảm thấy mau đói khi ăn các thức dễ tiêu như thực vật. Nhưng đó chỉ là cảm giác. Cơ thể bạn đã được cung cấp đủ năng lượng rồi. Sở dĩ ăn thịt làm cho người ta no lâu là vì nó cứ nằm ì trong bụng tận 48 tiếng mới có thể hoàn toàn biến thành dạng khác. Đó là thời gian đủ lâu để thức ăn này bị hư hỏng, thối rữa, đầu độc cơ thể.

Thức ăn vào cơ thể không phải khi nào cũng được chuyển hoá hay bài tiết hết. Nếu bộ máy trong bạn bị lão hoá, nó rất khó khăn để làm việc hiệu quả. Không xử lý hết thì cách tốt nhất là cứ nạp vào mỡ, thịt, dịch, u…Do vậy, càng có tuổi thì con người càng dễ mập và dễ mang bệnh.

Có một điều thống nhất trong hầu hết các tài liệu mô tả về người ngoài hành tinh: các thực thể đó thường có cái đầu to và thân hình thì mảnh khảnh. Và nếu người người ngoài hành tinh mô tả người Trái Đất, có lẽ họ cũng thống nhất rằng chúng ta chủ yếu là đầu thì nhỏ mà bụng thì to!

Thức ăn của các dạng sống ở cõi giới cao hơn là năng lượng tinh khiết. Thức ăn loài người chủ yếu là thô trược. Những người nhịn ăn đều cảm nhận được mình cũng có thể sống bằng năng lượng vô hình từ thiên nhiên sau khi ngưng tiếp nạp đồ ăn qua miệng đủ lâu. Điều này mang lại một cảm giác rất tuyệt vời mà chỉ có người trải nghiệm mới hiểu được.

Trong thực tế, thức ăn cho bộ não, tâm hồn, trái tim là quan trọng hơn rất nhiều so với việc đáp ứng khu vực bao tử.

Một vài bậc ngộ đạo trong lịch sử đã đi đến trạng thái cao nhất của sự nhận biết thông qua nhịn ăn và thiền định. Có lẽ các bạn đều biết.

(Đoàn Quý Lâm)

Tuy nhiên, quan điểm như trên thực sự không đúng cho tất cả mọi trường hợp.

Bởi vì trong việc dinh dưỡng thì mình đồng quan điểm với Dr. Moosburger và Dr. Bartens. trong dinh duỡng nên ăn đa dạng tất cả thực phẩm, và ko nên cấm cự 1 nguồn thực phẩm nào (no restriction).

Tuy nhiên phải biết cách setup caloric management và composition của macros, tại vì được phép ăn tất cả thực phẩm không đồng nghĩa là ăn tất cả mọi thứ 1 cách vô tội vạ. Phải ăn theo nhu cầu và đỏi hỏi của cá nhân.

Ví dụ 1 người làm việc văn phòng và chơi cầu lông 1-2 lần trong tuần ko thể ăn được như 1 vận động viên (vđv) thể thao cử tạ hoặc 1 vđv bơi lội olympic. 1 chế độ dinh dưỡng “cực đoan” không bao giờ có thể là tốt được. Chỉ ăn động vật và không bao giờ ăn thực vật thì không tốt, mà chỉ ăn thực vật không bao giờ ăn động vật cũng không tốt luôn.

Nếu bạn chọn ăn chay theo kiểu “vegan”, có nghĩa là sẽ không ăn bất cứ gì có liên quan đến nguồn gốc từ động vật thì điều này không được tốt (healthy) như nhiều người promote nó. Nếu bạn chọn lối sống dinh dưỡng Vegan vì lý do “đạo đức” không muốn sát sinh thì điều này tuyệt đối rất ok.

Nhưng vấn đề hiện nay là “veganism” nó đã trở thành 1 ngành công nghiệp để dắt mũi người tiêu dùng để kiếm lợi nhuận (tiền). Họ  promote vegan là healthy, là lối dinh dưỡng tăng sức khoẻ vvv. Điều này hoàn toàn không đúng, vì trong khoa học chưa có “available data” nào rõ ràng chứng minh là vegan healthy hơn là non-vegan.

Cái vấn đề lớn nhất trong Vegan là kiến thức. Tại vì nếu bây giờ tự nhiên phải huỷ bỏ đi bao nhiêu thức ăn thực phẩm từ mọi nguồn gốc động vật bao gồmm bơ sữa, trứng thịt, hải sản, vvv và chỉ còn lại mỗi những thứ “plant based” để ăn, thì việc này đồng nghĩa là bạn phải có rất nhiều kiến thức để biết cách BÙ ĐẮP lại những chất dinh dưỡng thiếu thốn.

Amino spectrum của thực vật kém hơn rất nhiều vì thiếu nhiều EAA, người theo vegan lại phải cần kiến thức để biết cách mix (combinating) nhiều nguồn plant-based với nhau ra sao để chất đạm thực vật tăng bio-value, mà khi mix thì phải biết cách mix đúng thực phẩm và tỉ lệ chứ nếu mix sai thì lại còn bị giảm bio-value. Thêm nữa vài vitamin trong thực vật chỉ là pseudo-vitamin cho nên vào cơ thể con người nó không hấp thụ được, thành ra lại bị thiếu.

Để cho không bị thiếu thì lại phải cần thêm kiến thức để biết cách dùng supplement. Những người bình thường thì kiến thức đã chả được ra gì rồi thì còn nói gì đến cái việc kiến thức cho dinh dưỡng cực đoan kiểu vegan? Những người mà họ có sức khoẻ tốt và theo vegan thì không phải là do vegan mà sức khoẻ họ được tốt, mà là vì họ có nhiều kiến thức!

Còn các bạn mà thiếu kiến thức nhưng lại bị quảng cáo “vegan là healthy” dắt mũi thì các bạn ngoài việc suy dinh dưỡng và thêm bệnh thì các bạn còn được thêm tốn tiền vì những thực phẩm vegan nó còn bán đắt thêm vãi lòi để các bạn tưởng nó “healthy” hơn.

Ngoài ra nghiên cứu còn cho thấy ăn chay dễ bị loãng xương hơn người bình thường.

(Quang Bangs)

TH

Viết bình luận đầu tiên

Advertisement

MỚI CẬP NHẬT