Bi kịch của nhà giàu nhiều tiền nhưng lại chọn sống tiết kiệm
Sunday, 01/09/2024 - 09:59:32
Câu chuyện nhà giàu nhiều tiền mà sống quá kham khổ, khi mất đi thì còn nguyên một cục tiền đấy nhưng không mang theo được, cũng là một bi kịch!
Ảnh minh họa
Bà hàng xóm cũ, xưa là một nha sĩ, làm ra nhiều tiền chẳng bao giờ tiêu, dành tiền mua đất đai nhà cửa. Tài sản của bà ngoài những ngôi nhà cho thuê ở một quận trung tâm Sài Gòn, còn thêm một dãy nhà trọ cho thuê. Bà không cần làm gì, mỗi ngày mở mắt cũng đã có chục triệu trong tay. Chồng mất sớm, bà chỉ có mỗi cô con gái định cư nước ngoài và khá sung túc.
Do tính tiết kiệm, chẳng ai thấy bà ăn tiêu gì bao giờ. Ra chợ vài mớ rau, con cá nhàn nhạt, cứ thế ăn qua ngày. Bà cũng chẳng bao giờ đi du lịch, cũng chẳng mấy khi về quê ngoại ngoài Bắc thăm bà con hàng xóm. Thi thoảng vài đứa cháu họ ghé thăm nhưng cũng chẳng ở lại được vì bà chẳng tin ai, cứ sợ bị mất tiền, thế nên chẳng ai ở được với bà cả.
Thế rồi một ngày bà bị tai biến nằm bẹp một chỗ. Đứa con gái ở xa về vài ngày thuê người chăm sóc mẹ. Bà cũng chẳng thể nói cho con biết bà có bao nhiêu tiền và đang để đâu.
Vậy đấy. Cứ sống kham khổ để nuôi tiền, đến khi bệnh nặng nằm xuống chả còn có thể sờ được đến tiền, cũng chẳng thể nói cho người thân biết tiền ở đâu, có khi còn ôm nỗi ấm ức mang tên tiền về nơi chín suối.
Ông chú bạn mình thì khác, cũng không đến mức keo kiệt, cũng có thể gọi là hơi tiết kiệm, nhưng bị cái bệnh siêng làm. Lúc nào cũng làm quần quật, làm hết thanh xuân làm sang cả tuổi già. Làm đến mức mà cứ nghỉ tay vài bữa cứ như chết đến nơi. Làm đến mức chả cần sinh nhiều con.
Chỉ một đứa, sau chú về già, người con bị ung thư chết trước. Chú ôm một núi tiền, có thể gọi là thế (nhà 4 cái, đất mênh mông), muốn tiêu tiền cho thoả thì đến lúc chẳng còn nhu cầu để tiêu nữa.
Nhiều người siêng năng càng về già càng mắc cái bệnh ít nhu cầu, không có nhu cầu ăn chơi hưởng thụ, chứ không phải là keo kiệt. Vậy là cả cuộc đời họ đã trôi đi trong vất vả và về già, nhìn thấy tiền mà bất lực, chẳng thể làm gì với nó.
Chắc chắn, đến chết cũng chẳng mang đi được đâu. Nên từ 35 đến 45 tuổi các bạn cứ làm giàu đi. Sau đó, các bạn nghỉ hưu, đi đến nơi chưa được đi, hưởng thụ những thứ chưa được hưởng (trừ hút hít hay tiêu hoang). Con cái nó trên 18 cứ để nó tự lập. Yêu thương nó cứ rủ nó đi du lịch cùng hay cuối tuần rủ các con cùng đi ăn các nhà hàng ngon nhất. Nếu không muốn trở nên bi kịch như hai trường hợp trên.
Có những thứ không mua được bằng tiền, đó là tuổi trẻ, sức khoẻ, thời gian. Lao động là vinh quang, tiền bạc là tài sản nhưng đến một lúc nào đó, nên cho phép mình nghỉ ngơi và để những đồng tiền mình làm ra quay lại để phục vụ mình.
Còn nhìn thấy tiền mà không nhắm mắt nổi để về bên kia thế giới, chính là một bi kịch lớn!
Thực ra lúc về già ăn uống nhiều cũng không ăn được. Ăn đạm bạc thì dễ tiêu hóa, người nhẹ nhõm. Sức khỏe cũng kém nên ngại đi xa . Chi tiêu cho sinh hoạt hàng ngày không nhiều. Chỉ là để tiền đó để lo cho lúc ốm đau và thuê người chăm sóc lúc già ốm yếu thôi. Vì vậy vẫn phải cất một khoản.
Nói thì như vật, nhưng thực tế là đúng vậy nha , từng thấy nhiều người có nhiều tiền mà không dám ăn đồ ngon , chỉ mua đồ dạt, đồ hết date , hoặc tận dụng mọi thứ cũ mà không bao giờ sắm cho mình 1 bộ quần áo cho đàng hoàng . Đến mức đi khám bệnh vẫn chọn nơi rẻ , thuốc rẻ .Cuộc đời không dám bước chân đi đâu xa vì sợ tốn tiền , không mua bất cứ thiết bị điện tử nào để phục vụ giải trí . Tiền bạc thì để lại cho con trai cả để khi chết nó cúng dỗ hoành tráng , ở dưới suối vàng khỏi làm ma đói . Đến chịu cái tư duy nầy .
Dieu Le Sưu tầm
Viết bình luận đầu tiên
ĐỌC THÊM
Đời người điều tối kỵ nhất là quá tròn đầy
Tự biết đủ thì sẽ đủ, thêm thì sẽ thêm, những người có tư tưởng có voi còn đòi thêm tiên nữa thì cũng phải suy nghĩ
Tiết kiệm tiền hay tận hưởng cuộc sống khi bạn vào tuổi 45, điều nào quan trọng hơn?
Trước đây, tôi có thể có xu hướng tiết kiệm tiền vì sự an toàn về tài chính có thể mang lại sự ổn định và an tâm. Nhưng sau ...
8 điều giúp giữ hạnh phúc gia đình cần ghi nhớ
Cần phải tư duy sâu sắc và thực hành rèn luyện, có thể cả đời người chưa làm xong