Sở dĩ việc Do Thái xây nhà trên đất Palestine bị đưa ra Hội Đồng Bảo An (HĐBA) Liên Hiệp Quốc là do Ai Cập khiếu nại; Thủ Tướng Do Thái Benjamin Netanyahu đã can thiệp và nhờ tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ Donald Trump can thiệp.
Hôm thứ Sáu, 23 tháng Chạp, 2016, đại sứ Do Thái tại Liên Hiệp Quốc, ông Danny Danon, hỏi 15 thành viên của Hội Đồng Bảo An, “Các ông có cấm Tây xây cất ở Paris không?”
Câu hỏi, nói ra trong cơn tức giận, ngụ ý là nếu Liên Hiệp Quốc không có quyền cấm Tây xây nhà trên lãnh thổ Pháp, thì họ cũng không có quyền cấm chính phủ Do Thái xây nhà tại Tây Ngạn (West Bank), vì Tây Ngạn cũng là lãnh thổ Do Thái theo luật “kẻ mạnh sở hữu tất cả.”
Từ mấy chục năm nay, Do Thái vẫn xây cất tại đó, tiền xây cất do Mỹ viện trợ. Xây cất xong đưa dân Do Thái đến ở để chiếm Palestine, như Tầu chiếm ải Nam Quan, chiếm thác Bản Giốc.
Bản đồ Tây Ngạn
Liên Hiệp Quốc không có quyền lên án Do Thái xây cất trên đất Palestine.
Sở dĩ việc Do Thái xây nhà trên đất Palestine bị đưa ra Hội Đồng Bảo An (HĐBA) Liên Hiệp Quốc là do Ai Cập khiếu nại; Thủ Tướng Do Thái Benjamin Netanyahu đã can thiệp và nhờ tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ Donald Trump can thiệp.
Hai ông đã gọi điện thoại cho tổng thống Ai Cập -tướng Abdel Fattah el-Sisi, nhưng vẫn không ngăn chặn được, vì HĐBA -sau đợt canh cải- có đến 15 thành viên chứ không chỉ có 5 siêu cường thắng trận Đệ Nhị Thế Chiến như trước nữa; 10 thành viên mới là những nước nhược tiểu Angola (2016), Egypt (2017), Japan (2017), Malaysia (2016), New Zealand (2016), Senegal (2017), Spain (2016), Ukraine (2017), Uruguay (2017), và Venezuela (Bolivarian Republic of) (2016), những nước này chỉ ngồi tại HĐBA hai năm, rồi nhường chỗ cho 10 nước khác.
Đại sứ Do Thái tại Liên Hiệp Quốc
Thành phần mới của HĐBA
Do Thái không chỉ vấp vào thành phần của HĐBA mới, mà còn vấp vào Hoa Kỳ nữa, cái vấp này mới quan trọng, vì Hoa Kỳ -với tư cách là 1 trong 5 thành viên thường trực- có quyền, và Do Thái cho là có cả bổn phận phải bênh vực Do Thái bằng quyền phủ quyết, dẹp bỏ việc lên án Do Thái; nhưng tổng thống mãn nhiệm của Hoa Kỳ -ông Obama- không phủ quyết mà lại bỏ phiếu trắng, tạo ra kết quả 14-0 chống Do Thái.
Nói cách khác, Do Thái trách Hoa Kỳ bỏ phiếu trắng, mà không trách 14 nước kia bỏ phiếu lên án Do Thái xây nhà chiếm đất Palestine.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc -bà Samantha Power- được cử toạ vỗ tay tán thưởng chỉ vì bà là người duy nhất trong 15 thành viên HĐBA bỏ phiếu trắng -lá phiếu không chống Do Thái, nhưng lại quyết định số phận của Do Thái.
Bà Samantha Power
Nghị quyết được HĐBA thông qua mô tả việc Do Thái bành trướng lãnh thổ bằng cách xây nhà trên đất Palestine, và những công trình xây cất đó, là “mô” chướng ngại đắp trên lộ trình mưu tìm hòa bình giữa Do Thái và Palestine.
Thủ tướng Do Thái Netanyahu giận dữ tuyên bố, “Do Thái bác bỏ bản nghị quyết nhục nhã của Liên Hiệp Quốc; tại sao Liên Hiệp Quốc không lên án bọn sát nhân đang tàn sát nửa triệu người tại Syria, mà lại lên án Do Thái, và gọi giải Tây Thành của Do Thái là vùng đất bị chiếm.”
Netanyahu còn lập tức trừng phạt những nước nhỏ đã dám đụng đến việc Do Thái xây dựng “Tây Thành”; ông triệu hồi đại sứ Do Thái tại hai nước New Zealand, Senegal, ngưng viện trợ và hủy bỏ cuộc thăm viếng của ngoại trưởng Senegal, ông cũng gọi đại sứ của toàn bộ những nước thành viện HĐBA Liên Hiệp Quốc lên trách mắng, kể cả đại sứ Hoa Kỳ.
Viên chức trong nội các tân lập của ông Trump cho biết vị tổng thống tân cử đã làm mọi việc cần làm để ngăn chặn bản nghị quyết không thành hình; ông đích thân gọi thủ tướng Netanyahu, rồi sau đó cả hai ông cùng điện đàm với tướng el-Sisi, tổng thống Ai Cập, để hủy bỏ đề nghị của Ai Cập lên án Do Thái; nhưng bốn nước nhỏ cứng đầu, thành viên của HĐBA -Malaysia, New Zealand, Senegal và Venezuela- đã làm phật ý ông Trump. Họ chỉ là thành viên ngắn hạn (hai năm), không có quyền biểu quyết như Mỹ và bốn siêu cường -thành viên thường xuyên của HĐBA.
Chung quy Do Thái vẫn kết tội chính phạm là Tổng Thống Obama: bà Power bỏ phiếu trắng là làm theo lệnh ông. Từ nhiều năm nay, ông và Thủ Tướng Netanyahu vẫn không hòa thuận, do thái độ ông chống đối chính sách bành trướng lãnh thổ của Do Thái, và đòi Do Thái thực hiện giải pháp “hai quốc gia sống chung trên một lãnh thổ” bằng cách tương kính lẫn nhau.
Ông Obama cho là việc Do Thái lấn đất bằng cách xây nhà trên lãnh thổ Palestine là không tôn trọng chủ quyền Palestine; quan điểm đó tạo ra sự xung đột giữa hai lãnh tụ Hoa Kỳ–Do Thái. Quốc Hội Hoa Kỳ làm nhục tổng thống Hoa Kỳ bằng cách mời ông Netanyahu sang thuyết trình với thành viên lưỡng viện Quốc Hội, chủ tịch Hạ Viện còn sang đến tận Do Thái để trắng trợn bày tỏ thái độ “bán anh em gần, mua láng giềng xa” của Quốc Hội.
Lần này, nhiều thành viên Quốc Hội Mỹ cũng đang chỉ trích “lá phiếu trắng” của Hoa Kỳ khiến Do Thái bị lên án. Ông Trump lại post lên Twitter là “chuyện Liên Hiệp Quốc sẽ không còn như hôm nay nữa sau ngày 20 tháng Giêng,” ngày ông chính thức cầm quyền.
Ngày đó người Do Thái sẽ lại có quyền xây nhà trên đất Palestine, như người Pháp có quyền xây nhà tại Paris, người Tầu có quyền khai thác kỹ nghệ du lịch tại thác Bản Giốc mà không sợ Liên Hiệp Quốc lên án.
Thác Bản Giốc hùng vĩ sẽ là lãnh thổ Tầu.
Và công trình xây cất của Do Thái trên đất Palestine sẽ hợp pháp.
Không chỉ riêng những nước chống việc Do Thái xây cất bị Do Thái trừng trị thôi, mà Liên Hiệp Quốc cũng sẽ bị trừng trị -do Mỹ trừng trị. Thành viên Quốc Hội -thuộc cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ- đang phẫn nộ vì nghị quyết 14-0 lên án Do Thái.
Nghị Sĩ Chuck Schumer (Dân Chủ, Nữu Ước) tuyên bố, “Quả là đáng giận, và quả là đáng thất vọng vì Hoa Kỳ đã không phủ quyết hủy bỏ bản nghị quyết lên án Do Thái;” nghị sĩ Lindsey Graham (Cộng Hòa, South Carolina) -đặc trách việc Hoa Kỳ tài trợ Liên Hiệp Quốc- hăm ông sẽ cúp hoặc cắt tài trợ Liên Hiệp Quốc vì bản nghị quyết “hỗn láo” này.
Trong cơn dầu sôi lửa bỏng đó tổng thống mãn nhiệm Obama vẫn cứ tỉnh bơ tắm biển tại Hawaii; ông còn ăn reveillon với Trung Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến tại căn cứ Kaneohe vào đêm Giáng Sinh.
Viết bình luận đầu tiên
ĐỌC THÊM
Nguồn gốc người da đỏ bản địa ở Mỹ
Họ tìm ra Châu Mỹ lúc đó đã có người sống rồi. Nhưng dân da trắng Âu Châu đem văn mình của mình chiếm lấy chủ quyền và đưa người ...
Bồ Tát Quán Thế Âm là ai?
Chúng ta thường nghe nhắc đến các vị Bồ tát như Quán Thế Âm, Văn Thù, Phổ Hiền..., vậy những ai được gọi là Bồ tát?
Đại tá Hung Cao đừng coi thường người Á Châu
Cao Hùng, một người nhập cư, đã đến Hoa Kỳ cùng cha mẹ với tư cách là người tị nạn từ Việt Nam vào năm 1975.