Sức Khỏe

Cảnh báo 3 loại thực phẩm để lâu trong tủ lạnh có thể là “đồng phạm” gây ung thư bao tử

Tuesday, 20/05/2025 - 12:42:48

Thử mở tủ lạnh nhà bạn ra xem có đang cất giấu những nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh như vậy không nhé!

Cancer
Ảnh minh họa trái cây để lâu trong tủ lạnh


Khi 2 chữ "ung thư" xuất hiện trên phiếu nội soi bao tử (dạ dày), cả căn phòng khám bỗng chốc im lặng đến nghẹt thở. Không ai ngờ một cô gái văn phòng 28 tuổi như Tiểu Lâm (ở Trung Quốc) - chỉ thường xuyên bị đầy hơi, ợ chua lại mắc phải căn bệnh đáng sợ này. Mà nguyên nhân theo bác sĩ chỉ ra lại liên quan đến những món ăn để lâu ngày trong tủ lạnh nhà cô.

Bộ ba "đồng phạm" gây ung thư trong tủ lạnh

1. Mộc nhĩ (nấm mèo) ngâm qua đêm

Mộc nhĩ nếu ngâm quá 8 tiếng có thể sinh ra axit mycotoxin, một loại độc tố cực mạnh mà ngay cả khi nấu sôi cũng không bị phân hủy. Nguy hiểm hơn, khi bảo quản trong tủ lạnh, mộc nhĩ còn có thể phản ứng với vi khuẩn khác và tạo ra nitrit là một chất có khả năng gây ung thư. Vì đam mê các món như miến xào, mọc, nem rán mà Tiểu Lâm thường xuyên ngâm mộc nhĩ rồi "dự trữ" trong tủ lạnh để tiện mỗi lần nấu nên cô cũng vô tình mang độc vào người theo cách đó.

Vì vậy để rút kinh nghiệm, mỗi khi ăn mộc nhĩ, bạn hãy chỉ ngâm một lượng vừa đủ chứ không nên "nhân tiện" mà ngâm quá nhiều. Đồng thời, tốt nhất chỉ nên dùng hết trong ngày, tránh trường hợp phải cất tủ lạnh.

2. Thịt đông lạnh rã đông nhiều lần

Mỗi lần rã đông thịt mà không dùng hết, Tiểu Lâm lại cất vào tủ lạnh để lần sau ăn tiếp. Cứ thế vòng lặp rã đông - cất tủ lặp đi lặp lại mà không hay đang vô tình tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Bởi mỗi lần rã đông là một lần thịt mất đi lớp bảo vệ tế bào, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.

Các thí nghiệm đã cho thấy, thịt rã đông rồi cấp đông lại đến lần thứ 3 có thể khiến lượng vi khuẩn vượt mức an toàn tới 15 lần. Thế nên giải pháp an toàn là chia thịt thành từng phần nhỏ theo khẩu phần ăn và bảo quản trong túi kín.

3. Trái cây bị mốc

Như nhiều người, Tiểu Lâm cũng tiếc rẻ khi thấy trái cây bị hỏng nên thường cắt bỏ mốc rồi ăn tiếp. Nhưng cô không biết rằng độc tố nấm mốc đã lan rộng khắp phần còn lại, phần nhìn sạch chưa chắc đã sạch. Đặc biệt với các loại trái cây nhiều nước như táo, lê…, chất độc patulin do nấm mốc sinh ra có thể ngấm toàn bộ quả. Thế nên phát hiện mốc thì bạn nên bỏ ngay, đừng vì tiếc mà hại sức khỏe.

Đặc biệt, nhiều nơi bán hoa quả gọt sẵn cũng hay tận dụng quả bị hỏng 1 phần để lấy phần "sạch" cho vào khay trái cây, trông vẫn tươi mới như thường. Nếu bạn hay mua hoa quả đóng hộp kiểu này, hãy chú ý chọn cơ sở bán chất lượng, uy tín để tránh ăn phải đồ hỏng mà không hay biết.

ST

* Lưu ý: nội dung bài viết này chỉ để tham khảo, không phải là chỉ dẫn y khoa hoặc tương tự

Viết bình luận đầu tiên

Advertisement

MỚI CẬP NHẬT