Hôn Nhân, Cuộc Sống

Chăm sóc người thân sau cơn đột quy

Sunday, 05/02/2017 - 08:47:24

Đặc biệt, người bệnh cần kiêng dùng các chất kích thích như rượu, bia, chè đặc, cà phê, hạn chế dùng muối và chất béo.

Khi chăm sóc người thân của mình trong quá trình phục hồi sau cơn đột quỵ, bạn không chỉ cần có sức khỏe, mà cả tình thương yêu. (Getty Images)


Cho đến bây giờ, Xuân Lê còn nhớ rõ cái ngày của hơn 10 năm trước, khi cô bước vào căn nhà của cha mẹ mình tại thành phố Champaign, Illinois, và bất giác thấy mẹ mình, bà Hồng Lê, khi đó mới 60 tuổi, nhìn cô với đôi mắt vô hồn, nói, “Ông nội của con đã đối xử quá tồi tệ trong suốt cuộc đời làm dâu của mẹ. Mẹ không thể chịu đựng nổi nữa rồi." Rồi mẹ cô bất khóc, và ngất đi.

Xuân nhớ lại, “Tôi hết sức bất ngờ và lo sợ, tức tốc gọi xe cấp cứu đưa mẹ tôi vào bệnh viện. Ba ngày sau, từ bệnh viện trở về, mẹ tôi bị liệt nửa người bên trái. Bác sĩ nói mẹ tôi bị đột quỵ.”

Đột quỵ làm việc giống như một cơn bão, tàn phá, và cướp đi cuộc sống bình thường của nhiều người với tốc độ rất nhanh. Chỉ trong một vài phút, cơn đột quỵ có thể làm cho bệnh nhân mất khả năng nhìn, nói, suy nghĩ, hoặc di chuyển. Từ đây, họ bắt đầu một trận chiến đấu với bệnh tật. Vấn đề là không chỉ với bệnh nhân của cơn đột quỵ, mà cả đối với những người thân của họ cũng phải đồng hành cùng người than yêu của mình, nếu muốn cho họ nhanh chóng vượt qua những khó khăn của di chứng sau cơn đột quỵ. Bài viết dưới đây là kinh nghiệm của cô Xuân sau hơn 10 năm đồng hành cùng người mẹ bị đột quỵ.

Làm thế nào để chăm sóc người thân yêu?

Tùy thuộc vào mức độ tổn thương não do đột quỵ, người thân của bạn sẽ mang những di chứng nặng, hay nhẹ. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể chỉ sống cuộc đời thực vật. Sống đấy, nhưng chẳng biết gì. Trường hợp nhẹ hơn, người bệnh có thể bị bán than bất toại (liệt nửa người). Người thân của bệnh nhân lúc này that cần thiết, không chỉ chăm sóc về thể xác, mà ngay cả về mặt tinh than cũng rất quan trọng, để giúp người bệnh giảm đi cảm giác đau buồn, giận dữ, tự ái, vì không thể tự mình làm được những gì muốn làm như trước.

Xuân Lê đã cảm nhận được tất cả. "Bạn cần biểu lộ một tình thương yêu mạnh mẽ hơn trước khi người thân của bạn bị tai biến. Bạn phải liên tục cố gắng để dung hòa sự khác biệt của người thân của mình trước và sau khi bị tai biến. Không có cách gì khác là phải kiên nhẫn, và nhìn về phía trước," Xuân nói.
Nếu không có được tinh thần lạc quan, người chăm bệnh rất dễ bị trầm cảm, vì quá trình phục hồi chức năng của người thân diễn ra chậm hơn sự mong đợi. Cảm giác tuyệt vọng về tương lai của người thân luôn dày vò tâm hồn họ, họ cảm thấy chán nản, thờ ơ, ăn uống mất ngon, ngủ không yên; mất niềm vui trong các hoạt động xã hội.

Hiệp hội Đột Quỵ Mỹ đưa ra một số giải pháp quan trọng cho những ai đang chăm sóc người thân bị di chứng sau tai biến. Bởi nếu bạn không chăm sóc tốt cho bản than mình, thì người thân yêu của bạn cũng không ngận được sự chăm sóc tốt mà họ cần từ bạn. Bạn cần lên kế hoạch để có một buổi chiều đi bơi, đi uống cà phê, hoặc đi xem một bộ phim với bạn bè để đầu óc được thư giãn.

Tìm hiểu cách phục hồi chức năng cho người thân

Sau cơn đột quỵ, nếu còn sống sót, người bệnh sẽ được xuất viện, đồng thời các bác sĩ sẽ đưa ra những hướng dẫn dành cho người nhà để chăm sóc bệnh nhân. Thông thường, đó là những hướng dẫn để giúp bệnh nhân phục hồi chức năng, lựa chọn các phương pháp điều trị cần thiết, và xác định mục tiêu cũng như thời gian dự kiến nó sẽ làm để đạt được kết quả. Nếu cần thiết, bạn nên hỏi kỹ bác sĩ và nhờ giải thích một cách chính xác đột quỵ ảnh hưởng đến người thân của bạn như thế nào, và kế hoạch phục hồi sẽ giải quyết ra sao.

Tiếp theo, bạn nên gặp những bệnh nhân giống như người nhà của mình để hỏi kinh nghiệm. Nên tham dự các cuộc thảo luận của những người nuôi bệnh giống như mình, để hỏi cách làm thế nào bạn có thể chăm sóc một cách tốt nhất cho người thân và theo hướng điều trị như thế nào. Ví dụ, tập vật lý trị liệu là cách để người bệnh có thể phục hồi các chức năng bị mất sau cơn tai biến. Bạn cũng nên hỏi các y tá chuyên giúp phục hồi chức năng tại bệnh viện để chỉ cho bạn cách tắm, mặc đồ, và đưa người thân lên giường name, lên xe lăn, những việc mà bạn phải chăm sóc người thân khi ở nhà. Tốt nhất, bạn nên ghi lại để nếu có quên thì lấy ra xem, vì that ra những điều này không thể nhớ hết nếu bạn được hướng dẫn một lúc.

Đôi lúc, bạn cũng cần có người nhà, hoặc người quen đến giúp bạn. Hoặc bạn cũng cần sự trợ giúp từ một nhân viên chăm sóc sức khỏe đến nhà để giúp bạn, hoặc hướng dẫn, góp ý cho quá trình chăm sóc để nhanh chóng đạt được kết quả tốt. Nhân viên xã hội của bệnh viện cũng có thể giúp bạn quyết định chính xác những gì cần phải sắp xếp cho hợp lý, và giới thiệu bạn đến các cơ quan trong cộng đồng để bạn được hỗ trợ thêm.

Chăm sóc người bệnh sau đột quỵ như thế nào?

Cơn đột quỵ để lại những di chứng nặng nề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh. Bạn cần hiểu rõ về cách chăm sóc cho người thân sau đột quỵ để tránh những biến chứng khác có thể xảy ra.

Về cách chăm sóc về ăn uống cho người bệnh sau tai biến mạch máu não, người bệnh tai biến cần ăn những loại thức ăn mềm, dạng lỏng để giúp người bệnh dễ tiêu thụ và hấp thu tốt hơn. Đối với những bệnh nhân có thể tự ăn được, gia đình có thể áp dụng chế độ dinh dưỡng bình thường, có thể chia thành nhiều bữa ăn nhỏ.Thức ăn phải cân đối, đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

Đối với những bệnh nhân không ăn được do liệt cơ hầu họng, phải nuôi ăn qua sonde cần chú ý: thức ăn dạng lỏng, được xay nhuyễn hoặc pha chế sẵn từ các loại bột. Các bước tiến hành như sau: trước tiên, cần kiểm tra vị trí của ống sonde, cố định ống sonde. Sau đó nối túi đựng thức ăn lỏng với ống sonde, điều chỉnh cho phù hợp để tránh người bệnh bị sặc. Thời gian mỗi lần cho ăn từ 3 – 6 giờ. Sau mỗi lần cho ăn, cần bơm nước sôi để nguội hoặc nước vô khuẩn để rửa ống sonde.

Đặc biệt, người bệnh cần kiêng dùng các chất kích thích như rượu, bia, chè đặc, cà phê, hạn chế dùng muối và chất béo.

Với những người bệnh phải nằm một chỗ, người thân cần giúp thay đổi tư thế thường xuyên 2 -3 giờ/ lần để tránh tình trạng tê liệt, loét da do nằm lâu ở một tư thế.

Cho người bệnh nằm ở phòng thoáng mát, sau khi đi đại tiểu tiện cần lau rửa sạch sẽ để tránh tình trạng viêm nhiễm vùng kín. Khi lau, nên dùng khăn mềm tránh làm xước da của người bệnh, vì phải nằm lâu ngày nên các vết trầy xước cũng dễ dẫn đến những biến chứng viêm nhiễm nguy hiểm.

Bệnh nhân tai biến thường phải nằm lâu một chỗ nên có thể bị co cứng khớp, teo cơ. Vì vậy, hàng ngày người thân nên giúp xoa bóp, tập vận động, châm cứu cho bệnh nhân để tránh co cứng khớp, teo cơ.
Ngoài ra, bạn cũng cần giúp người thân nên cố gắng tự vận động ngay cả khi khó khăn, có thể tập một số động tác theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa để vận động các cơ, nhanh chóng hồi phục các chức năng vận động bình thường.

Cuối cùng, nên nhớ rằng, khi chăm sóc người thân của mình trong quá trình phục hồi sau cơn đột quỵ, bạn không chỉ cần có sức khỏe, mà cả tình thương yêu. Chính tình yêu thương sẽ giúp những vết đau về tinh thần của người bệnh nhanh chóng lành lặn để sau đó họ sẽ tự vượt qua những khó khăn của chính mình mà phục hồi các chức năng khác. Chính nhờ biết cách chăm sóc cũng như tình thương yêu dành cho mẹ, Xuân đã giúp bà Hồng phục hồi được gần 90% những chức năng đã bị mất sau cơn đột quỵ của hơn 10 năm trước.

(Nguồn: HealthDay, National Stroke Association, American Heart Association)

 

Viết bình luận đầu tiên

Advertisement

MỚI CẬP NHẬT