Chiến tranh Nga - Ukraine: Bây giờ Nga mới ngã ngửa, biết đã mắc mưu Trung Cộng thì đã quá muộn.
Thursday, 27/06/2024 - 12:30:00
Không khó hiểu vì chân lý, lợi ích quốc gia là tối thượng, hôm nay ghét Mỹ nhưng mai lại hợp tác với Mỹ vì lợi ích hơn hẳn những đối tác khác, chưa kể tàu cộng luôn nghĩ mục đích trăm năm sau!!!!
Ảnh chụp màn hình Facebook
Trung Cộng là kẻ mong Nga bị đánh bại và nước Nga sụp đổ hơn bất cứ ai.
Thật vậy!
Nếu trước chiến tranh không được Tập Cận Bình bật đèn xanh, trao biên giới Nga - Trung cho Trung Cộng giữ hộ, thì Putin đâu dám vơ vét toàn bộ binh sĩ và trang thiết bị ở biên giới phía Đông chuyển sang Ukraine.
Và nếu không ngộ nhận rằng EU sẽ không bao giờ đánh đổi nguồn khí đốt giá rẻ của Nga để đứng về phía Ukraine, thì Putin đã không sử dụng dầu mỏ khí đốt như một vũ khí, tống tiền cả EU lẫn Ukraine.
Những tưởng không có khí đốt của Nga thì cả Ukraine lẫn EU sẽ chết cóng khi mùa đông đến.
Ngờ đâu đã 2 mùa đông trôi qua, cả Ukraine lẫn EU không những không chết cóng .
Tất cả đã tìm thấy nguồn khí đốt thay thế, và càng trở nên quyết tâm từ bỏ khí đốt của Nga hơn.
Mất thị trường khí đốt EU có thể nói là đòn đau nhất, trong mọi đòn trừng phạt về kinh tế đối với Nga.
Ảo tưởng ngộ nhận tiếp theo của Khui-Lô là hi vọng Trung Cộng sẽ là thị trường khí đốt thay thế cho EU.
Nào ngờ bị Trung Cộng ép cả đầu tư xây dựng đường ống lần giá khí.
Theo tạp chí Đầu tư Tài chính Financial Times
Theo nhà phân tích dầu khí độc lập Mikhail Krutikhin, đường ống Power of Siberia (Sức mạnh Siberia) nối với Trung Cộng đầu tiên, đã không có lãi ngay từ đầu vì mức giá mà Trung Quốc sẵn sàng trả cho khí đốt nhập khẩu thấp hơn nhiều lần so với mức trung bình mà châu Âu đã bỏ ra. Với đường ống thứ hai, họ có thể yêu cầu mức giá thấp hơn nữa.
Khi Nga đưa quân tới Ukraine vào tháng 2/2022, nước này đã mất khả năng tiếp cận nhiều thị trường thế giới, trong đó có phần lớn châu Âu.
Các quốc gia như Đức, vốn trong nhiều năm đã phụ thuộc vào khí đốt và dầu mỏ của Nga, giờ đây đã quay lưng và tìm cách “cai nghiện” hoàn toàn năng lượng Nga.
Luôn khao khát nguồn cung cấp khí đốt và dầu mới, Trung Quốc nhanh chóng thông báo với Nga rằng họ quan tâm đến việc nhận khí đốt của Nga và phát triển đường ống dẫn khí đốt từ Siberia qua dự án Power of Siberia 2 (Sức mạnh Siberia 2).
Tập đoàn năng lượng quốc gia Gazprom, công ty độc quyền xuất khẩu khí đốt của nhà nước Nga, sẽ có thể cung cấp tới 50 tỷ m3 khí đốt qua lãnh thổ Mông Cổ tới Trung Quốc thông qua đường ống này, đồng thời cung cấp khí đốt cho một số khu vực của Nga.
Khối lượng khí đốt này gần tương đương với công suất tối đa 55 tỷ m3 mỗi năm của đường ống Nord Stream 1 (Dòng chảy phương Bắc 1).
Việc phê duyệt đường ống này được cho là sẽ thay đổi “vận mệnh” của Gazprom bằng cách kết nối thị trường Trung Quốc với các mỏ khí đốt ở miền Tây nước Nga từng cung cấp cho châu Âu.
Tuy nhiên, dự án này gần đây được cho là vấp phải nhiều trở ngại. Bắc Kinh đang có lập trường khá cứng rắn đối với Power of Siberia 2.
Theo nguồn tin của Financial Times, dự án có thể bị đình trệ vì Trung Quốc yêu cầu thanh toán tiền khí đốt với giá gần bằng mức giá nội địa được trợ cấp mạnh mẽ của Nga, điều này sẽ làm suy yếu mọi hy vọng về lợi nhuận của Gazprom. Hơn nữa, Trung Quốc chỉ sẵn sàng mua một phần nhỏ trong công suất 50 tỷ m3 của đường ống, các nguồn tin cho biết thêm.
Trong khi đó, Gazprom, đang “xuất huyết” tiền mặt. Năm ngoái, công ty báo lỗ 6,9 tỷ USD, cũng là khoản lỗ hàng năm đầu tiên trong 20 năm.
Các cuộc đàm phán đi vào ngõ cụt.
Trung Cộng đã giáng thêm đòn đau cho Nga sau khi bị mất thị trường EU.
Những tưởng được Tàu ôm ấp nồng ấm.
Ngờ đâu tiền mất tật mang.
Mất cả chì lẫn chài.
Trung Cộng đang chờ Nga thảm bại và sụp đổ hơn ai hết để lấy lại 1 triệu Km² mà Nga đã chiếm ở lưu vực sông Amur.
Nga đang khóc tiếng Mán.
Theo Facebook
Viết bình luận đầu tiên
ĐỌC THÊM
Khám phá mới về chữa trị ung thư từ Nam Hàn
Các nhà khoa học tại Nam Hàn có thể vừa thay đổi hoàn toàn cuộc chơi trong điều trị ung thư.
Nàng công chúa hoàng gia xinh đẹp nhất Nhật Bản bây giờ ra sao ở tuổi 30?
Công chúa Kako hiện là một trong những thành viên nổi tiếng nhất của Hoàng gia Nhật Bản.
Ấn Độ bất ngờ xả lũ sông Ấn gây ngập ở Pakistan sau 2 ngày khóa nguồn nước khiến căng thẳng leo thang
Nước lũ bắt đầu xuất hiện ở Pakistan sau khi Ấn Độ bất ngờ xả nước vào sông Jhelum mà không thông báo trước.