Chọn trường giúp bạn có việc làm sau khi tốt nghiệp
Tuesday, 09/08/2011 - 07:11:39
Một trong những lý do chính để kén chọn một trường đại học là tìm thấy được cuộc sống của mình sẽ ra sao nếu bạn quyết định chọn trường ấy để theo học, tìm thấy được những lớp mà bạn học sẽ như thế nào, căn phòng mà bạn ở trọ trong ký túc xá sẽ như thế nào, vào những ngày cuối tuần bạn sẽ làm gì, và trường ấy cách nhà của bạn bao xa.
Nhưng có lẽ còn một điều quan trọng hơn chuyện tìm thấy được rằng cuộc sống của bạn sẽ ra sao khi bạn theo học tại trường này, đó là tìm ra được rằng cuộc sống của bạn sẽ như thế nào sau khi bạn tốt nghiệp. Nếu bạn chưa bắt đầu học đại học, chuyện tốt nghiệp trông giống như một chuyện còn xa vời. Thế nhưng nó sẽ đến nơi khi bạn chưa ngờ tới, và bạn sẽ muốn biết chắc rằng mình chuẩn bị sẵn sàng cho “thế giới hiện thực”, khi thời điểm ấy thế nào cũng xuất hiện. Chính vì vậy, mặc dù việc tìm hiểu những thực phẩm trong cafeteria của trường, hoặc đọc rảo qua danh mục những chương trình giảng dạy, có thể trông giống như một cuộc truy tầm có tính cách quan yếu vào lúc này, nhưng bạn cũng hãy nhớ xem kỹ những chương trình về các dịch vụ nghề nghiệp của trường đại học ấy. Trong vòng ít năm ngắn ngủi, bạn sẽ cảm thấy vui mừng vì mình đã làm được việc ấy. Để giúp bạn chọn trường, Kaitlin Madden soạn ra bốn điểm chính sau đây, để chọn lựa được một loại trường đại học sẽ giúp cho bạn kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp.
Christine Bolzan – người sáng lập Graduate Career Coaching, một công ty có trụ sở ở Massachusetts, chuyên hướng dẫn về vấn đề nghề nghiệp việc làm cho các sinh viên đại học và những sinh viên vừa mới ra trường – nói: “Các phụ huynh và sinh viên cần phải yêu cầu một bản báo cáo về giới thiệu việc làm, từ những trường đại học đang bàn tới. Đa số các trường sẽ đăng những tin tức này trên trang Web của họ. Những dữ liệu trong đó thường phản ảnh chuyện có bao nhiêu sinh viên đi tìm việc làm và rốt cuộc kiếm ra được một công việc, cách ba tháng sau khi họ tốt nghiệp”. Bản phúc trình sẽ cho bạn biết được có bao nhiêu sinh viên lựa chọn đi học lên tiếp bậc cao học hay tiến sĩ, thay vì gia nhập ngay vào lực lượng lao động.
2. Đặt ra những câu hỏi đúng
Nếu bạn được hỏi tới phỏng vấn để nhập học, hoặc tới dự một buổi định hướng tại trường đại học mà bạn quan tâm, bạn hãy chuẩn bị sẵn một số câu hỏi. Nhưng câu hỏi này sẽ giúp cho bạn xác định được mức độ mà trường này tập trung chú ý vào chuyện nghề nghiệp, cũng như xác định được những chương trình và những nguồn tài lực mà nhà trường cung cấp. Nếu bạn có một cuộc gặp trực tiếp với một người đại diện của trường, Bolzan đề nghị rằng bạn nên đặt ra những câu hỏi sau đây:
- Những công ty nào tuyển dụng nhiều sinh viên nhất từ mỗi lớp tốt nghiệp?
- Có bao nhiêu công ty đến tiếp xúc với trường? Mỗi năm có bao nhiêu hãng tổ chức phỏng vấn ngay trong khuôn viên đại học?
- Tỉ lệ những sinh viên có được việc làm, như là một kết quả trực tiếp của những cuộc phỏng vấn ngay tại trường, mỗi năm lên tới mức bao nhiêu?
- Tỉ số giữa các sinh viên và những nhà cố vấn về nghề nghiệp là bao nhiêu?
Thực tập nội trú là một trong những yếu tố có sức định đoạt lớn nhất đối với sự thành công sau khi tốt nghiệp. Thực tập nội trú sẽ đem lại cho bạn kinh nghiệm về thế giới hiện thực, làm tăng giá trị bản resume của bạn, và cung cấp những mối quan hệ vô giá trong mạng giao tiếp xã hội. Vì thế điều phải làm là không những chỉ tìm ra được những chương trình nội trú của một trường đại học, mà còn tận dụng được những chương trình ấy một khi bạn ghi danh. Bolzan lưu ý: “Những chương trình mạnh nhất về phát triển nghề nghiệp đã tập trung những nguồn tài lực vào vấn đề thực tập nội trú, và đang làm cho các sinh viên tham gia sớm hơn (ngay từ năm thứ nhất /năm thứ hai). Tìm hiểu về hỗ trợ nội trú là một việc khôn ngoan. Nhiều trường có những chương trình rất tốt, do các cựu sinh viên tài trợ, sẽ trợ cấp cho những sinh viên nào đã ghi danh thực tập nội trú mà chưa đóng tiền, nhưng vẫn cần đến những khoản trợ cấp mùa hè nhằm góp phần vào việc trang trải những chi phí học hành. Bạn hãy hỏi xem nhà trường có những cơ hội như vậy hay không”. Ngoài ra, có một ý tưởng hay, đó là hỏi xem nhà trường có cung cấp tín chỉ để đi thực tập nội trú hay không. Trong thị trường hiện nay, nhiều công ty chỉ cung cấp thực tập nội trú để lấy tín chỉ, nhưng trường đại học của bạn phải sẵn lòng chấp nhận tín chỉ để cho các sinh viên được cứu xét về vai trò nội trú. Những trường không cung cấp tín chỉ sẽ làm cho các sinh viên của mình không tham gia được vào nhiều cơ hội tuyệt vời ấy”, Bolzan lên tiếng cảnh báo như vậy.
Một ngày nào đó, đến lượt bạn trở thành một trong những cựu sinh viên của trường. Vì thế bạn nên nói chuyện với những người từng tốt nghiệp từ trường ấy, để tìm hiểu xem họ làm ăn ra sao trong thị trường việc làm. Bạn có thể dò tìm ra được các cựu sinh viên của trường, trên những mạng giao tiếp như Facebook hoặc LinkedIt, hoặc tìm đọc nơi phần dành cho cựu sinh viên trong trang Web của nhà trường. Một khi bạn tìm ra được một người sẵn sàng nói chuyện với bạn, thì bạn “hãy hỏi xem danh tiếng của trường ấy được tri nhận như thế nào trong thị trường việc làm, mức độ hỗ trợ mạnh ra sao khi sinh viên còn theo học và sau khi đã ra trường, và mạng lưới các cựu sinh viên có sức hỗ trợ như thế nào”, theo Bolzan gợi ý như vậy. Ngoài ra, trong khi đang tìm kiếm, bạn hãy chú ý tới những nhóm truyền thông xã hội dành cho các cựu sinh viên. “Những quan hệ cựu sinh viên có hỗ trợ cho một cộng đồng Facebook hay không? Có một nhóm đông nào trên mạng LinkedIn qui tụ những cựu sinh viên hay không? Có những nhóm nhánh trong những lãnh vực mà bạn quan tâm hay không? Những phương tiện giao tiếp xã hội thường được sử dụng để đăng tải những công việc chỉ dành cho các cựu sinh viên mà thôi, trước khi những công việc được san sẻ một cách rộng rãi hơn, và có một số trường tiến bộ hơn, so với những trường khác về phương diện này”.
Viết bình luận đầu tiên
ĐỌC THÊM
Giàu đổi bạn, Sang đổi vợ chứ làm gì có chuyện ly hôn vì không còn hợp
Hiện tượng một số người đàn ông thay đổi khi giàu có, hay cụ thể hơn là việc thiếu chung thủy, có thể đến từ một loạt các yếu tố ...
Tìm ra 2 vấn đề là nguyên nhân chính của xu hướng ly hôn ở người trẻ
Khám phá hai nguyên nhân chính dẫn đến ly hôn và bí quyết duy trì hạnh phúc hôn nhân từ chuyên gia James Sexton.
Khi thằng chồng ngoại tình
Ngày đó chồng chị ngoại tình, chị từ bi lắm , cho họ toại nguyện bên nhao luôn, chị em bị chồng ngoại tình đừng khóc chi cho phí nước ...