Tùy theo nội tâm, tùy theo chủ đích của mỗi người mà chủ đề ảnh được chọn lựa khác nhau. Trước cùng một cảnh vật không phải ai cũng chọn ...
Bài và ảnh: Trần Công Nhung
Khi đưa máy ảnh lên ngắm tất nhiên chúng ta đã có chủ đích chụp cái gì, không ai nhìn vào máy, bấm máy mà lại không biết cái mình chụp. Chính sau giây phút bấm máy hình ảnh vẫn còn đọng lại trong trí, có khi ám ảnh người chơi cho đến lúc ra ảnh mới thôi. Cái mà chúng ta chọn lựa để chụp, đó là chủ đề.
Tùy theo nội tâm, tùy theo chủ đích của mỗi người mà chủ đề ảnh được chọn lựa khác nhau. Trước cùng một cảnh vật không phải ai cũng chọn chung một chủ đề. Chủ đề cũng có thể thay đổi từng lúc theo cảm hứng của người cầm máy. Một người nhạy cảm và có cái nhìn rành mạch dứt khoát thường quyết định nhanh trong việc chọn chủ đề cho tác phẩm, người mới tập chơi, thường loay hoay tìm kiếm, ngắm lui ngắm tới, tự hỏi “Chụp cái gì, chọn thứ gì, gì cũng đẹp cả, biết bỏ cái nào”, chưa quen trong cách nhìn nên sinh lúng túng. Khi bị khựng trong việc chọn chủ đề thì rất dễ mất cơ hội “làm bàn”. Bởi thế trong những chuyến đi săn ảnh chung, người thì được nhiều tác phẩm, người không có tấm nào.
Vậy chủ đề trong nhiếp ảnh là gì?
Chúng ta đã biết, việc chọn chủ đề tùy theo trình độ và cảm thức của mỗi người. Người thiên về mô tả sinh hoạt xã hội, người thiên về tình cảm, người thích diễn đạt một ý tưởng, một cảm xúc, có người ngả hẵn về trừu tượng... Do đó có những nhà nhiếp ảnh chỉ chuyên về một loại đề tài. Chụp người, chụp cảnh, chụp dã thú, v.v.
Như vậy hình tượng của chủ đề rất đa dạng, khó có một mẫu mực tiêu biểu. Tuy nhiên chúng ta có thể đưa ra một vài trường hợp để thấy rõ hơn.
Bước đầu chụp ảnh, chủ đề bao giờ cũng là con người. Đi thực tập sáng tác mà không có người mẫu là không xong. Con người dễ nhận ra, dễ xếp đặt, hơn nữa, giữa người mẫu và người ảnh dễ có những cảm ứng giao hòa về cảm xúc, một yếu tố quan trọng cho tác phẩm. Người mẫu là một khuôn mặt đẹp duyên dáng, có nét độc đáo khác thường (một thiếu nữ đương thì, một lão ông râu tóc bạc phơ) lại càng lôi cuốn người chụp, giúp người chụp nhạy bén hơn. Làm nghệ thuật mà lúc nào cũng “bằng chân như vại” (cứng đơ), thì khó có tác phẩm mê người xem, lôi cuốn người đọc. Người mẫu được đặt vào bối cảnh chọn sẵn, bao nhiêu máy ảnh hướng về chủ đề. Trước một hoạt cảnh ngày mùa nơi thôn dã, hay giữa đường phố đông người, người ảnh sẽ focus vào cái gì. Câu hỏi mở ra vô số cách nhìn khác nhau tùy vào tâm thức mỗi người. Những người mới vào làng ảnh, lòng còn tươi rói chất nghệ thuật, chắc chắn sẽ có cái nhìn dung dị, độ lượng, sẽ đưa chủ đề (người mẫu) vào một khung trời thoáng rộng, có nhà cửa cây cối, có xe cộ với bao người qua lại tấp nập rộn rạng, người mẫu được sống trong một khung cảnh quen thuộc của xã hội mình. Những tay ảnh thâm niên hơn, tâm hồn không còn bồng bột sẽ đóng khung chủ đề vào một góc nào đó của họat cảnh, lại cũng có những người cầm máy đã thấm mệt với nhân tình thế thái thì nhìn chủ đề dưới góc độ nghiệt ngã hơn, đẩy chủ đề vào một bóng tối, cắt một nửa người, có khi chỉ còn lại chòm tóc bay trước gió như muốn trả lại tất cả cho đời mà theo hư không.
Chẳng ai giống ai, đó là yếu tính của sáng tạo trong nghệ thuật. Nhưng, hoàn toàn không phải vin vào lẽ đó mà “sáng tác” một cách bừa bãi. (Còn tiếp)
Hình 1: Nhìn ôm đồm quá.
Hình 2: Chỉ chọn những gì cần thiết.
Viết bình luận đầu tiên
ĐỌC THÊM
Sự thật gây sốc về Đường Tăng, nhân vật trong tác phẩm Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân
Trong truyện có nội dung là ai mà được ăn thi.t của Đường Tăng thì sẽ bất tử. Thực chất đã có nhân vật trong Tây Du Ký "ăn th.ịt ...
Phim ‘Super Mario Bros. Movie’ thâu hơn $1 tỷ mỹ kim toàn cầu
Chỉ chưa đầy một tháng, phim hoạt họa “The Super Mario Bros. Movie” của hãng Universal Studios đã đạt được một cột mốc quan trọng thứ hai, đó là vượt ...
Tiên nữ kiều diễm gốc Á thời AI
Chiêm ngững vẽ đẹp kiều diễm gốc Á Châu dước góc nhìn kỷ nghệ AI