Việc Làm

Công việc mới không ổn, bạn phải làm gì? Nên ở lại, hay đi đâu?

Sunday, 14/12/2014 - 11:09:54

Nếu bạn đang háo hức rời bỏ một công việc mà bạn chỉ mới bắt đầu làm, sau đây là một số câu hỏi bạn nên tự nêu ra cho mình, cùng với một số lời khuyên để giúp bạn trong tiến trình đưa ra quyết định.

Tất cả đều trông có vẻ rất tốt đẹp lúc ban đầu. Mục rao việc làm ấy phù hợp với ngành chuyên môn của bạn, bạn reo mừng khi được phỏng vấn, và bạn nhận được một lời đề nghị tuyệt vời. Nhưng một vài tuần sau khi bắt đầu một công việc mới, bạn có một cảm giác ngấm ngầm là bạn đã làm một điều gì sai lầm khủng khiếp. Trong đầu óc bạn, cứ vang lên liên tục điệp khúc của một bài hát của ban nhạc Anh The Clash: “Tôi nên ở lại, hay tôi nên đi?”

Nếu bạn đang háo hức rời bỏ một công việc mà bạn chỉ mới bắt đầu làm, sau đây là một số câu hỏi bạn nên tự nêu ra cho mình, cùng với một số lời khuyên để giúp bạn trong tiến trình đưa ra quyết định.

Hỏi: Tôi có cố gắng để cố bám vào nó hay không? Nếu có thì trong bao lâu?
Đáp: Bắt đầu một công việc mới và thích nghi với các thói quen khác biệt là không chuyện dễ dàng. Hãy nhìn vào số lượng bao nhiêu năm mà các đồng nghiệp của bạn đã ở với công ty. Nếu nhiều người trong số họ những kẻ thâm niên người dường như thường thấy hạnh phúc, thì đấy có thể là một dấu hiệu cho thấy rằng mọi sự sẽ tốt hơn nếu bạn cứ bám lấy công việc. Mặt khác, nếu thấy có tỷ lệ nhân viên ra vào cao, có thể là một dấu hiệu cho thấy đã đến lúc phải dứt khoát cắt bỏ phần vốn liếng mà bạn đã đầu tư vào việc mới để rời công ty.
Bạn có thể nhận thấy rằng việc lập ra một danh sách liệt kê các điểm nhức nhối là một điều hữu ích. Bạn thấy khó mà tôn trọng người chủ của bạn? Trong nhóm làm việc của bạn có một “con cá mập” chuyên hiếp đáp người khác? Chuyện di chuyển xa hơn làm cho bạn chán nản? Những trách nhiệm công việc của bạn áp đảo bạn? Thấy khó khăn trong việc xoay xở với lề lối chính sách của văn phòng? Từ đó, hãy đánh giá xem bạn đang gặp phải những chuyện rắc rối trong thời gian ngắn, hoặc gặp những vấn đề không tương thích dài hạn có thể xảy ra với các chức vụ, nhóm làm việc, hoặc công ty.

Có một hố sâu ngăn cách giữa những gì bạn đã được hứa hẹn và những gì bạn đang trải qua, sau khi bắt đầu một công việc mới? Có một điều hữu ích là nói chuyện với người sếp của bạn, hoặc với ban phụ trách nguồn nhân lực. Nếu bạn nhận được công việc thông qua một cơ quan giới thiệu việc làm, thì nhà tuyển dụng mà bạn đã làm việc với có thể can thiệp cho bạn.

Nếu bạn quyết định bám lấy công việc và xem những chuyện gì sẽ xảy ra, thì hãy ấn định một thời hạn thử thách, và thường xuyên theo dõi bước tiến bộ và những triển vọng của bạn. Nếu bạn vẫn còn khổ sở vì thời hạn tự áp đặt cho mình, thì hãy bắt đầu soạn thảo lá thư xin từ chức.

Hỏi: Chuyện bỏ việc sớm như vậy sẽ gây ấn tượng như thế nào trên bản resume của tôi?
Đáp: Câu trả lời ngắn gọn: Không tốt lắm. Bắt đầu một công việc mới ... rồi một công việc khác... và một công việc khác nữa, là một cảnh cáo đỏ trong bản resume mà hãng mới sẽ không bỏ qua khi xem hồ sơ của bạn. Nhưng còn chuyện chỉ có một khoảng thời gian ngắn, trong một quá trình làm việc ổn định nếu không như vậy, thì sao? Bạn có thể lựa chọn để bỏ hẳn công việc ấy, đặc biệt nếu bạn tiếp tục ở lại chỉ được một hai tháng. Nếu bạn chọn để liệt kê chỗ làm ấy, thì không cần phải đề cập đến lý do rời bỏ việc, trong bản resume của bạn. Đó là cái tốt nhất còn lại cho giai đoạn phỏng vấn dành cho chỗ làm kế tiếp của bạn.

Hỏi: Có một cách nào để rời bỏ mà không cần phải cắt đứt hoàn toàn?
Đáp: Khi bạn quyết định ra đi, hãy hành động nhanh chóng và dứt khoát. Nếu bạn không hài lòng với công việc mới diễn biến ra sao, thì rất có thể người chủ của bạn cũng cảm thấy giống như vậy. Dưới đây là cách xử sự khi bạn đi ra:
Hãy chân thành, nhưng không đi vào chi tiết về mức độ mà bạn không thích công việc của mình.
Xác định ngày cuối cùng bạn làm việc, thường là cách hai tuần từ ngày bạn nộp đơn nghỉ việc. (Hãy chuẩn bị sẵn sàng nếu chủ của bạn muốn bạn rời sớm hơn.)
Giữ thái độ trung lập. Không nêu tên và đổ lỗi cho những người khác, hoặc rối rít xin lỗi về những khuyết điểm của bạn.
Hãy tránh để lại những cảm giác khó chịu cho công ty, và rằng bạn muốn cả hai bên nói về nhau một cách tích cực trong tương lai.
Đừng tán gẫu với các bạn đồng nghiệp về “lý do thực sự” khiến bạn ra đi.

Nếu bạn tìm thấy công việc thông qua một văn phòng tuyển nhân viên, hãy dùng cùng một lối tiếp cận ấy khi giao tiếp với người chủ của bạn. Nếu bạn chứng minh được khả năng chuyên nghiệp, tính lương thiện và ý định tốt, văn phòng này có lẽ sẽ hiểu và ủng hộ quyết định của bạn, mà vẫn không gây nguy hiểm cho cơ hội bạn tìm được chỗ làm mới trong tương lai.

Hỏi: Làm thế nào để tránh những sai lầm tương tự khi bắt đầu một công việc mới trong thời gian kế tiếp?
Đáp: Bạn sống và học hỏi. Khi bạn bắt đầu lại cuộc tìm kiếm công việc của mình, hãy suy nghĩ lại về chuyện lẽ ra bạn đã có thể làm những việc theo một cách khác. Có lẽ bạn đã không chú ý đến mục mô tả về công việc, hoặc mục ấy đã không chính xác lắm. Có lẽ bạn đã không nghiên cứu kỹ lưỡng về những người chủ tiềm năng, và không thực tập trước ở nhà về những mức lương mình mong đợi. Hoặc lẽ ra bạn đã có thể nêu những câu hỏi tốt hơn cho chủ nhân trong các cuộc phỏng vấn.

Ngay cả với những ý định tốt nhất và có những nỗ lực tích cực từ cả hai bên, đôi khi một mối quan hệ không thể nào xảy ra tốt đẹp như ý muốn. Nếu sau khi bắt đầu một công việc mới, bạn nhận ra rằng bạn đã làm một điều sai lầm, thì hãy chấp nhận rằng mọi chuyện không diễn ra theo đúng ý mình, và hãy tiến bước với lòng biết ơn và phong cách chuyên nghiệp.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT