Đậu nành tốt, nhưng một số người nên hạn chế ăn loại đậu này
Tuesday, 23/07/2024 - 11:08:06
Đậu nành là thực phẩm rẻ tiền nhưng rất giàu dinh dưỡng, đậu nành tốt cho sức khoẻ nhưng có một số nhóm người được khuyến cáo không nên ăn đậu nành.
Photo by Daniela Paola Alchapar on Unsplash
Đậu nành là loại protein hoàn chỉnh vì nó có tất cả 9 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể không thể tự tạo ra. Các protein này giúp cơ thể xây dựng và duy trì xương, cơ bắp và các mô chắc khỏe.
Đậu nành là một trong số ít các loại hạt chứa hàm lượng protein tương đương với thịt. Tỷ lệ đạm trong đậu nành chiếm khoảng 38%. Ngoài ra, protein đậu nành không chứa cholesterol (một trong những nguyên nhân gây xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não) và chỉ có hàm lượng chất béo bão hòa thấp. Đậu nành còn chứa vitamin C và folate, chúng cũng là nguồn cung cấp canxi, sắt, magiê, phốt pho, kali, thiamin… dồi dào cho cơ thể.
Đậu nành hữu cơ ít chế biến là lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe. Đó là các sản phẩm đậu nành nấu chín, sữa đậu nành, đậu phụ.
Những người nên hạn chế ăn đậu nành
Đậu nành giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khoẻ nhưng có một số người được khuyến cáo nên hạn chế sử dụng đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành.
Người có bệnh tuyến giáp
Nếu bạn có tuyến giáp kém hoạt động, thực phẩm từ đậu nành đã được chứng minh là có thể cản trở cơ thể hấp thụ thuốc tuyến giáp.
Người bị bệnh tiêu hóa
Đậu phụ có hàm lượng protein thực vật cực kỳ cao, tiêu thụ quá nhiều cùng một lúc không chỉ cản trở sự hấp thụ sắt của cơ thể mà còn kích thích tiết acid dạ dày gây tình trạng đầy hơi ở ruột. Người bị bệnh tiêu hóa ăn đậu phụ sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng, dẫn đến chứng khó tiêu, chướng bụng, tiêu chảy và các triệu chứng khác.
Người bị bệnh tim mạch
Trong đậu phụ có hàm lượng lớn methionine, chất này dưới tác động của enzym có thể được chuyển đổi sang cysteine - một chất có khả năng làm tổn thương tế bào nội mô trong thành động mạch. Do đó, việc tiêu thụ đậu phụ sẽ khiến cho các tiểu cầu vón cục, lắng đọng cholesterol và chất béo trung tính trong thành động mạch, gây ra xơ vữa các động mạch vành khiến cho tình trạng của người bệnh nghiêm trọng hơn.
Người lớn tuổi và người mắc bệnh thận
Người cao tuổi nếu gặp các vấn đề về tiêu hóa hay thận, không nên ăn quá nhiều đậu phụ, mặc dù mềm, dễ ăn nhưng chúng lại không tốt cho sức khỏe người già. Đậu phụ sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động chậm do quá tải, vừa khiến thận suy yếu do chất thải nito dư thừa bên trong thận.
Người bệnh gout
Gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa purin, trong khi đó đậu nành rất giàu purin. Purin là chất ưa nước nên đậu nành sau khi xay thì hàm lượng purin cao gấp mấy lần so với các sản phẩm làm từ đậu nành khác. Vì vậy, người bệnh gout nên hạn chế uống sữa đậu nành. Nhưng không có nghĩa là tuyệt đối tránh dùng sữa đậu nành mà cần kiểm soát số lượng, để phòng và điều trị bệnh gout.
Bệnh nhân suy thận
Bệnh nhân suy thận cần có chế độ ăn ít đạm, trong khi đó đậu nành và các chế phẩm của chúng là những thực phẩm giàu chất đạm, các chất chuyển hóa sẽ làm tăng gánh nặng cho thận.
Những điều cần lưu ý khi uống sữa đậu nành:
Không đánh trứng vào sữa đậu nành
Không ít người cho rằng đánh trứng cùng sữa đậu nành để uống sẽ làm tăng dinh dưỡng, phù hợp cho một bữa sáng giàu năng lượng. Nhưng hiệu quả lại ngược lại, lòng trắng trứng dễ kết hợp với men trypsin trong sữa đậu nành tạo thành kết tủa mà cơ thể không thể hấp thu. Như vậy việc kết hợp này không những không làm tăng mà còn gây hao hụt chất dinh dưỡng.
Không uống sữa đậu nành khi đói
Cơ thể sẽ không thể hấp thu và sử dụng tốt tất cả dưỡng chất có trong sữa đậu nành nếu bạn dùng lúc đói, thay vì thế hầu hết chuyển thành nhiệt để hấp thu. Thay vào đó, bạn nên dùng sữa đậu nành kết hợp với thực phẩm nhiều tinh bột như: bánh mì, bánh ngọt, để dịch dạ dày tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng từ sữa tốt nhất.
Theo Sức Khỏe & Đời Sống.
* Lưu ý: Nội dung bài viết này chỉ để tham khảo, không phải là chỉ dẫn y khoa hoặc tương tự
Viết bình luận đầu tiên
ĐỌC THÊM
Tại sao dễ bị Stroke khi tắm và qui tắc tắm ra sao để tránh bị đột quị
Nhiều vụ việc bị stroke khi đang tắm, nhất là tắm khuya vào mùa lạnh tắm nước nóng rất dễ gây ra cơn heart attack hoặc stroke
Hiểu thêm về bệnh SAD - Bệnh rối loạn cảm xúc theo mùa
SAD hay Seasonal Affective Disorder (Rối Loạn Cảm Xúc Theo Mùa) là tên gọi một chứng bệnh thường xảy ra khi mùa đông đến gần, ngày ngắn hơn.
Những ai có nguy cơ cao bị viêm khớp, cần theo dõi
Tiền sử gia đình, thường xuyên hút thuốc, lười vận động, béo phì có thể là những nguyên nhân khiến quý vị có nguy cơ cao bị viêm khớp hơn.