Cả mấy chục năm trời, người dân Dresden mang nỗi bàng hoàng khi cả thành phố bị san bằng trong một đêm.
Anvi/Viễn Đông
Cả mấy chục năm trời, người dân Dresden mang nỗi bàng hoàng khi cả thành phố bị san bằng trong một đêm. Với tâm trạng đó, họ bắt đầu tự hỏi, rồi thành phố của họ sẽ ra sao đây. Việc xây dựng lại Dresden quyết định bản sắc của Dresden. Có nhiều lý thuyết giải thích làm sao Dresden phục hồi danh hiệu của một thành phố văn hóa như ngày nào.
* Hình ảnh tương phản: tư bản-cộng sản
Theo cách giải thích thứ nhất: sau chiến tranh thế giới thứ hai, về mặt ý thức hệ, việc xây dựng một trung tâm thành phố hoàn toàn mới là dễ hơn so với việc xây dựng lại một thành phố cũ. Trên lý thuyết, các thành phố ở Đông Đức phải được “giải phóng” hoàn toàn khỏi tàn dư của quá khứ quý tộc và tư bản. Thành phố Dresden mới phải được tô điểm bởi các kiến trúc tòa nhà và khu đô thị cộng sản. Tuy nhiên, trong bối cảnh chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Sô đầu những năm 50, việc xây dựng lại Dresden chuyển qua một bước ngoặc mới (3).
Khu lâu đài Zwinger – ảnh: Anvi/Viễn Đông
Đây là thời kỳ “kiến thiết quốc gia”, việc bảo tồn quá khứ thẩm mỹ rực rỡ của Đức ở Đông Đức sẽ được thực hiện để “thiết lập mối quan hệ đúng đắn giữa xã hội mới và di sản truyền thống giàu có của nó”. Theo lý luận này, văn chương, nghệ thuật, kiến trúc của Đức được bảo vệ “an toàn” và không bị “vấy bẩn” ở Đông Đức. Trong khi đó, sự trong sáng và cao quý của văn hóa Đức đã bị xuống dốc ở Tây Đức do ảnh hưởng của tư bản và “văn hóa mọi rợ” phương Tây - với ví dụ cụ thể là các tòa nhà chọc trời và chung cư cao tầng kiểu Mỹ. Theo dòng lý luận này, Dresden sẽ được bảo tồn như là “ngôi nhà” thật sự của tinh hoa văn hóa Đức. Khi các kiến trúc lịch sử nổi tiếng ở Dresden được xây dựng lại và Dresden phục hồi danh hiệu thành phố văn hóa, thông điệp ở đây là: nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức đã giúp người dân Dresden hoàn thành sứ mạng này (3).
Khu lâu đài Zwinger nhìn từ phía Nhà Hát Lớn – ảnh: Anvi/Viễn Đông
Vì kiểu lý luận này mà khu lâu đài Zwinger bắt đầu được xây dựng lại. Năm 1956, nhiều phần trong khu lâu đài được mở cửa cho du khách thăm viếng, đúng lúc để kỷ niệm thành phố Dresden 750 năm. Nhà Hát Lớn (Opera House/Semperoper) gặp nhiều trở ngại và nằm trên bàn giấy nhiều năm. Tuy nhiên, nhà hát chính thức hoàn tất vào năm 1985, 40 năm sau vụ ném bom. Kịp lúc để tổ chức một buổi trình diễn mở màn nhân kỷ niệm vụ ném bom ngày 13 tháng 2. Hình ảnh bóng loáng của khu lâu đài Zwinger và Nhà Hát Lớn là cố tình gợi lên sự tương phản giữa hình ảnh Dresden đổ nát do bom đạn của Phe Đồng Minh, và hình ảnh nhân đạo và văn minh của Liên Sô (3).
Nhà Hát Lớn phía bên hông – ảnh: Anvi/Viễn Đông
* Nghịch lý bản sắc Dresden thời Đông Đức cũ
Cách giải thích thứ hai về sự lên ngôi lại của Dresden thì cho rằng nhóm chuyên gia bảo tồn là có công hơn cả. Vào những năm 50 họ là những người thuộc nhóm chuộng văn hóa. Họ làm việc trong Văn Phòng Bảo Tồn của chính phủ nhưng lại có nguồn gốc xuất thân từ gia đình quý tộc - có nghĩa là họ mang trong mình những giá trị phong kiến mà nhà cầm quyền mới đang muốn loại trừ khỏi xã hội mới (2).
Tuy nhiên, vào thời kỳ đó ở Dresden, cấu trúc quyền lực cũ thì tan nát, cấu trúc mới chưa định hình, cuộc sống hàng ngày và tình hình chính trị còn bừa bộn. Trên lý thuyết, việc thiết kế và xây dựng lại thành phố Dresden theo mô hình xã hội chủ nghĩa phải tuân theo chỉ định của Moscow, theo “16 Nguyên Tắc thiết kế thành phố”, hoặc “Chương Trình Xây Dựng Lại của Quốc Gia”, chứ không tùy thuộc vào giá trị lịch sử và thẩm mỹ của các kiến trúc (2).
Trên thực tế, trong đầu những người dân Dresden chuộng văn hóa, “xây dựng lại” lại đồng nghĩa với “khôi phục lại kiến trúc lịch sử cũ”, chứ không phải xây dựng chung cư xã hội chủ nghĩa. Vì vậy các chuyên gia bảo tồn đã dùng học thức và “kỹ năng văn hóa” của mình để thuyết phục giới lãnh đạo Sô Viết cho tiến hành việc bảo tồn khu lâu đài Zwinger, thay vì là đập phá để xây kiến trúc mới. Họ nói rằng sự xuất hiện của một kiến trúc lịch sử cũ sẽ đem lại tự tin cho người dân Dresden và trấn an tinh thần họ để đối phó với thực tế đổ nát trước mắt (2). Thế là khu lâu đài Zwinger được hoàn thành vào năm 1956.
Một hành lang trong Nhà Hát Lớn – ảnh: Anvi/Viễn Đông
Đến những năm 70, 80 thì nhà cầm quyền Đông Đức đã “bắt kịp” thời đại. Họ bắt đầu đầu tư xây dựng lại các kiến trúc lịch sử cũ để thu hút khách du lịch và làm giàu ngân quỹ (2). Nhà Hát Lớn được xây dựng lại trong hoàn cảnh này. Và thế là truyền thống văn hóa nghệ thuật ở Dresden lại tiếp tục. Năm 1998, Dresden được UNESCO công nhận là “Thành Phố Di Sản Thế Giới”, nhưng bị rút danh hiệu vào năm 2006 vì xây cây cầu cao tốc cách trung tâm thành phố cổ có 2 cây số. Năm 1999, Dresden được công nhận là “Thành Phố Châu Âu của Tương Lai” - danh hiệu do Liên Hiệp Châu Âu trao tặng.
Cột nhà và vòm trần trong Nhà Hát Lớn – ảnh: Anvi/Viễn Đông
Một góc khán đài bên trong Nhà Hát Lớn – ảnh: Anvi/Viễn Đông
* “Sân khấu tự do” ở Dresden
Truyền thống nghệ thuật ở Dresden được duy trì ngay trong những sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ, từ 5 giờ chiều trở đi, khoảng sân trước cầu lên Sân Thượng Bruhl là “sân khấu tự do” của các nghệ sĩ đủ mọi lứa tuổi. Tôi ghé đường Munzgasse khoảng 6 giờ tối. Một cô bé chạc 12, 13 tuổi đang chơi đàn violin. Rõ ràng là cô bé cố tình luyện tập ở chốn công cộng. Nghe ra thì kỹ năng đánh đàn cũng phải tích lũy từ rất nhiều năm rồi – khá là điêu luyện. Cô bé cứ đứng như thế mà chơi đàn miệt mài cả tiếng đồng hồ. Cô chơi các bài nhạc ngắn và vui tươi, hợp với không khí mùa hè. Nhiều khách du lịch đi ngang đứng lại nghe và cho tiền.
Đến khi tôi vào nhà hàng Hot Wok ăn tối, cô đã bỏ đi và có một anh thổi sáo tới thế chỗ. Khách du lịch ở các nhà hàng xung quanh “sân khấu tự do” và trên Sân Thượng Bruhl tha hồ thưởng thức nhạc sáo du dương. Khoảng 9 giờ lại có sự thay đổi nhạc công. Từ sân thượng nhà hàng nhìn xuống, tôi thấy một chị chơi violin. Chị chơi nhạc buồn quá, nhưng được cái giọng nhạc mang nhiều nỗi đam mê và đậm đà hơn. Nhiều khách du lịch vỗ tay khen. Các anh phục vụ người Việt Nam ở nhà hàng đã quen với không khí văn hóa ở đây, tự động vặn nhạc của nhà hàng nhỏ lại để tỏ lòng kính trọng và không làm phân tán tinh thần các nghệ sĩ. Thay vì ở trong nhà luyện tập, họ lại ra chỗ công cộng. Vừa có thể kiếm được chút tiền ăn vặt, vừa có khán giả ủng hộ. Một công hai chuyện.
* Lịch sử “vấn đề người ngoại quốc” ở Đông Đức
Từ những năm 60, người Việt Nam đã đi qua Đông Đức làm lao động hợp tác và Tây Đức để du học. Tuy nhiên số lượng người Việt Nam là rất nhỏ so với các nhóm người thiểu số khác ở Đông Đức, và người dân Đức hầu như không biết tí gì về người Việt Nam. Báo chí Đức bắt đầu nói đến sự có mặt của người Việt vào đầu những năm 90.
Có nhiều nghiên cứu cho rằng Đông Đức chưa bao giờ là nước của người di dân cho đến những năm cuối của chế độ xã hội chủ nghĩa. Lúc này, Đông Đức đón nhận những người lao động hợp tác từ các nước bạn trong khối xã hội chủ nghĩa trong tinh thần “đoàn kết hữu nghị”. Đến năm 1989, có khoảng 95 ngàn người đi lao động hợp tác đến từ các nước trong khối xã hội chủ nghĩa sống ở Đông Đức. Hơn 30 ngàn là người Việt Nam. Tuy nhiên, cách tổ chức quản lý người nước ngoài và chính sách đối với người nước ngoài của Đông Đức rất tạm bợ, có nhiều điều vô lý. Ví dụ, lao động nữ nếu có thai phải chọn cách phá thai hoặc bị trả về lại Việt Nam. Vì những điều vô lý như vậy mà “vấn đề người nước ngoài” dần dần phát sinh. Đồng thời, các nhà nghiên cứu cho rằng chính sự hiện diện của những người ngoại quốc trong hoàn cảnh này là hạt giống của sự phân biệt đối xử về sau (1).
Sau khi hai miền nước Đức thống nhứt, tình hình xã hội, chính trị của Đức lộn xộn. Tỉ lệ thất nghiệp tăng, người Đức phải cạnh tranh việc làm, nhà cửa với người nước ngoài, và phải chia sẻ tài nguyên. Chứng sợ người ngoại quốc, vấn đề phân biệt đối xử và bạo lực của các nhóm Đầu Trọc (Skinhead) đối với người nước ngoài gia tăng mạnh. Có rất nhiều báo chí và tài liệu nghiên cứu nói về những vấn đề này. Năm 1992 báo đưa tin một người Việt Nam ở Berlin bị đâm chết ngoài đường trong khi 50 khách đi đường đứng xem anh chảy máu đến chết mà không làm gì cả. Người Việt, và người nước ngoài nói chung, sống ở Dresden cũng chịu nhiều ngược đãi và phân biệt đối xử. Đầu những năm 90, đánh nhau, làm loạn giữa người địa phương cực đoan và người nước ngoài ở Dresden xảy ra hàng ngày (1). Tuy nhiên, tất cả đều là chuyện quá khứ rồi.
* Cộng đồng người Việt Nam ở Dresden
Có khoảng 3.000 người Việt hiện đang sinh sống tại Dresden. Họ thường có các sinh hoạt về tôn giáo, tổ chức các ngày lễ truyền thống Việt Nam, cũng như các lớp học tiếng Việt cho cộng đồng. Phải nói, Dresden ngày nay có quan hệ rất tốt với người Việt Nam.
Sự hiện diện của các nhà hàng sang trọng của Việt Nam trong khu phố cổ ở Dresden là bằng chứng thực tế. Đến bây giờ thì tôi bắt đầu quen với khái niệm là người Việt Nam mình quả là đã có mặt khắp nơi trên thế giới.
Mặt trước Nhà Hát Lớn – ảnh: Anvi/Viễn Đông
Ghi chú:
(1) Patrick R. Ireland. “Socialism, unification policy and the rise of racism in eastern Germany”. International Migration Review 31.3 (1997): 541-568. JSTOR. Web.
(2) Victoria Knebel. Preserve and Rebuild – Dresden during the Transformations of 1989-1990. Frankfurt: Peter Lang, 2007.
(3) Nicola Lambourne. The Reconstruction of The City’s Historic Monuments. Firestorm – The Bombing of Dresden 1945. Eds. Paul Addison & Jeremy A. Crang. London: Pimlico, 2006. 143-160.
Cả mấy chục năm trời, người dân Dresden mang nỗi bàng hoàng khi cả thành phố bị san bằng trong một đêm. Với tâm trạng đó, họ bắt đầu tự hỏi, rồi thành phố của họ sẽ ra sao đây. Việc xây dựng lại Dresden quyết định bản sắc của Dresden. Có nhiều lý thuyết giải thích làm sao Dresden phục hồi danh hiệu của một thành phố văn hóa như ngày nào.
* Hình ảnh tương phản: tư bản-cộng sản
Theo cách giải thích thứ nhất: sau chiến tranh thế giới thứ hai, về mặt ý thức hệ, việc xây dựng một trung tâm thành phố hoàn toàn mới là dễ hơn so với việc xây dựng lại một thành phố cũ. Trên lý thuyết, các thành phố ở Đông Đức phải được “giải phóng” hoàn toàn khỏi tàn dư của quá khứ quý tộc và tư bản. Thành phố Dresden mới phải được tô điểm bởi các kiến trúc tòa nhà và khu đô thị cộng sản. Tuy nhiên, trong bối cảnh chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Sô đầu những năm 50, việc xây dựng lại Dresden chuyển qua một bước ngoặc mới (3).
Khu lâu đài Zwinger – ảnh: Anvi/Viễn Đông
Đây là thời kỳ “kiến thiết quốc gia”, việc bảo tồn quá khứ thẩm mỹ rực rỡ của Đức ở Đông Đức sẽ được thực hiện để “thiết lập mối quan hệ đúng đắn giữa xã hội mới và di sản truyền thống giàu có của nó”. Theo lý luận này, văn chương, nghệ thuật, kiến trúc của Đức được bảo vệ “an toàn” và không bị “vấy bẩn” ở Đông Đức. Trong khi đó, sự trong sáng và cao quý của văn hóa Đức đã bị xuống dốc ở Tây Đức do ảnh hưởng của tư bản và “văn hóa mọi rợ” phương Tây - với ví dụ cụ thể là các tòa nhà chọc trời và chung cư cao tầng kiểu Mỹ. Theo dòng lý luận này, Dresden sẽ được bảo tồn như là “ngôi nhà” thật sự của tinh hoa văn hóa Đức. Khi các kiến trúc lịch sử nổi tiếng ở Dresden được xây dựng lại và Dresden phục hồi danh hiệu thành phố văn hóa, thông điệp ở đây là: nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức đã giúp người dân Dresden hoàn thành sứ mạng này (3).
Khu lâu đài Zwinger nhìn từ phía Nhà Hát Lớn – ảnh: Anvi/Viễn Đông
Vì kiểu lý luận này mà khu lâu đài Zwinger bắt đầu được xây dựng lại. Năm 1956, nhiều phần trong khu lâu đài được mở cửa cho du khách thăm viếng, đúng lúc để kỷ niệm thành phố Dresden 750 năm. Nhà Hát Lớn (Opera House/Semperoper) gặp nhiều trở ngại và nằm trên bàn giấy nhiều năm. Tuy nhiên, nhà hát chính thức hoàn tất vào năm 1985, 40 năm sau vụ ném bom. Kịp lúc để tổ chức một buổi trình diễn mở màn nhân kỷ niệm vụ ném bom ngày 13 tháng 2. Hình ảnh bóng loáng của khu lâu đài Zwinger và Nhà Hát Lớn là cố tình gợi lên sự tương phản giữa hình ảnh Dresden đổ nát do bom đạn của Phe Đồng Minh, và hình ảnh nhân đạo và văn minh của Liên Sô (3).
Nhà Hát Lớn phía bên hông – ảnh: Anvi/Viễn Đông
* Nghịch lý bản sắc Dresden thời Đông Đức cũ
Cách giải thích thứ hai về sự lên ngôi lại của Dresden thì cho rằng nhóm chuyên gia bảo tồn là có công hơn cả. Vào những năm 50 họ là những người thuộc nhóm chuộng văn hóa. Họ làm việc trong Văn Phòng Bảo Tồn của chính phủ nhưng lại có nguồn gốc xuất thân từ gia đình quý tộc - có nghĩa là họ mang trong mình những giá trị phong kiến mà nhà cầm quyền mới đang muốn loại trừ khỏi xã hội mới (2).
Tuy nhiên, vào thời kỳ đó ở Dresden, cấu trúc quyền lực cũ thì tan nát, cấu trúc mới chưa định hình, cuộc sống hàng ngày và tình hình chính trị còn bừa bộn. Trên lý thuyết, việc thiết kế và xây dựng lại thành phố Dresden theo mô hình xã hội chủ nghĩa phải tuân theo chỉ định của Moscow, theo “16 Nguyên Tắc thiết kế thành phố”, hoặc “Chương Trình Xây Dựng Lại của Quốc Gia”, chứ không tùy thuộc vào giá trị lịch sử và thẩm mỹ của các kiến trúc (2).
Trên thực tế, trong đầu những người dân Dresden chuộng văn hóa, “xây dựng lại” lại đồng nghĩa với “khôi phục lại kiến trúc lịch sử cũ”, chứ không phải xây dựng chung cư xã hội chủ nghĩa. Vì vậy các chuyên gia bảo tồn đã dùng học thức và “kỹ năng văn hóa” của mình để thuyết phục giới lãnh đạo Sô Viết cho tiến hành việc bảo tồn khu lâu đài Zwinger, thay vì là đập phá để xây kiến trúc mới. Họ nói rằng sự xuất hiện của một kiến trúc lịch sử cũ sẽ đem lại tự tin cho người dân Dresden và trấn an tinh thần họ để đối phó với thực tế đổ nát trước mắt (2). Thế là khu lâu đài Zwinger được hoàn thành vào năm 1956.
Một hành lang trong Nhà Hát Lớn – ảnh: Anvi/Viễn Đông
Đến những năm 70, 80 thì nhà cầm quyền Đông Đức đã “bắt kịp” thời đại. Họ bắt đầu đầu tư xây dựng lại các kiến trúc lịch sử cũ để thu hút khách du lịch và làm giàu ngân quỹ (2). Nhà Hát Lớn được xây dựng lại trong hoàn cảnh này. Và thế là truyền thống văn hóa nghệ thuật ở Dresden lại tiếp tục. Năm 1998, Dresden được UNESCO công nhận là “Thành Phố Di Sản Thế Giới”, nhưng bị rút danh hiệu vào năm 2006 vì xây cây cầu cao tốc cách trung tâm thành phố cổ có 2 cây số. Năm 1999, Dresden được công nhận là “Thành Phố Châu Âu của Tương Lai” - danh hiệu do Liên Hiệp Châu Âu trao tặng.
Cột nhà và vòm trần trong Nhà Hát Lớn – ảnh: Anvi/Viễn Đông
Một góc khán đài bên trong Nhà Hát Lớn – ảnh: Anvi/Viễn Đông
* “Sân khấu tự do” ở Dresden
Truyền thống nghệ thuật ở Dresden được duy trì ngay trong những sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ, từ 5 giờ chiều trở đi, khoảng sân trước cầu lên Sân Thượng Bruhl là “sân khấu tự do” của các nghệ sĩ đủ mọi lứa tuổi. Tôi ghé đường Munzgasse khoảng 6 giờ tối. Một cô bé chạc 12, 13 tuổi đang chơi đàn violin. Rõ ràng là cô bé cố tình luyện tập ở chốn công cộng. Nghe ra thì kỹ năng đánh đàn cũng phải tích lũy từ rất nhiều năm rồi – khá là điêu luyện. Cô bé cứ đứng như thế mà chơi đàn miệt mài cả tiếng đồng hồ. Cô chơi các bài nhạc ngắn và vui tươi, hợp với không khí mùa hè. Nhiều khách du lịch đi ngang đứng lại nghe và cho tiền.
Đến khi tôi vào nhà hàng Hot Wok ăn tối, cô đã bỏ đi và có một anh thổi sáo tới thế chỗ. Khách du lịch ở các nhà hàng xung quanh “sân khấu tự do” và trên Sân Thượng Bruhl tha hồ thưởng thức nhạc sáo du dương. Khoảng 9 giờ lại có sự thay đổi nhạc công. Từ sân thượng nhà hàng nhìn xuống, tôi thấy một chị chơi violin. Chị chơi nhạc buồn quá, nhưng được cái giọng nhạc mang nhiều nỗi đam mê và đậm đà hơn. Nhiều khách du lịch vỗ tay khen. Các anh phục vụ người Việt Nam ở nhà hàng đã quen với không khí văn hóa ở đây, tự động vặn nhạc của nhà hàng nhỏ lại để tỏ lòng kính trọng và không làm phân tán tinh thần các nghệ sĩ. Thay vì ở trong nhà luyện tập, họ lại ra chỗ công cộng. Vừa có thể kiếm được chút tiền ăn vặt, vừa có khán giả ủng hộ. Một công hai chuyện.
* Lịch sử “vấn đề người ngoại quốc” ở Đông Đức
Từ những năm 60, người Việt Nam đã đi qua Đông Đức làm lao động hợp tác và Tây Đức để du học. Tuy nhiên số lượng người Việt Nam là rất nhỏ so với các nhóm người thiểu số khác ở Đông Đức, và người dân Đức hầu như không biết tí gì về người Việt Nam. Báo chí Đức bắt đầu nói đến sự có mặt của người Việt vào đầu những năm 90.
Có nhiều nghiên cứu cho rằng Đông Đức chưa bao giờ là nước của người di dân cho đến những năm cuối của chế độ xã hội chủ nghĩa. Lúc này, Đông Đức đón nhận những người lao động hợp tác từ các nước bạn trong khối xã hội chủ nghĩa trong tinh thần “đoàn kết hữu nghị”. Đến năm 1989, có khoảng 95 ngàn người đi lao động hợp tác đến từ các nước trong khối xã hội chủ nghĩa sống ở Đông Đức. Hơn 30 ngàn là người Việt Nam. Tuy nhiên, cách tổ chức quản lý người nước ngoài và chính sách đối với người nước ngoài của Đông Đức rất tạm bợ, có nhiều điều vô lý. Ví dụ, lao động nữ nếu có thai phải chọn cách phá thai hoặc bị trả về lại Việt Nam. Vì những điều vô lý như vậy mà “vấn đề người nước ngoài” dần dần phát sinh. Đồng thời, các nhà nghiên cứu cho rằng chính sự hiện diện của những người ngoại quốc trong hoàn cảnh này là hạt giống của sự phân biệt đối xử về sau (1).
Sau khi hai miền nước Đức thống nhứt, tình hình xã hội, chính trị của Đức lộn xộn. Tỉ lệ thất nghiệp tăng, người Đức phải cạnh tranh việc làm, nhà cửa với người nước ngoài, và phải chia sẻ tài nguyên. Chứng sợ người ngoại quốc, vấn đề phân biệt đối xử và bạo lực của các nhóm Đầu Trọc (Skinhead) đối với người nước ngoài gia tăng mạnh. Có rất nhiều báo chí và tài liệu nghiên cứu nói về những vấn đề này. Năm 1992 báo đưa tin một người Việt Nam ở Berlin bị đâm chết ngoài đường trong khi 50 khách đi đường đứng xem anh chảy máu đến chết mà không làm gì cả. Người Việt, và người nước ngoài nói chung, sống ở Dresden cũng chịu nhiều ngược đãi và phân biệt đối xử. Đầu những năm 90, đánh nhau, làm loạn giữa người địa phương cực đoan và người nước ngoài ở Dresden xảy ra hàng ngày (1). Tuy nhiên, tất cả đều là chuyện quá khứ rồi.
* Cộng đồng người Việt Nam ở Dresden
Có khoảng 3.000 người Việt hiện đang sinh sống tại Dresden. Họ thường có các sinh hoạt về tôn giáo, tổ chức các ngày lễ truyền thống Việt Nam, cũng như các lớp học tiếng Việt cho cộng đồng. Phải nói, Dresden ngày nay có quan hệ rất tốt với người Việt Nam.
Sự hiện diện của các nhà hàng sang trọng của Việt Nam trong khu phố cổ ở Dresden là bằng chứng thực tế. Đến bây giờ thì tôi bắt đầu quen với khái niệm là người Việt Nam mình quả là đã có mặt khắp nơi trên thế giới.
Mặt trước Nhà Hát Lớn – ảnh: Anvi/Viễn Đông
Ghi chú:
(1) Patrick R. Ireland. “Socialism, unification policy and the rise of racism in eastern Germany”. International Migration Review 31.3 (1997): 541-568. JSTOR. Web.
(2) Victoria Knebel. Preserve and Rebuild – Dresden during the Transformations of 1989-1990. Frankfurt: Peter Lang, 2007.
(3) Nicola Lambourne. The Reconstruction of The City’s Historic Monuments. Firestorm – The Bombing of Dresden 1945. Eds. Paul Addison & Jeremy A. Crang. London: Pimlico, 2006. 143-160.
Viết bình luận đầu tiên
ĐỌC THÊM
Khao Hin Phap Pha - Tuyệt Tác Địa Chất Bên Bờ Biển Thái Lan
Những lớp đá trầm tích phức tạp của Khao Hin Phap Pha, Thái lan hé lộ một lịch sử địa chất kéo dài hàng triệu năm. Vách đá này, với ...
Thiên đường có thật nơi hạ giới Soq Valley thuộc khu vực Karakoram
Karakoram và Thung lũng Soq: Vùng Đất Hùng Vĩ và Huyền Thoại của Thiên Nhiên Nam Á
Độc lạ bãi biễn cát đen với sóng trắng ở Iceland
Mấy con sóng dài trải trắng xoá trên nền cát đen, đẹp tuyệt vời, đứng trên nhìn xuống như cái giường gỗ mun xong đắp cái chăn trắng lên.