Sinh hoạt thành phố ở Pusan (Phủ Sơn) thật là tuyệt diệu, thế nhưng cũng có những ngày bạn chỉ muốn rời đây để đi chỗ khác. Được thôi, vì ...
Roy Kim – Hòa Giang/Viễn Đông (chuyển ngữ)
Geoje, một trung tâm kỹ nghệ đóng tàu của Nam Hàn – ảnh: Vincent Thái/Viễn Đông
Geoje, một trung tâm kỹ nghệ đóng tàu của Nam Hàn – ảnh: Vincent Thái/Viễn Đông
Sinh hoạt thành phố ở Pusan (Phủ Sơn) thật là tuyệt diệu, thế nhưng cũng có những ngày bạn chỉ muốn rời đây để đi chỗ khác. Được thôi, vì ở Nam Hàn, một chốn phiêu lưu nằm không xa xôi lắm. Vì Pusan là một thành phố duyên hải, mà Triều Tiên lại là một bán đảo, cho nên có rất nhiều nơi cho bạn tới thăm. Du khách có thể đi chơi ở những hòn đảo tinh khôi nguyên tuyền, nằm ở ngoài khơi vùng duyên hải miền nam của Nam Hàn. Cực nam của Hàn Quốc được điểm xuyết bằng nhiều hòn đảo đá tảng, nằm dọc miền duyên hải xinh tươi. Làm một chuyến phiêu du như vậy có thể là một kỳ công nguy hiểm, nhưng cũng nhờ tiến trình kỹ nghệ hóa, nên có nhiều cách thức để đến thăm những động đá kỳ thú và những hòn đảo ngoạn mục. Bằng một chuyến phà nhanh 40 phút, bạn có thể tới thăm một thành phố hải đảo tên là Geoje (Cự Tế). Geoje được nối với bán đảo Triều Tiên, nhưng phải mất hơn hai tiếng đồng hồ mới tới tận thành phố này, vì xe hơi phải chạy đường vòng và băng qua một cây cầu hẹp.
Địa danh Geoje (Cự Tế) có nghĩa là sự cứu tế lớn lao. Cự là to, Tế là cứu giúp. Đây là hòn đảo lớn vào hàng thứ nhì ở Nam Hàn. Geoje gồm 10 hòn đảo có cư dân sinh sống, và 64 hòn đảo nguyên sơ. Trên khắp chùm đảo này có đầy những kỳ quan tuyệt vời, nhưng không phải là một chốn mà người ta thường tới. Có những chỗ cảnh đẹp thu hút du khách đến thăm trên hòn đảo này. Đảo Geoje rất tinh khiết và được cơ quan FDA của Hoa Kỳ công nhận là một khu vực có môi trường thiên nhiên sạch sẽ. Geoje là trung tâm của ngành kỹ nghệ đóng tàu thủy của Nam Hàn, với những công ty như Daewoo, Marine Engineering và Samsung. Trong khi đi phà ra tới hòn đảo lớn này, bạn có thể nhìn thấy những chiếc tàu đang được đóng do những công ty kỹ nghệ nặng ấy.
Chặng dừng chân đầu tiên tại Geoje là tảng đá đảo nổi tiếng, được mệnh danh là “Geoje Hae Geum Gang”. Điều lỳ lạ trong cái tên này là chữ “gang”. Gang nghĩa đen là sông (giang), nhưng hòn đảo này lại nằm ở mé của một đại dương. Nó được đặt tên Sông Hae Geum, vì có nhiều tảng đá lớn và nhiều hòn đảo nằm rải rác ngoài biển.
Hôm ra đây chơi thì trời lại đổ mưa. Biển nổi lên những cơn sóng cỡ vừa, nhưng nhóm chúng tôi nhất quyết đến thăm cho được kỳ quan trứ danh này, dù chuyện gì xảy ra cũng mặc kệ. Hae Geum Gang được xếp vào hạng thắng cảnh đẹp hàng thứ nhì trên toàn quốc. Chiếc tàu khá nhỏ, chở được khoảng 50-60 người. Trần thấp, khiến tôi phải khom người mới tới được chỗ ngồi. Khi ngồi xuống và nhìn ra cửa sổ, tôi thấy những con sóng cao ngang tới vai tôi, nên tôi cảm nhận được sóng cũng như chuyển động của con tàu. Máy bắt đầu nổ, và thế là chúng tôi bắt đầu ra khơi. Chiếc thuyền lắc lư và cơn mưa trút xuống, nhưng tôi biết rằng mình đang làm một cuộc ngao du, Khi tàu chạy xuyên qua giữa nhiều tảng đá đảo nhỏ, một đàn hải âu bay theo chúng tôi, và có một màn sương mù mát lạnh hơi nước đại dương.
Saja Bawi, một tác phẩm tự nhiên kỳ vĩ, do gió, nước và thời gian tạo ra ở Geoje – ảnh: Vincent Thái/Viễn Đông
Trong chừng 10 phút, chúng tôi, các nhà thám hiểm, đã ra tới “Saja Bawi”. Saja Bawi có nghĩa là Tảng Đá Sư Tử. Khối đá này được đặt tên như vậy là vì người ta có thể nhìn ra được cái đầu to và bộ lông của một con sư tử nơi tảng đá. Saja Bawi là tác phẩm tự nhiên kỳ vĩ, do gió, nước và thời gian tạo ra. Toàn bộ tảng đá trong giống như một chỏm núi bị thả rớt xuống một vùng biển sâu. Khi chúng tôi tiền gần hơn về phía Saja Bawi, chúng tôi bắt đầu chạy tới rất sát. Những bức tường càng lúc càng gần hơn. Những đợt sóng va vào chung quanh con tàu, nhưng thuyền trưởng cứ tiếp tục lái sâu hơn, len qua giữa những hòn đá tảng. Thực sự chúng tôi may mắn được đi vào bên trong và ở giữa Saja Bawi, vì chỉ lúc nào thủy triều xuống thấp, thì người ta mới đến đấy được. Cái hang này được gọi là Động Sipja, trông khá nhỏ, nhưng lớn cỡ bằng một chiếc ghe. Rồi tàu di chuyển vòng quanh, và quay lại hải cảng nơi chúng tôi xuất phát.
Vườn Bách Thảo trên Đảo Oedo – ảnh: Vincent Thái/Viễn Đông
Một gian phòng trên đảo Oedo, từng được dùng để quay phim truyện nhiều tập “Bản Tình Ca Mùa Đông” nổi tiếng – ảnh: Vincent Thái/Viễn Đông
Chặng dừng chân kế tiếp là Oedo (Ngoại Đảo). Hòn đảo này là một thứ phẩm của tình yêu, Khu vườn này được gọi là Vườn Bách Thảo Oedo. Nhiều người thích tới đây, để dạo chơi trên một tác phẩm xinh đẹp do tay con người sáng tạo. Mặc dù cư dân chính yếu trên hòn đảo này là các công nhân và người chủ vườn, nhưng trong suốt năm, ngày nào cũng có hàng trăm người tới đây. Vườn bách thảo tuyệt đẹp này do một đôi vợ chồng làm chủ, từ thập niên 1960. Cặp này sống trên hòn đảo Oedo, và bắt đầu trồng nên một khu vườn mỹ miều, cũng như xây một ngôi nhà cho mình để ở. Khi nhóm chúng tôi bước ra khỏi phà, rồi tiến lên những bậc thang dẫn lên tới đỉnh khu vườn, thì muôn loài kỳ hoa dị thảo, nhiều giống cây cối lạ lùng gây ngạc nhiên hết sức. Khu vườn này cũng là địa điểm nổi tiếng, và bộ phim truyện ăn khách của Hàn Quốc “Bản Tình Ca Mùa Đông” đã được quay tại đây. Trên đỉnh khu vườn tuyệt đẹp là những dải đất dài trồng đủ thứ hoa và đặt nhiều bức tượng, trông giống như một số nơi ở thành phố Rome bên nước Ý. Để lên tới đỉnh, du khách phải bước xuyên qua một mê cung với nhiều loài hoa đẹp. Vợ chồng chủ đã để cho thiên nhiên làm cho mọi sự vươn lên. Nếu có loài nào đó không sinh sôi nảy nở, thì những phần tàn tạ vẫn được để nguyên vẹn và vun bồi cho những loài cây cỏ chung quanh. Vì có nhiều giống hoa và cây cỏ, hòn đảo này cũng là chốn tụ cư của nhiều loài chim. Như sử sách còn ghi lại, khu vườn này được mở của cho công chúng vào ngoạn cảnh, ngay sau khi người chồng qua đời. Người chủ đã để lại vạt vườn này, để làm một biểu tượng cho mối tình nóng bỏng nồng cháy của đôi vợ chồng.
Cối xay gió trên Đồi Gió nhìn từ xa – ảnh: Vincent Thái/Viễn Đông
Sau chuyến thăm khu vườn kỳ thú, chúng tôi quay trở về hải cảng, đổ bộ lên một địa điểm được gọi là Đồi Gió. Ngọn đồi này nằm bên cạnh một thành phố hải cảng ngư nghiệp nhỏ. Vì hòn đảo có được một đường bờ biển lớn, nên nhiều ngư phủ có thể đanh cá ngay trên vùng duyên hải. Đồi Gió xinh xắn lạ thường, với những tảng đá trơn tru dọc theo bờ biển. Mặc dù ngọn đồi không cao lắm, nhưng gió biển lùa thẳng vào trong hải cảng thành phố. Đồi Gió cũng càng ngày càng trở thành nơi được ưa chuộng trong giới truyền thông, nhiều cuộc trình diễn và tác phẩm điện ảnh được quay tại những địa điểm khác nhau trên ngọn Đồi Gió.
Sau một ngày rảo khắp Geoje, rốt cuộc chúng tôi đi tới một bãi biển nhiều người ưa chuộng, tên là Bãi Biển Ngọc Huyền. Vào mùa hè, người ta đổ xô tới đây rất đông, đến mùa thu mới ngớt lại. Bãi biển độc đáo này mọc lên đầy những nhà hàng, những phòng khách hoạt động giải trí, và những chiếc thuyền có người chèo thuê. Có thể bạn thắc mắc vì sao lại gọi là Ngọc Huyền. Đơn giản thôi, vì bãi biển này không có cát trắng, mà chỉ được phủ bằng những lớp sỏi tròn trịa màu đen. Những tảng đá ở đây trơn láng chứ không nhọn. Có một điều làm cho bãi biển này trở thành độc nhất vô nhị, đó là khi sóng biển ập vào bờ, tiếng của nước và của đá khi nước rút ra lại ngoài biển tạo nên một âm thanh nhẹ nhàng, làm cho tâm hồn bạn êm đềm lại. Nói đơn giản, âm thanh ấy nghe giống như tiếng của một cây rain stick phát ra khi người ta lắc.
Nhìn ra từ căn phòng dùng quay “Bản Tình Ca Mùa Đông” – ảnh: Vincent Thái/Viễn Đông
Cối xay gió trên Đồi Gió nhìn từ xa – ảnh: Vincent Thái/Viễn Đông
Bãi Biển Ngọc Huyền vào đêm – ảnh: Vincent Thái/Viễn Đông
Bờ cát của Bãi Biển Ngọc Huyền – ảnh: Vincent Thái/Viễn Đông
Địa danh Geoje (Cự Tế) có nghĩa là sự cứu tế lớn lao. Cự là to, Tế là cứu giúp. Đây là hòn đảo lớn vào hàng thứ nhì ở Nam Hàn. Geoje gồm 10 hòn đảo có cư dân sinh sống, và 64 hòn đảo nguyên sơ. Trên khắp chùm đảo này có đầy những kỳ quan tuyệt vời, nhưng không phải là một chốn mà người ta thường tới. Có những chỗ cảnh đẹp thu hút du khách đến thăm trên hòn đảo này. Đảo Geoje rất tinh khiết và được cơ quan FDA của Hoa Kỳ công nhận là một khu vực có môi trường thiên nhiên sạch sẽ. Geoje là trung tâm của ngành kỹ nghệ đóng tàu thủy của Nam Hàn, với những công ty như Daewoo, Marine Engineering và Samsung. Trong khi đi phà ra tới hòn đảo lớn này, bạn có thể nhìn thấy những chiếc tàu đang được đóng do những công ty kỹ nghệ nặng ấy.
Chặng dừng chân đầu tiên tại Geoje là tảng đá đảo nổi tiếng, được mệnh danh là “Geoje Hae Geum Gang”. Điều lỳ lạ trong cái tên này là chữ “gang”. Gang nghĩa đen là sông (giang), nhưng hòn đảo này lại nằm ở mé của một đại dương. Nó được đặt tên Sông Hae Geum, vì có nhiều tảng đá lớn và nhiều hòn đảo nằm rải rác ngoài biển.
Hôm ra đây chơi thì trời lại đổ mưa. Biển nổi lên những cơn sóng cỡ vừa, nhưng nhóm chúng tôi nhất quyết đến thăm cho được kỳ quan trứ danh này, dù chuyện gì xảy ra cũng mặc kệ. Hae Geum Gang được xếp vào hạng thắng cảnh đẹp hàng thứ nhì trên toàn quốc. Chiếc tàu khá nhỏ, chở được khoảng 50-60 người. Trần thấp, khiến tôi phải khom người mới tới được chỗ ngồi. Khi ngồi xuống và nhìn ra cửa sổ, tôi thấy những con sóng cao ngang tới vai tôi, nên tôi cảm nhận được sóng cũng như chuyển động của con tàu. Máy bắt đầu nổ, và thế là chúng tôi bắt đầu ra khơi. Chiếc thuyền lắc lư và cơn mưa trút xuống, nhưng tôi biết rằng mình đang làm một cuộc ngao du, Khi tàu chạy xuyên qua giữa nhiều tảng đá đảo nhỏ, một đàn hải âu bay theo chúng tôi, và có một màn sương mù mát lạnh hơi nước đại dương.
Saja Bawi, một tác phẩm tự nhiên kỳ vĩ, do gió, nước và thời gian tạo ra ở Geoje – ảnh: Vincent Thái/Viễn Đông
Trong chừng 10 phút, chúng tôi, các nhà thám hiểm, đã ra tới “Saja Bawi”. Saja Bawi có nghĩa là Tảng Đá Sư Tử. Khối đá này được đặt tên như vậy là vì người ta có thể nhìn ra được cái đầu to và bộ lông của một con sư tử nơi tảng đá. Saja Bawi là tác phẩm tự nhiên kỳ vĩ, do gió, nước và thời gian tạo ra. Toàn bộ tảng đá trong giống như một chỏm núi bị thả rớt xuống một vùng biển sâu. Khi chúng tôi tiền gần hơn về phía Saja Bawi, chúng tôi bắt đầu chạy tới rất sát. Những bức tường càng lúc càng gần hơn. Những đợt sóng va vào chung quanh con tàu, nhưng thuyền trưởng cứ tiếp tục lái sâu hơn, len qua giữa những hòn đá tảng. Thực sự chúng tôi may mắn được đi vào bên trong và ở giữa Saja Bawi, vì chỉ lúc nào thủy triều xuống thấp, thì người ta mới đến đấy được. Cái hang này được gọi là Động Sipja, trông khá nhỏ, nhưng lớn cỡ bằng một chiếc ghe. Rồi tàu di chuyển vòng quanh, và quay lại hải cảng nơi chúng tôi xuất phát.
Vườn Bách Thảo trên Đảo Oedo – ảnh: Vincent Thái/Viễn Đông
Một gian phòng trên đảo Oedo, từng được dùng để quay phim truyện nhiều tập “Bản Tình Ca Mùa Đông” nổi tiếng – ảnh: Vincent Thái/Viễn Đông
Chặng dừng chân kế tiếp là Oedo (Ngoại Đảo). Hòn đảo này là một thứ phẩm của tình yêu, Khu vườn này được gọi là Vườn Bách Thảo Oedo. Nhiều người thích tới đây, để dạo chơi trên một tác phẩm xinh đẹp do tay con người sáng tạo. Mặc dù cư dân chính yếu trên hòn đảo này là các công nhân và người chủ vườn, nhưng trong suốt năm, ngày nào cũng có hàng trăm người tới đây. Vườn bách thảo tuyệt đẹp này do một đôi vợ chồng làm chủ, từ thập niên 1960. Cặp này sống trên hòn đảo Oedo, và bắt đầu trồng nên một khu vườn mỹ miều, cũng như xây một ngôi nhà cho mình để ở. Khi nhóm chúng tôi bước ra khỏi phà, rồi tiến lên những bậc thang dẫn lên tới đỉnh khu vườn, thì muôn loài kỳ hoa dị thảo, nhiều giống cây cối lạ lùng gây ngạc nhiên hết sức. Khu vườn này cũng là địa điểm nổi tiếng, và bộ phim truyện ăn khách của Hàn Quốc “Bản Tình Ca Mùa Đông” đã được quay tại đây. Trên đỉnh khu vườn tuyệt đẹp là những dải đất dài trồng đủ thứ hoa và đặt nhiều bức tượng, trông giống như một số nơi ở thành phố Rome bên nước Ý. Để lên tới đỉnh, du khách phải bước xuyên qua một mê cung với nhiều loài hoa đẹp. Vợ chồng chủ đã để cho thiên nhiên làm cho mọi sự vươn lên. Nếu có loài nào đó không sinh sôi nảy nở, thì những phần tàn tạ vẫn được để nguyên vẹn và vun bồi cho những loài cây cỏ chung quanh. Vì có nhiều giống hoa và cây cỏ, hòn đảo này cũng là chốn tụ cư của nhiều loài chim. Như sử sách còn ghi lại, khu vườn này được mở của cho công chúng vào ngoạn cảnh, ngay sau khi người chồng qua đời. Người chủ đã để lại vạt vườn này, để làm một biểu tượng cho mối tình nóng bỏng nồng cháy của đôi vợ chồng.
Cối xay gió trên Đồi Gió nhìn từ xa – ảnh: Vincent Thái/Viễn Đông
Sau chuyến thăm khu vườn kỳ thú, chúng tôi quay trở về hải cảng, đổ bộ lên một địa điểm được gọi là Đồi Gió. Ngọn đồi này nằm bên cạnh một thành phố hải cảng ngư nghiệp nhỏ. Vì hòn đảo có được một đường bờ biển lớn, nên nhiều ngư phủ có thể đanh cá ngay trên vùng duyên hải. Đồi Gió xinh xắn lạ thường, với những tảng đá trơn tru dọc theo bờ biển. Mặc dù ngọn đồi không cao lắm, nhưng gió biển lùa thẳng vào trong hải cảng thành phố. Đồi Gió cũng càng ngày càng trở thành nơi được ưa chuộng trong giới truyền thông, nhiều cuộc trình diễn và tác phẩm điện ảnh được quay tại những địa điểm khác nhau trên ngọn Đồi Gió.
Sau một ngày rảo khắp Geoje, rốt cuộc chúng tôi đi tới một bãi biển nhiều người ưa chuộng, tên là Bãi Biển Ngọc Huyền. Vào mùa hè, người ta đổ xô tới đây rất đông, đến mùa thu mới ngớt lại. Bãi biển độc đáo này mọc lên đầy những nhà hàng, những phòng khách hoạt động giải trí, và những chiếc thuyền có người chèo thuê. Có thể bạn thắc mắc vì sao lại gọi là Ngọc Huyền. Đơn giản thôi, vì bãi biển này không có cát trắng, mà chỉ được phủ bằng những lớp sỏi tròn trịa màu đen. Những tảng đá ở đây trơn láng chứ không nhọn. Có một điều làm cho bãi biển này trở thành độc nhất vô nhị, đó là khi sóng biển ập vào bờ, tiếng của nước và của đá khi nước rút ra lại ngoài biển tạo nên một âm thanh nhẹ nhàng, làm cho tâm hồn bạn êm đềm lại. Nói đơn giản, âm thanh ấy nghe giống như tiếng của một cây rain stick phát ra khi người ta lắc.
Nhìn ra từ căn phòng dùng quay “Bản Tình Ca Mùa Đông” – ảnh: Vincent Thái/Viễn Đông
Cối xay gió trên Đồi Gió nhìn từ xa – ảnh: Vincent Thái/Viễn Đông
Bãi Biển Ngọc Huyền vào đêm – ảnh: Vincent Thái/Viễn Đông
Bờ cát của Bãi Biển Ngọc Huyền – ảnh: Vincent Thái/Viễn Đông
Viết bình luận đầu tiên
Tin đọc nhiều
ĐỌC THÊM
"Khe vực ma ám" ở Nhật Bản nơi từng vùi sác của 55 kỹ nữ hoa khôi thời phong kiến Nhật
Thời điểm đó 1570 là Shingen gần chết, lúc đó vừa làm hoà với nhà Uesugi để tiến đánh Tokugawa, ngoài gạo với muối ra thì kim loại, vàng cũng ...
Cảnh tượng thị trấn Sapa đỏ rực như chìm trong “biển lửa” khiến du khách hốt hoảng nhưng thích thú
Sự tương phản giữa ánh sáng đỏ vàng của đèn đường và những lớp sương dày khiến cả thị trấn như chìm trong một khung cảnh siêu thực.
Người Sherpa – những người hùng thầm lặng và cô độc trên đỉnh Everest
Dân Sherpa được biết đến là một trong những nhóm người leo núi giỏi nhất thế giới. Nhiều người Sherpa làm dịch vụ dẫn đường và khuân vác hành lý, ...