Không kèn, không trống Hoa Kỳ biến mất trên sân chơi, mặc dù vài tháng trước Hoa Kỳ vẫn đứng đầu trong hai siêu cường Nga + Mỹ, nắm giữ vai trò chính trong chiến tranh Syria, và cũng không ai dám tiên liệu là Mỹ thất trận.
Hôm thứ Ba, 20 tháng 12, 2016, ngoại trưởng của ba quốc gia Nga, Iran và Turkey gặp nhau tại Moscow để thảo luận về một giải pháp chấm dứt chiến tranh Syria. Hai quốc gia có liên hệ nhiều đến cuộc chiến tranh đó là Hoa Kỳ và Kurk “được mời” đứng ngoài chơi, chưa kể nước “chủ nhà” Syria cũng không có tiếng nói trong một hội nghị quyết định số phận của họ.
Không kèn, không trống Hoa Kỳ biến mất trên sân chơi, mặc dù vài tháng trước Hoa Kỳ vẫn đứng đầu trong hai siêu cường Nga + Mỹ, nắm giữ vai trò chính trong chiến tranh Syria, và cũng không ai dám tiên liệu là Mỹ thất trận.
Giới quan sát còn cho là tổng tư lệnh quân đội Mỹ -Tổng Thống Obama- đã thành công trong chiến thuyết không để lính Mỹ phải chạm gót xuống chiến trường; họ ca ngợi ông tìm ra giải pháp “biển rộng, sông dài, vạn đại oai phong” - để quân đội Mỹ lâm chiến mà không tổn thất nhân mạng và quân phí quá nhiều, để không bao giờ còn sợ kiệt quệ nữa.
Đại diện Nga, Iran, và Turkey gặp nhau tại Moscow
Giờ này, không ai nói gì đến Ngoại Trưởng John Kerry, cũng không ai cần biết Obama phản ứng như thế nào. Hai nhân vật này không còn là khuôn mặt của Hoa Kỳ nữa; khuôn mặt mới của Hoa Kỳ -Tổng Thống đắc cử Donald Trump- thân thiện với Nga hơn.
Sự thắng cử của ông Trump tạo dễ dàng cho quân chính phủ Syria của tổng thống Bashar al-Assad chiến thắng trận Aleppo, với sự yểm trợ ồ ạt của không quân Nga; Tổng Thống Obama -sắp mãn nhiệm- không kéo dài sự trợ giúp cho kháng chiến quân Syria nữa, mà đang tìm cách gói ghém để giải quyết mọi liên hệ của Hoa Kỳ với chiến tranh Syria.
Uy tín của ông bị tổn thương vì 5 năm trước ông đòi tổng thống Assad từ nhiệm khi Assad sử dụng bom hóa học, giết thường dân Syria. Nhận xét về tình hình Syria, Tổng Thống đắc cử Trump dùng hai chữ “quá thảm,” và hứa sẽ lấy tiền của các quốc gia vùng Vịnh Persian để xây dựng những “an toàn khu” cho thường dân Syria sống và được bảo vệ.
Các quốc gia vùng Vịnh Persian
Cả hai việc “lấy tiền của các quốc gia vùng Vịnh Persian,” và xây dựng những “an toàn khu” đều khó làm, tốn kém, và đòi hỏi quân lực để bảo vệ những “an toàn khu” đó chống lực lượng khủng bố IS. Lực lượng này, dù đã kiệt quệ, vẫn còn khả năng chống cự quân đội Iraq, và với chiến thuật Kamikaze, vẫn còn có tiềm năng tấn công bằng xe bom bất cứ điểm nào trên thế giới; dẫn chứng cụ thể là cuộc khủng bố bằng xe tại Berlin hôm 19 tháng Chạp, 2016.
Sau kinh nghiệm tốn-kém-và-kiệt-quệ trong cuộc chiến tranh 10 năm, 1979-1989, chống du kích tại A Phú Hãn Nga không muốn ở lại Syria lâu hơn thời gian cần thiết để cứu sống chính phủ Assad, do đó Assad có thể cầu cứu tân Tổng Thống Donald Trump trong nỗ lực “xây dựng những “an toàn khu” cho dân Syria bằng tiền “của các quốc gia vùng Vịnh Persian,” như ông sẽ xây bức tường biên giới bằng tiền của Mexico.
Dù sao, sau hơn một năm yểm trợ Assad, Nga cũng đang có cơ may -nhờ cuộc bầu cử thay đổi chính quyền tại Mỹ- để chấm dứt sự tham chiến của Nga trong chiến thắng vinh quang. Nhiều người đang nêu lên câu hỏi “Nga có góp sực tạo ra cơ may đó không?”
Ông Andrew J. Tabler, một học giả kinh nghiệm tại viện Washington Institute for Near East Policy nhận định, “Người Nga đủ thông minh để hiểu là không ai biếu không cho họ bất cứ điều gì cả; họ phải tự đoạt lấy, và trong lúc Mỹ không còn trên chiến trường nữa, họ gọi người Turk và người Iran đến Moscow họp đại hội chia phần.”
Sau cuộc hội đàm Moscow, hai nước kia ở lại Syria lãnh phần và lãnh trách nhiệm, Nga rút lui.
Andrew J. Tabler
Hôm thứ Ba, ngoại trưởng Nga Sergey V. Lavrov hể hả nói với tổ chức International Syria Support Group (nhóm Quốc Tế Trợ Giúp Syria), “Một lần thảo luận giải quyết chiến tranh Syria với chính quyền Turkey hiệu quả hơn hai lần gặp John Kerry để chỉ nói loanh quanh.”
Dù nhìn từ bất cứ góc cạnh nào, người bàng quang cũng không thể nói là Lavrov còn nể nang Hoa Kỳ tí nào nữa cả. Phát ngôn viên ngoại giao Hoa Kỳ John Kirby nói Ngoại Trưởng Kerry đã gọi điện thoại cho cả ngoại trưởng Nga lẫn ngoại trưởng Thổ (Turkey) để cảnh cáo họ là những toan tính của họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Ông Kerry cảnh cáo hai ông này là cuộc hội họp của họ tại Moscow sẽ không đưa Syria đến gần hòa bình hơn, vì những quốc gia phó hội vẫn ủng hộ Tổng Thống Assad. Ông không ý thức được là người chủ trương hạ bệ Assad -Tổng Thống Hoa Kỳ Obama- không còn một ảnh hưởng nhỏ nào trên chiến trường Syria nữa cả. Nhiều đơn vị kháng chiến quân thân Mỹ đang tan rã vì không còn được tài trợ và yểm trợ bằng không lực Hoa Kỳ nữa.
Nguồn gốc của chiến tranh Syria là cuộc nổi dậy của dân chúng chống chính quyền Assad độc tài và đối xử tàn nhẫn với họ; họ được Tổng Thống Obama yểm trợ, nhưng không trực tiếp và ồ ạt như cuộc chiến tranh Tổng Thống George W. Bush phát động chống nhà độc tài Saddam Hussein của Iraq.
Giới quan sát diễn dịch thái độ ngần ngại và gián tiếp tham chiến của Obama là “chim trúng thương, sợ cây cong” -ông Obama không muốn đi vào vết xe đổ.
Có thể tân Tổng Thống Donald Trump tìm được lối thoát mới: đồng ý để Nga giải quyết chiến tranh Syria và đối phó với IS. Nhưng Nga có nhận gánh nặng đó không? Xa hơn nữa, có nhận thêm gánh nặng Iraq không?
Chính Trump trả lời câu hỏi này khi ông nói ông sẽ xây dựng những “an toàn khu” cho dân Syria bằng tiền “của các quốc gia vùng Vịnh Persian.”
Xuất thân và làm giầu bằng nghề địa ốc, việc ông thích xây dựng cũng chỉ là một chuyện rất phải mà thôi; ước mong ông thành công với những bức tường ông sắp xây, vì cuộc thất trận của ông Obama tại Syria đã là lần thứ nhì Hoa Kỳ bị du kích quân đánh bại.
Nhưng dù Trump có thua quân IS trên chiến trường Trung Đông, thì đó cũng mới chỉ là lần thua thứ ba -vẫn bất quá tam, chưa quá ba lần dại, để lần sau, người sau, học khôn.
Viết bình luận đầu tiên
ĐỌC THÊM
Nguồn gốc người da đỏ bản địa ở Mỹ
Họ tìm ra Châu Mỹ lúc đó đã có người sống rồi. Nhưng dân da trắng Âu Châu đem văn mình của mình chiếm lấy chủ quyền và đưa người ...
Bồ Tát Quán Thế Âm là ai?
Chúng ta thường nghe nhắc đến các vị Bồ tát như Quán Thế Âm, Văn Thù, Phổ Hiền..., vậy những ai được gọi là Bồ tát?
Đại tá Hung Cao đừng coi thường người Á Châu
Cao Hùng, một người nhập cư, đã đến Hoa Kỳ cùng cha mẹ với tư cách là người tị nạn từ Việt Nam vào năm 1975.