Horack cho rằng ngoài việc trung thực về thu nhập của mình, các cặp vợ chồng hạnh phúc không giấu diếm tiền hay những sai lầm họ mắc khi cho tiêu. Cô cảnh báo rằng việc giấu diếm sai lầm trong tiêu xài sẽ tạo ra sự nghi ngờ giữa đôi bên và tạo ra tình hình căng thẳng hơn nữa giữa cả hai.
(Getty Images)
Bài ĐOAN TRANG
Chelsea và tôi ngồi trong một quán cà phê. Cô ấy nhìn chằm chằm vào ly cà phê, giọng tức tối, nói, "Vợ chồng mình lúc nào cũng gây nhau về chuyện tiền nong. Hôm qua mình tuyên bố từ nay anh ấy không được mua bất cứ cái gì nếu chưa hỏi ý của mình. Nghe xong anh ấy đùng đùng nổi giận, nói rằng mình đang lấy hết đi niềm vui của anh ấy.”
"Khi tranh cãi về tiền nong, bạn nói gì trước?" tôi hỏi.
Không chần chừ, Chelsea đáp lại, "Thì phản đối việc chi tiêu của anh ấy chứ còn gì nữa! Justin (tên người chồng của Chelsea) tiêu tiền như nước, không suy nghĩ. Gặp gì anh ta cũng mua, mà những thứ anh ta mua đâu có rẻ rúng gì, có thứ xài được, có thứ mua xong rồi để đó cả năm không thấy anh ấy đụng tới. Mà mình là người trả bill hàng tháng. Thế mới đau!"
Bạn có bao giờ trong tình huống tương tự như Chelsea và Justin không? Nếu có, cũng bình thường thôi, vì vấn đề tiền bạc luôn là sự đầu mối căng thẳng quan hệ hôn nhân gia đình. Có ít các cặp vợ chồng tiêu tiền giống y như nhau, thường thì nếu người chồng tiêu xài thiếu kiểm soát, vợ sẽ là người kềm lại, và ngược lại.
Các chuyên gia tư vấn khuyên các cặp vợ chồng đừng để những đồng tiền hủy hoại cuộc hôn nhân, phá vỡ hạnh phúc gia đình.
Thật ra chẳng có công thức hay phép thuật bí mật nào để làm nên một cuộc hôn nhân thành công, nhưng vẫn có những bước mà bất cứ cặp vợ chồng nào cũng có thể thực hiện để gia tăng khả năng đem lại một cuộc hôn nhân hạnh phúc dài lâu, bắt đầu từ tài chính.
Khi kết hôn, bạn không chỉ cam kết rằng sẽ san sẻ cuộc sống với chồng/vợ, mà còn phải chia sẻ việc tài chính của mình với người đó. Khi ấy, mọi quyết định có liên quan tới tiền bạc mà bạn đưa ra, bất kể là gì đều có thể ảnh hưởng tới người bạn đời của mình.
Ngay sau khi kết hôn, các cặp vợ chồng thường chia sẻ với nhau mọi thứ về tình hình tài chính của bản thân như tiền lương, nợ thẻ tín dụng, tiền trợ cấp cho vay của sinh viên hay bất kể thứ gì có thể ảnh hưởng tới kinh tế của gia đình trong tương lai.
Pam Horack, nhà hoạch định kế hoạch tài chính có giấy chứng nhận CFP (Certified Financial Planner) và là phóng viên các trang mạng về quản lý tài chính, cho biết: "Các cặp vợ chồng hạnh phúc thường ngồi xuống và bàn với nhau một cách trung thực về số tài sản mà họ có, điều này giúp đôi bên hiểu rõ hơn về tiền tình hình tài chính của gia đình, và từ đó kiểm soát được việc chi tiêu."
Khi nói về việc kiếm tiền và hôn nhân thì số lượng của cải của hai bên không quan trọng, điều quan trọng là cả hai có thể cùng nhau đi đến các quyết định và luôn tôn trọng ý kiến của nhau.
Khi các cặp vợ chồng tranh cãi về vấn đề tiền nong, Katie Burke, CFP, nói: "Hãy cởi mở và trung thực. Tôi nghĩ việc cả hai có bất đồng quan điểm không có gì là xấu. Vì việc lắng nghe người khác nói, dù điều họ nói có lý với bạn hay không, cũng sẽ giúp bạn có thêm một góc nhìn khác về vấn đề hiện có, nên hãy luôn cởi mở và lắng nghe."
Mỗi mối quan hệ đều khác nhau, và việc tài chính của các cặp vợ chồng cũng vậy. Các cặp vợ chồng nên bàn với nhau về tài khoản ngân hàng chung của mình, ai thanh toán loại hóa đơn nào và họ sẽ cùng dùng số tiền cá nhân của mình như thế nào một cách ăn ý. Mấu chốt là ở việc cả hai phải rõ ràng với nhau về việc chi tiêu.
Horack còn nói, "Có lúc bạn sẽ nghĩ, Chà, chồng/vợ mình có $500 dư mỗi tháng và mình chả biết anh/cô ta dùng nó vào việc gì, nhưng cũng không sao. Bạn đã làm đúng. Hãy biết tin tưởng và cho phép họ dùng phần tiền riêng của họ vào việc họ muốn, có ranh giới nhất định chứ đừng quá kiểm soát trong việc tài chính."
Các cặp vợ chồng hạnh phúc luôn đoàn kết và bước tới cùng nhau, và họ luôn luôn chia sẻ với để chắc chắn rằng cả hai không ai bị tụt lại trên con đường đang đi.
Pamela Capalad, CFP và người sáng lập Brunch and Budget, chia sẻ, "Tuy cả hai đều có cách dùng tiền riêng, nhưng nếu cả hai biết rằng họ đều đang cố gắng đạt tới cùng một mục tiêu xa phía trước, họ sẽ dễ dàng cùng nhau đưa ra những quyết định nhằm đưa đôi bên tới mục tiêu đó nhanh chóng hơn."
Bạn có muốn cùng nhau mua một căn nhà? Hay dành dụm tiền cho khi cả hai có con? Bạn sẽ để dành bao nhiêu tiền trong tổng số tiền lương của mình cho lúc cả hai nghỉ hưu? Các cặp vợ chồng hạnh phúc thường bàn với nhau về những vấn đề này hằng năm để họ có thể điều chỉnh lại mục tiêu chung của nhau một cách hợp lí hơn.
Dù bạn có tài khoản nhà băng chung hay không, khi kết hôn thì việc chi trả tiền nhà, chợ búa, thuế các loại đủ loại trở thành trách nhiệm chung của đôi bên. Các cặp vợ chồng hạnh phúc không tự nghĩ rằng người kia sẽ lo phần nào trong trách nhiệm đó, họ phân chia trách nhiệm đó ra một cách rõ ràng.
Capalad nói, "Hãy quyết định bạn sẽ quản lí việc tài chính như thế nào và ai lo phần nào. Hãy phân chia việc thanh toán hợp lý và đừng tự đơn phương mặc định rằng ai phải lo tiền này, ai phải lo tiền kia khi chưa bàn bạc với người kia."
Ai nấy cũng có mục tiêu riêng, và để một cuộc hôn nhân được suôn sẻ, bạn phải biết tôn trọng những sự lựa chọn của người kia, bao gồm cả việc thoải mái với lối xài tiền của người kia dù nó có khác cách bạn xài tiền đi nữa.
Capalad cũng nói thêm, "Đừng phát xét chồng/vợ của bạn vì cách họ tiêu tiền, nếu bạn thật sự nghĩ người đó có vấn đề với việc chi xài thì đã đến lúc nói chuyện một cách lịch sự và trung thực với họ. Còn nếu bạn chỉ cảm thấy khó chịu khi thấy họ dùng tiền để mua những thứ mà bản thân bạn sẽ không mua thì hãy bình tĩnh."
Horack cũng đồng ý và nhấn mạnh việc nên tin tưởng và để chồng/vợ của mình dùng tiền vào thứ khiến họ cảm thấy hạnh phúc, miễn sao việc đó không gây ảnh hưởng tiêu cực tới tài chính của hai bên là được.
Theo Horack, bạn hãy xài ít hơn số tiền bạn nghĩ rằng bạn cần xài. Cô ấy nhấn mạnh rằng, "Mọi thứ mà bạn có chỉ là tạm thời thôi. Bạn có phải mua một căn nhà nhỏ hơn khi con mình dọn vào trường đại học không? Bao lâu thì bạn sẽ đổi chiếc xe mắc tiền mà mình mua để mua một chiếc đời mới mắc tiền khác? Rốt cuộc thì những thứ to tát mà bạn bỏ tiền ra mua cũng không phải vĩnh cửu như bạn nghĩ lúc mới mua về.”
Capalad nói thêm, "Các cặp vợ chồng hạnh phúc không bao giờ giấu tiền và cũng không dùng việc đó làm luận điểm trong lúc oán giận hay làm vũ khí khi cãi vã.”
Horack cho rằng ngoài việc trung thực về thu nhập của mình, các cặp vợ chồng hạnh phúc không giấu diếm tiền hay những sai lầm họ mắc khi cho tiêu. Cô cảnh báo rằng việc giấu diếm sai lầm trong tiêu xài sẽ tạo ra sự nghi ngờ giữa đôi bên và tạo ra tình hình căng thẳng hơn nữa giữa cả hai.
Nhưng nếu gộp chung tài chính của hai thành một có thể sẽ bất tiện và khiến một trong hai người, hoặc cả hai, không thoải mái, vì khi đó thì việc chi tiêu sẽ không còn hoàn toàn thuộc vào quyền quyết định của bạn nữa, và nó có thể ảnh hưởng tới người kia. Vì thế trước khi quyết định xem bạn sẽ dùng tiền khi nào và như thế nào là rất quan trọng, nên hãy tạo ra một số quy tắc cơ bản về việc quản lý tiền bạc hiệu quả nhất mà đôi bên có thể cùng đồng thuận.
Capalad nói, "Khi đối phó với vấn đề tài chính thì trước hay sau cả hai cũng sẽ bị stress, nhưng rốt cuộc tiền bạc là thứ quan trọng trong việc nuôi dưỡng mối quan hệ đôi bên."
Tiền bạc có thể là lý do của nhiều cuộc tranh luận, nhưng đừng để nó kiểm soát mối quan hệ vợ chồng của bạn. Những cặp vợ chồng hạnh phúc không đặt quá nặng lên chuyện tiền bạc, họ dùng nó để tiếp lửa cho mục tiêu của nhau.
(Theo Focusonthefamily.com, Businessinsider.com)
Viết bình luận đầu tiên
ĐỌC THÊM
Lớn tiếng không rời bỏ, cãi vả không chia ly, đó mới chính là hôn nhân bền vững
Hôn nhân cái gốc là tình yêu. Trong tình yêu bao hàm sự tôn trọng, chia sẻ, hy sinh và lắng nghe... Làm gì có chuyện cãi vã và lớn ...
Sau 5 năm từ chối lời cầu hôn của một đại gia, cô gái điếng người khi gặp lại người cũ
Hành động của cô người yêu lúc đó khiến tôi rụng rời, bủn rủn hết cả chân tay và không thể tin được rằng đây chính là sự thật.
Cả hai phải làm gì để giữ hôn nhân không... dễ vỡ?
Ly hôn xanh là cụm từ rất phổ biến mô tả hiện tượng ly hôn của các cặp đôi mới kết hôn trong vòng 5 năm; Một số điều nhỏ ...