Du Lịch

Làm sao để du khách trở lại Ai Cập?

Thursday, 05/05/2011 - 07:24:49

Có lẽ đây là câu hỏi đặt ra cho các nhà làm du lịch ở Ai Cập, trong bối cảnh đất nước vừa trải qua cơn khủng hoảng chính trị ...

Đến Ai Cập (kỳ 3)  

Thomas Trương – Hạnh Liên/Viễn Đông

dukhachaicap1.jpg

Lính tự nhiên ngồi bảo vệ du khách – ảnh: Hạnh Liên (gửi cho Viễn Đông)


Có lẽ đây là câu hỏi đặt ra cho các nhà làm du lịch ở Ai Cập, trong bối cảnh đất nước vừa trải qua cơn khủng hoảng chính trị tồi tệ. Điều này đã biến đổi vận mạng đất nước Ai Cập. Các địa điểm quanh kim tự tháp lớn Giza, một kỳ quan của thế giới cổ đại, tượng Nhân Sư và khu nghĩa địa Sakkara đã gần như vắng bóng khách du lịch. Cuộc cách mạng đã làm thay đổi một thể chế ở xứ sở của các vua Pha-ra-ôn.
Bất ổn chính trị từng là nổi khiếp sợ của du khách, nhất là du khách ngoại quốc. Sau gần một tháng, mọi sự tương đối ổn định trở lại với một chính phủ mới chuyển tiếp sang dân chủ. Tuy nhiên việc tái kiến thiết ngành du lịch Ai Cập đang là nỗi ưu tư của những nhà làm du lịch ở đất nước “du lịch” này. Họ tìm mọi cách để thu hút khách du lịch trở lại các kim tự tháp hùng vĩ,  các du thuyền trên sông Nile lãng mạn, thăm bảo tàng Ai Cập vừa mới mở cửa trở lại gần đây. Cuộc cách mạng thành công đã hình thành một nền dân chủ non nớt, có lẽ sẽ trở thành một khẩu hiệu, "Thêm một lý do để đến thăm Ai Cập".

dukhachaicap2.jpg

Nhiều người dân xếp hàng chờ trợ cấp – ảnh: Hạnh Liên (gửi cho Viễn Đông)

Hàng trăm sinh viên tại thành phố Giza đã tập trung lại với những tấm bảng đề "Egypt is safe". Với hy vọng thông điệp này sẽ truyền đến phần còn lại của thế giới. "Hãy nói bạn bè của bạn đừng sợ cuộc cách mạng. Đây là một Ai Cập mới và đất nước này chào đón bạn". Những người cưỡi lạc đà, thanh thiếu niên với những chú ngựa phi nước kiệu và cỗ xe kéo, hướng dẫn viên du lịch, những người bán bưu thiếp và tượng Nhân Sư bằng nhựa ở Giza… Tất cả đều than thở về sự cạn kiệt của các tour du lịch. Thay cho khách ngoại quốc, các nhóm người Cairo, nhiều người mang theo lá cờ tổ quốc đã tận dụng mức vé giảm giá để khám phá di sản phong phú của đất nước họ. Ở kim tự tháp Giza có từ 2.600 năm trước Công Nguyên, việc di chuyển lên phần trên cùng của kim tự tháp chính, được làm từ hơn 2 triệu khối đá vôi, nay được thực hiện một cách dễ dàng hơn nhờ vắng khách. Tại thành cổ Cairo, một pháo đài ngoạn mục thời Trung Cổ được xây dựng để tăng cường bảo vệ thành phố, chống lại quân thập tự chinh, nay có những sinh viên yêu nước tình nguyện làm sạch thành lũy và sơn lại lan can. Trong khi số khác sơn lại trụ cột, những cây cầu vượt bằng những màu sắc mang tính dân tộc. Hàng chục du khách bất chấp cuộc cách mạng để đến với Bảo Tàng Ai Cập khi vừa mở cửa trở lại vào ngày 20-2 vừa qua. Họ đã được chào đón bằng hoa hồng. Đối với những khách đến thăm thành cổ, rào chắn đã được nâng lên, chiến sĩ quân đội đứng quanh canh gác, giơ tay hình chữ V biểu tượng cho chiến thắng và hô vang: "Chào mừng bạn đến với Ai Cập". "Hôm nay có thêm hai khách du lịch, có thể là 20 khách vào ngày mai". Việc đặt vé du lịch hồi phục rất nhanh chóng. Hướng dẫn viên và nhà Ai Cập học Wagih Thabit phát biểu: "Ngành du lịch ở Ai Cập có thể bị ‘ốm’, nhưng sẽ không bao giờ chết".

dukhachaicap3.jpg

Đường phố Ai Cập – ảnh: Hạnh Liên (gửi cho Viễn Đông)

Thế giới ngày nay không còn nghe nhiều những chuyện biểu tình hay phản đối chính phủ mới ở Ai Cập. Có thể nói du lịch Ai Cập như thể “sau cơn mưa trời lại sáng”. Tin tốt ấy đã lan sang nhiều nước khác. Việc đi du lịch đến Ai Cập được quảng bá với nhiều hình thức: giảm giá và khuyến mãi để khuyến khích ngành du lịch. Hầu hết các dịch vụ du lịch hiện tại ở Ai Cập đã giảm giá đến mức thấp nhất, để mời mọc du khách hãy đến với các kim tự tháp, hãy khám phá kho tàng huyền bí về các vua Pha-ra-ôn thời cổ đại.

dukhachaicap4.jpg

Phụ nữ Ai Cập với chiếc khăn choàng cổ điển – ảnh: Hạnh Liên (gửi cho Viễn Đông)

dukhachaicap5.jpg

Phố xá xập xệ – ảnh: Hạnh Liên (gửi cho Viễn Đông)

dukhachaicap6.jpg

Những khu chung cư mới nhanh chóng mất đi vẻ hào nhoáng – ảnh: Hạnh Liên (gửi cho Viễn Đông)

dukhachaicap7.jpg

Đi xe kiểu Ai Cập thời kinh tế khó khăn – ảnh: Hạnh Liên (gửi cho Viễn Đông)

dukhachaicap8.jpg

Những khu vui chơi ven sông Nile giờ hoang sơ – ảnh: Hạnh Liên (gửi cho Viễn Đông)

dukhachaicap9.jpg

Những khu nhà xập xệ bên bờ sông Nile – ảnh: Hạnh Liên (gửi cho Viễn Đông)

dukhachaicap10.jpg

Bảo tàng viện vắng du khách – ảnh: Hạnh Liên (gửi cho Viễn Đông)

Viết bình luận đầu tiên

Advertisement

MỚI CẬP NHẬT