Mỗi khi bán nhà, chủ nhà (homeowner) phải trả một khoản lệ phí cho công ty xây nhà (developer) gọi là lệ phí bán lại nhà cho người khác “resale ...
Vũ Đức Hiền/Viễn Đông
Quí vị từng là người trong cuộc hay là nạn nhân của chuyện này chưa? Hoặc đã bao giờ nghe có chuyện này chưa?
Quí vị từng là người trong cuộc hay là nạn nhân của chuyện này chưa? Hoặc đã bao giờ nghe có chuyện này chưa?
Mỗi khi bán nhà, chủ nhà (homeowner) phải trả một khoản lệ phí cho công ty xây nhà (developer) gọi là lệ phí bán lại nhà cho người khác “resale fees”.
Nếu quí vị chưa từng nghe, thì nên tin đây là một chuyện khó tin nhưng có thật. Còn nếu quí vị từng ký bản hợp đồng mua căn nhà mới xây, mà không chịu đọc từng hàng chữ nhỏ chi chít, dày đặc nhiều trang giấy, với đủ mọi thứ điều khoản ràng buộc chặt chẽ, thì quí vị sẽ tự đặt mình trong hoàn cảnh “bút sa gà chết”.
Vào những ngày tới đây, nếu Quốc hội Liên bang Hoa Kỳ không thông qua một dự luật cấm công ty xây cất, thâu lấy một khoản lệ phí mỗi khi người chủ nhà bán nhà, quí vị nào đi mua nhà mới xây cất nên cẩn thận. Cần đọc thật cẩn thận bản hợp đồng mua, trước khi đặt bút ký. Nếu cần, nhờ một luật sư đọc và giải thích tường tận trước khi ký để tránh hối hận về sau.
Lệ phí bán lại căn nhà (Resale Fees) còn được gọi dưới nhiều tên khác nhau, như lệ phí thu hồi vốn (Capital Recovery Fees), lệ phí chuyển nhượng tư nhân (Private Transfer Fees). Dù là núp dưới một cái tên nào, nó vẫn chỉ là khoản lệ phí mà công ty xây cất nhà muốn lấy từ người bán căn nhà, mỗi khi căn nhà đổi chủ, trong một hạn kỳ nào đó (thí dụ từ 1 năm đến 5 năm, 10 năm chẳng hạn).
Thật ra, đây cũng không phải là điều mới lạ.
Những người mua nhà mới ở California hay Arizona, Nevada vào dịp thị trường “hot” mấy năm trước, có thể đã bị công ty xây cất bắt ký tờ giấy cam kết, nếu bán nhà lại trong một hai năm đầu làm chủ, phải trả cho công ty xây nhà một số tiền. Số tiền này là bao nhiêu hoặc là tỉ lệ nào trên giá mua nhà, được viết trên bản hợp đồng chuyển giao tài sản.
Điều khoản này đặt ra nhằm ngáng cẳng các người mua nhà là nhà đầu tư ăn sổi (flippers). Khi thị trường sôi bỏng, một số người có tiền hoặc cả nhà đầu tư chuyên nghiệp, tung tiền mua nhà, rồi sau đó bán lại khi vừa xây xong, hoặc chỉ vài tháng sau, kiếm lời. Trong khi đó, hàng trăm, hàng ngàn người muốn mua nhà đứng xếp hàng chầu chực ngày này sang ngày khác, mà không mua được nhà, chỉ để ở. Hoặc nếu mua được, thì giá nhà cũng bị đội lên chóng mặt. Giá nhà của công ty xây cất gia tăng hàng tuần, cứ tuần sau giá nhà cao hơn tuần trước.
Nhưng mới đây, báo New York Times có một bài viết gây kinh ngạc mọi người về khoản lệ phí nói trên. Nó rất oái oăm, chứ không phải bình thường dễ hiểu, mà vì vậy đã kích thích giới lập pháp chen vào hành động.
Báo New York Times cho hay, một cặp vợ chồng mua được căn nhà lý tưởng của họ sau bao ngày tháng ấp ủ, về sau, họ khám phá ra rằng công ty xây cất viết trong bản hợp đồng bán nhà, là họ sẽ thu 1% trên giá bán căn nhà đó mỗi khi nó được bán lại trên thị trường. Chẳng những vậy, thời hạn có hiệu lực thâu hồi lệ phí đó kéo dài tới 99 (chín mươi chín) năm. Trong khoảng thời gian dài một thế kỷ đó, ai làm chủ nhà đó, cũng phải nạp mạng cho công ty xây cất 1% trên giá bán.
Căp vợ chồng nói trên cũng giống như hầu hết tất cả những người đi mua nhà khác, là không bao giờ đọc hết tất cả các điều khoản trên một tập hợp đồng, bản văn khác nhau. Người ta tưởng rằng, bản hợp đồng nào cũng giống nhau, cũng theo những “tiêu chuẩn” như nhau, nên có đọc, có thắc mắc, mình cũng không thể thay đổi được gì. Bởi vậy, khi người ta chỉ vào từng hàng bảo ký, thì quẹt đại chữ ký vào đó một cách ngoan ngoãn.
Tới khi biết được rằng, mình đã đồng ý để công ty xây cất lấy 1% tiền bán căn nha,ø thì mọi chuyện đã xong rồi, lỡ rồi.
Nhưng tại sao công ty xây cất lại chơi trò này?
Trên bài báo của tờ New York Times, người ta thấy giải thích là “Nhiều công ty xây cất gia cư nhận thấy lệ phí bán lại căn nhà là một cách rất sáng tạo, để chính họ có thể dễ đi vay được tiền (để xây nhà bán kiếm lời) cho những dự án sau. Họ hy vọng một ngày kia, họ có thể dùng những số tiền lệ phí đó như một thứ bảo đảm cho số tiền sẽ vay, hoặc cũng có thể sử dụng như một thứ tiền mặt, nếu những khỏan lệ phí đó được gộp trong chứng khoán (nợ thế chấp nhà), được mua qua bán lại trên thị trường chứng khoán Wall Street”.
Liệu cái thứ lệ phí đó có hợp pháp hay không? Tạm thời thì họ có thể thâu lệ phí đó, nhưng có thể sẽ trở thành bất hợp pháp trong không bao lâu nữa.
Tháng 9 vừa qua, hai dân biểu liên bang Maxine Waters (đơn vị Los Angeles) và Albio Sires (đơn vị New Jersey), đệ trình dự luật có tên là “Home Equity Protection Act of 2010”. (Đạo luật bảo vệ phần trị giá tài sản thuộc chủ nhà). Đạo luật này nhằm điều chỉnh lại điều khoản của đạo luật “Real Estate Settlement Procedures Act” có từ lâu, và thường đựơc gọi tắt là “RESPA”, trong đó, sẽ cấm thu lệ phí khi bán lại căn nhà (resale fees).
Các người hậu thuẫn cho dự luật tin rằng, người chủ căn nhà đang và sẽ bị công ty xây cất cướp mất ít tiền mỗi khi căn nhà bán chuyền tay.
Bên cạnh dự luật, Cục Tài Chánh Gia Cư Liên Bang (Federal Housing Finance Agency), cũng đề nghị một biện pháp tương tự. Tức là cấm hai định chế tài trợ Fannie Mae và Freddie Mac mua lại các món nợ thế chấp, hoặc bảo đảm cho các món nợ thế chấp, mà trong đó có điều khoản cho phép công ty xây nhà lấy lệ phí bán nhà cho người khác.
Hiện đang có những tổ chức quần chúng được hình thành, để chống lại điều khoản đòi thu lệ phí chuyển nhượng bất động sản.
“Lệ phí chuyển nhượng bất động sản không đem thêm giá trị gì cho căn nhà. Không những vậy, lại còn tệ hơn là trò cướp đoạt nhắm vào những người chủ nhà thành thật”. Một tổ chức có tên là “Coalition to Stop Wall Street Home Resale Fees” tố cáo trong một bản văn. Tổ chức này cảm ơn hai dân biểu Waters và Sires, đã nhận ra được sự nguy hiểm của cái thứ lệ phí bất bình thường, bám vào cái tài sản mà công ty xây cất đã bán xong xuôi, đã lấy tiền rồi mà vẫn còn đeo đẳng để gỡ gạc hàng chục năm sau này.
“Dự luật Home Equity Protection Act of 2010 là một bước mạnh mẽ tiến về đằng trước, để giúp giới tiêu thụ trên khắp mọi nơi cả nước, ngăn chặn các phí tổn gia tăng khi làm chủ một căn nhà.” Evan Fueguet, một chuyên gia cố vấn của tổ chức Center for Respobsible Lending, nhận định: “Thay vì đóng vai trò chuyển nhượng tài sản hỗ trợ sự phát triển cộng đồng, giúp mọi người cái khả năng làm chủ nơi mình cư ngu,ï hay hỗ trợ bảo vệ môi sinh, những thứ lệ phí đánh vào sự sang nhượng tài sản không có ích lợi gì cho cả người bán nhà cũng như người mua nhà. Nó làm cho người ta nghĩ đến những hành động vô trách nhiệm, mà mọi người nhìn thấy trong giai đoạn mấy năm trước, có hàng triệu người vay tiền dễ dàng, dù họ không có khả năng chịu đựng món nợ”.
Nếu quí vị chưa từng nghe, thì nên tin đây là một chuyện khó tin nhưng có thật. Còn nếu quí vị từng ký bản hợp đồng mua căn nhà mới xây, mà không chịu đọc từng hàng chữ nhỏ chi chít, dày đặc nhiều trang giấy, với đủ mọi thứ điều khoản ràng buộc chặt chẽ, thì quí vị sẽ tự đặt mình trong hoàn cảnh “bút sa gà chết”.
Vào những ngày tới đây, nếu Quốc hội Liên bang Hoa Kỳ không thông qua một dự luật cấm công ty xây cất, thâu lấy một khoản lệ phí mỗi khi người chủ nhà bán nhà, quí vị nào đi mua nhà mới xây cất nên cẩn thận. Cần đọc thật cẩn thận bản hợp đồng mua, trước khi đặt bút ký. Nếu cần, nhờ một luật sư đọc và giải thích tường tận trước khi ký để tránh hối hận về sau.
Lệ phí bán lại căn nhà (Resale Fees) còn được gọi dưới nhiều tên khác nhau, như lệ phí thu hồi vốn (Capital Recovery Fees), lệ phí chuyển nhượng tư nhân (Private Transfer Fees). Dù là núp dưới một cái tên nào, nó vẫn chỉ là khoản lệ phí mà công ty xây cất nhà muốn lấy từ người bán căn nhà, mỗi khi căn nhà đổi chủ, trong một hạn kỳ nào đó (thí dụ từ 1 năm đến 5 năm, 10 năm chẳng hạn).
Thật ra, đây cũng không phải là điều mới lạ.
Những người mua nhà mới ở California hay Arizona, Nevada vào dịp thị trường “hot” mấy năm trước, có thể đã bị công ty xây cất bắt ký tờ giấy cam kết, nếu bán nhà lại trong một hai năm đầu làm chủ, phải trả cho công ty xây nhà một số tiền. Số tiền này là bao nhiêu hoặc là tỉ lệ nào trên giá mua nhà, được viết trên bản hợp đồng chuyển giao tài sản.
Điều khoản này đặt ra nhằm ngáng cẳng các người mua nhà là nhà đầu tư ăn sổi (flippers). Khi thị trường sôi bỏng, một số người có tiền hoặc cả nhà đầu tư chuyên nghiệp, tung tiền mua nhà, rồi sau đó bán lại khi vừa xây xong, hoặc chỉ vài tháng sau, kiếm lời. Trong khi đó, hàng trăm, hàng ngàn người muốn mua nhà đứng xếp hàng chầu chực ngày này sang ngày khác, mà không mua được nhà, chỉ để ở. Hoặc nếu mua được, thì giá nhà cũng bị đội lên chóng mặt. Giá nhà của công ty xây cất gia tăng hàng tuần, cứ tuần sau giá nhà cao hơn tuần trước.
Nhưng mới đây, báo New York Times có một bài viết gây kinh ngạc mọi người về khoản lệ phí nói trên. Nó rất oái oăm, chứ không phải bình thường dễ hiểu, mà vì vậy đã kích thích giới lập pháp chen vào hành động.
Báo New York Times cho hay, một cặp vợ chồng mua được căn nhà lý tưởng của họ sau bao ngày tháng ấp ủ, về sau, họ khám phá ra rằng công ty xây cất viết trong bản hợp đồng bán nhà, là họ sẽ thu 1% trên giá bán căn nhà đó mỗi khi nó được bán lại trên thị trường. Chẳng những vậy, thời hạn có hiệu lực thâu hồi lệ phí đó kéo dài tới 99 (chín mươi chín) năm. Trong khoảng thời gian dài một thế kỷ đó, ai làm chủ nhà đó, cũng phải nạp mạng cho công ty xây cất 1% trên giá bán.
Căp vợ chồng nói trên cũng giống như hầu hết tất cả những người đi mua nhà khác, là không bao giờ đọc hết tất cả các điều khoản trên một tập hợp đồng, bản văn khác nhau. Người ta tưởng rằng, bản hợp đồng nào cũng giống nhau, cũng theo những “tiêu chuẩn” như nhau, nên có đọc, có thắc mắc, mình cũng không thể thay đổi được gì. Bởi vậy, khi người ta chỉ vào từng hàng bảo ký, thì quẹt đại chữ ký vào đó một cách ngoan ngoãn.
Tới khi biết được rằng, mình đã đồng ý để công ty xây cất lấy 1% tiền bán căn nha,ø thì mọi chuyện đã xong rồi, lỡ rồi.
Nhưng tại sao công ty xây cất lại chơi trò này?
Trên bài báo của tờ New York Times, người ta thấy giải thích là “Nhiều công ty xây cất gia cư nhận thấy lệ phí bán lại căn nhà là một cách rất sáng tạo, để chính họ có thể dễ đi vay được tiền (để xây nhà bán kiếm lời) cho những dự án sau. Họ hy vọng một ngày kia, họ có thể dùng những số tiền lệ phí đó như một thứ bảo đảm cho số tiền sẽ vay, hoặc cũng có thể sử dụng như một thứ tiền mặt, nếu những khỏan lệ phí đó được gộp trong chứng khoán (nợ thế chấp nhà), được mua qua bán lại trên thị trường chứng khoán Wall Street”.
Liệu cái thứ lệ phí đó có hợp pháp hay không? Tạm thời thì họ có thể thâu lệ phí đó, nhưng có thể sẽ trở thành bất hợp pháp trong không bao lâu nữa.
Tháng 9 vừa qua, hai dân biểu liên bang Maxine Waters (đơn vị Los Angeles) và Albio Sires (đơn vị New Jersey), đệ trình dự luật có tên là “Home Equity Protection Act of 2010”. (Đạo luật bảo vệ phần trị giá tài sản thuộc chủ nhà). Đạo luật này nhằm điều chỉnh lại điều khoản của đạo luật “Real Estate Settlement Procedures Act” có từ lâu, và thường đựơc gọi tắt là “RESPA”, trong đó, sẽ cấm thu lệ phí khi bán lại căn nhà (resale fees).
Các người hậu thuẫn cho dự luật tin rằng, người chủ căn nhà đang và sẽ bị công ty xây cất cướp mất ít tiền mỗi khi căn nhà bán chuyền tay.
Bên cạnh dự luật, Cục Tài Chánh Gia Cư Liên Bang (Federal Housing Finance Agency), cũng đề nghị một biện pháp tương tự. Tức là cấm hai định chế tài trợ Fannie Mae và Freddie Mac mua lại các món nợ thế chấp, hoặc bảo đảm cho các món nợ thế chấp, mà trong đó có điều khoản cho phép công ty xây nhà lấy lệ phí bán nhà cho người khác.
Hiện đang có những tổ chức quần chúng được hình thành, để chống lại điều khoản đòi thu lệ phí chuyển nhượng bất động sản.
“Lệ phí chuyển nhượng bất động sản không đem thêm giá trị gì cho căn nhà. Không những vậy, lại còn tệ hơn là trò cướp đoạt nhắm vào những người chủ nhà thành thật”. Một tổ chức có tên là “Coalition to Stop Wall Street Home Resale Fees” tố cáo trong một bản văn. Tổ chức này cảm ơn hai dân biểu Waters và Sires, đã nhận ra được sự nguy hiểm của cái thứ lệ phí bất bình thường, bám vào cái tài sản mà công ty xây cất đã bán xong xuôi, đã lấy tiền rồi mà vẫn còn đeo đẳng để gỡ gạc hàng chục năm sau này.
“Dự luật Home Equity Protection Act of 2010 là một bước mạnh mẽ tiến về đằng trước, để giúp giới tiêu thụ trên khắp mọi nơi cả nước, ngăn chặn các phí tổn gia tăng khi làm chủ một căn nhà.” Evan Fueguet, một chuyên gia cố vấn của tổ chức Center for Respobsible Lending, nhận định: “Thay vì đóng vai trò chuyển nhượng tài sản hỗ trợ sự phát triển cộng đồng, giúp mọi người cái khả năng làm chủ nơi mình cư ngu,ï hay hỗ trợ bảo vệ môi sinh, những thứ lệ phí đánh vào sự sang nhượng tài sản không có ích lợi gì cho cả người bán nhà cũng như người mua nhà. Nó làm cho người ta nghĩ đến những hành động vô trách nhiệm, mà mọi người nhìn thấy trong giai đoạn mấy năm trước, có hàng triệu người vay tiền dễ dàng, dù họ không có khả năng chịu đựng món nợ”.
Viết bình luận đầu tiên
ĐỌC THÊM
Vay tiền mua nhà lại tăng sau khi FED phát tín hiệu tạm dừng tăng lãi suất
Đơn xin vay tiền để mua nhà tăng 5% trong tuần, nhưng thấp hơn 32% so với cùng kỳ một năm trước. Tiền lời chưa thực sự giảm đủ để ...
Làm thế nào để thành công trong nghề địa ốc?
Làm nghề địa ốc, có bằng địa ốc chưa đủ, phải học hỏi không ngừng, ngành này liên quan đến luật pháp, phải có kiến thức về luật địa ốc.
Phân lời giảm nhẹ, giới xây nhà dễ thở hơn
Tâm trạng của giới xây cất nhà đơn (single home) đã tăng lên bất ngờ vào tháng Giêng, lần đầu tiên trong 12 tháng liên tiếp...