Chi phí cho việc đưa đón trẻ em tăng lên với các hoạt động theo lịch trình. Nhiều bậc cha mẹ phải thay phiên nhau đưa rước con cái, và nếu cả cha lẫn mẹ đều đi làm hãng xưởng theo giờ giấc hành chính, thì việc chăm sóc, đưa đón con quả là khó khăn.
Tình bạn là một phần quan trọng trên con đường đến tuổi trưởng thành đối trẻ em. (Getty Images)
Bài ĐOAN TRANG
Đầu năm là thời điểm tuyệt vời để các bậc cha mẹ thực hiện những thay đổi về việc nuôi dạy con trẻ. Tác giả Michael Grose đã chọn ra năm điều mà ông gọi là 'mẹo', và nghĩ sẽ có tác động tích cực nhất đến trẻ em trong năm 2019 này.
Xoáy vào những điểm mạnh của trẻ
Trong xã hội hiện nay, hầu hết các bậc cha mẹ đều có điều kiện để tập trung và đáp ứng được những gì trẻ em có thể làm. Trẻ em được sự dạy bảo của các giáo viên và phụ huynh. Thầy cô giáo và cha mẹ là những người biết rõ các hành vi tốt hay không tốt của trẻ, nên có thể tác động trực tiếp, giúp trẻ loại bỏ những hành vi yếu kém để trở thành con người tốt.
Trong phong trào Tâm Lý Tích Cực (positive psychology) do Tiến sĩ Martin Seligman, nhà tâm lý học người Mỹ đã chỉ ra rằng khi có thể phát hiện được khả năng của những đứa trẻ, chúng ta hãy mở ra tiềm năng thành công và hạnh phúc thực sự cho chúng.
Ba yếu tố mà các bậc cha mẹ cần lưu tâm để kết hợp với nhau, tạo nên sức mạnh trong việc nuôi dạy trẻ là: hiệu suất (giỏi một thứ gì đó); năng lượng (cảm thấy tốt khi làm điều đó); và vận dụng (lựa chọn để làm điều đó). Thay vì nhắm vào điểm yếu, hãy chú ý nhiều hơn vào những điểm mạnh của con bạn.
Hoạt động sau giờ học
Ở những thế hệ trước, khi chưa có các phương tiện truyền thông xã hội, chưa có các thiết bị điện tử hiện đại tạo sự kết nối rộng lớn trong toàn xã hội, trẻ em ngoài giờ học thường được tham gia các môn thể thao, học âm nhạc, và tham gia các phong trào rèn luyện, hướng đạo.
Hiện nay, trẻ em và thanh thiếu niên cũng không kém... bận rộn, nhưng có vẻ thụ động hơn. Ngoài giờ học và tham gia các hoạt động thể thao ở trường, hầu như về nhà trẻ em chỉ bù đầu vào truyền hình, iPad, iPhone (nếu không có sự can thiệp của cha mẹ). Chính vì lẽ đó, sự lựa chọn của các hoạt động để giữ cho trẻ em bận rộn sau giờ học là điều các bậc cha mẹ cần quan tâm.
Có rất nhiều lựa chọn khá tuyệt vời nhưng lại tạo áp lực mới đối với cha mẹ. Nhiều người phàn nàn rằng cuộc sống gia đình bây giờ giống như trong một bánh xe của chú chuột hamster, chuyển động liên tục, và hầu như không có thời gian để thở.
Chi phí cho việc đưa đón trẻ em tăng lên với các hoạt động theo lịch trình. Nhiều bậc cha mẹ phải thay phiên nhau đưa rước con cái, và nếu cả cha lẫn mẹ đều đi làm hãng xưởng theo giờ giấc hành chính, thì việc chăm sóc, đưa đón con quả là khó khăn.
Nếu con còn nhỏ, nhiều người mẹ phải nghỉ việc luôn ở nhà vì không thể sáng đi trễ, chiều về sớm để phù hợp với giờ giấc đưa đón trẻ.
Tuy vậy, không thể chối cãi rằng những lợi ích của tất cả các hoạt động thể chất, phát triển kỹ năng của trẻ, và mở rộng tầm nhìn xã hội là hoàn toàn có cơ sở. Nhưng việc tìm kiếm sự quân bình là khó khăn vì mỗi người mỗi cảnh, mỗi gia đình khác nhau. Vấn đề là các bậc cha mẹ phải biết cách cân bằng các hoạt động ngoại khóa cho trẻ, đừng để trẻ hoạt động thụ động như chơi game hoặc sử dụng các thiết bị điện tử quá lâu, quá nhiều.
Tập trung vào tình bạn
Tình bạn là một phần quan trọng trên con đường đến tuổi trưởng thành đối với một đứa trẻ hoặc một thanh thiếu niên. Mở rộng mối quan hệ bạn bè là cơ bản trong việc cung cấp cho trẻ em ý thức về sự gắn bó, và nếu chơi chung một nhóm, chúng có thể phát triển các kỹ năng của một mối quan hệ với các đức tính tốt như bao dung, đồng cảm, và tha thứ.
Thật ra, không phải mọi đứa trẻ đều dễ dàng kết bạn. Nếu con bạn như thế và chúng có vẻ hạnh phúc, thì bạn không cần phải làm gì cả. Nếu con bạn gặp khó khăn trong việc hình thành tình bạn và lo lắng về điều đó, có nhiều cách đểgiúp con mình như: khuyến khích trẻ dành thời gian một lần với người bạn nào đó, cho trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa phù hợp với sở thích của chúng và huấn luyện trẻ phát triển hành vi thân thiện.
Giúp trẻ bớt lo lắng
“Trẻ con có gì phải lo lắng chứ!” Nhiều người chủ quan với suy nghĩ như thế. Trẻ con cũng có mối lo âu của riêng mình, trong trường hợp phải đối đầu với những thay đổi trong cuộc sống. Ví dụ như trẻ cảm thấy lo lắng khi dọn đến nhà mới, đi học ở một trường mới, hoặc tham gia vào một nhóm sinh hoạt mới mẻ.
Trong gia đình có chuyện lục đục, đừng tưởng trẻ con không để ý, thậm chí điều đó gây cho trẻ cảm giác lo lắng. Cảm giác lo lắng có thể nảy sinh từ việc trẻ không hiểu rõ chuyện gì đang xảy ra cho chúng hay những người chúng yêu thương.
Nhiều bậc cha mẹ không hề biết những đứa con của mình hiện đang lo lắng về điều gì. Họ không nhận ra, hoặc nhiều đứa trẻ không muốn thổ lộ. Nếu trẻ không vượt qua được cảm giác lo lắng, chúng sẽ dẫn đến những triệu chứng khác nguy hại hơn, như chứng bệnh trầm cảm.
Phát triển quyền của trẻ
Vì sao có những người trẻ tuổi như những con thiêu thân bị cuốn hút vào những nơi không dành cho lứa tuổi học sinh? Vì sao có những học sinh rất giỏi, đạt kết quả học tập cao cuối khóa nhưng lại có cảm giác đơn độc?
Trong trường hợp cảm thấy mình không có một quyền lợi gì (thường do cha mẹ đặt ra) những người trẻ tuổi sẽ luôn lấp đầy khoảng trống và đôi khi họ tự tạo ra cho mình một cái quyền gì đó. Khi một người trẻ tuổi bất đầu công việc đầu tiên, hoặc sinh nhật lần thứ hai mươi của họ là những dấu ấn trưởng thành đáng kể, mang đến cảm giác rằng họ đang bước vào thế giới trưởng thành.
Nhiều gia đình hiện đang tạo ra các nghi thức của riêng họ để đánh dấu các sự kiện quan trọng cho con mình, như khi kết thúc năm học tiểu học, bắt đầu bước vào tuổi trưởng thành, hoặc các giai đoạn khác nhau theo từng lứa tuổi. Những truyền thống này hiện đang trở thành quyền hợp pháp cho những người trẻ tuổi, và các bậc cha mẹ cũng nên phát huy quyền này của con mình, bởi đó cũng là cách giúp con mình sống tốt hơn.
(Theo Theparents.com)
Viết bình luận đầu tiên
ĐỌC THÊM
Ngày hỏi mà nhà bạn trai mang đến 2 nãi chuối để hỏi cưới tôi, bà nội tôi đủng đỉnh làm 1 việc khiến họ phải xấu hổ đi về
Nhà họ nghĩ rằng vì tôi có bầu trước nên muốn làm gì nhà tôi cũng phải nghe theo.
Tìm lại được hạnh phúc từ tô cháo trắng
Ngày nào cũng nấu cháo trắng cho vợ, nhiều năm sau, chồng mới nhận ra 1 sự thật cay mắt.
Giàu đổi bạn, Sang đổi vợ chứ làm gì có chuyện ly hôn vì không còn hợp
Hiện tượng một số người đàn ông thay đổi khi giàu có, hay cụ thể hơn là việc thiếu chung thủy, có thể đến từ một loạt các yếu tố ...