Lu Kang chỉ nói, “Chúng tôi không phê bình về nguyên cớ nào khiến ông Trump tweet như vậy; chúng tôi có đọc những lời phê phán của truyền thông Mỹ; nhưng chúng tôi tránh không nhận xét về cá nhân ông Trump mà chỉ quan tâm đến chính sách của ông.”
Biến chuyển quan trọng được thảo luận trong bài báo này là cú điện thoại kéo dài 10 phút hôm thứ Sáu, mùng 2 tháng Chạp, 2016 giữa bà tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) và Tổng Thống tân cử Donald Trump của Hoa Kỳ. Quan trọng vì suốt hơn ba thập niên vừa rồi, Hoa Kỳ không còn liên hệ ngoại giao với Đài Loan, để chính thức nhìn nhận và bang giao với Trung Cộng.
Xa hơn nữa, từ sau cuộc gặp gỡ giữa tổng thống Hoa Kỳ Richard M. Nixon với chủ tịch Trung Cộng Mao Trạch Đông để ký kết bản Tuyên Cáo Thượng Hải 1972, khẳng định vị trí chính trị của Đài Loan chỉ là một tỉnh của Trung Quốc, không một vị tổng thống Hoa Kỳ nào còn giữ liên hệ chính thức với Đài Loan nữa.
Hoa Kỳ nhìn nhận chỉ có một nước Tầu trên thế giới này, bất chấp việc 24 triệu người Tầu Đài Loan vẫn sinh sống tại Đài Loan dưới mọi hình thức của một quốc gia -với một vị tổng thống do người Tầu Đài Loan bầu lên, và với một quân đội để bảo vệ bờ cõi trong giả thuyết bị Trung Cộng tấn công.
Cái bắt tay tại Thượng Hải giải quyết số phận của cả Đài Loan lẫn Việt Nam
Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Cộng trong nhiệm kỳ đầu của Tổng Thống Barack Obama -ông Jon M. Huntsman- nhận định, “Đài Loan mang đặc tính nhạy cảm hơn mọi vấn đề khác trong những liên quan giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.”
Tổng thống tân cử Donald Trump đem điểm “nhạy cảm” đó ra đùa giỡn; mặc dù ông chỉ chính thức là tổng thống Hoa Kỳ từ ngày thứ Sáu, 20 tháng Giêng, 2017, nhưng ông đang đưa bang giao Mỹ-Hoa vào thế gay cấn nhất từ 44 năm nay (1972-2016)
Là một doanh nhân, ông Trump quen tìm một cái đòn bảy giúp tạo lợi thế trong mỗi trường hợp; và là một tổng thống có thể ông ta thấy Đài Loan có khả năng giúp ông như một cái đòn bảy. Nước cờ ông đi đang làm thế giới xôn xao; một viên chức Bạch Cung tiết lộ là nhiều nhân vật Á Châu tỏ ra hoang mang.
Bạch Cung cũng lo ngại là thái độ của Trump không chỉ gây căng thẳng trên eo biển Đài Loan thôi, mà còn ảnh hưởng đến các quốc gia Biển Đông nữa -vùng biển mà những tranh chấp đảo và biển vẫn chưa lắng dịu.
Ông Trump không tỏ ra nghi ngại khi bà Thái Anh Văn gọi điện thoại -việc mà chính phủ Đài Loan và bộ tham mưu của ông đã dàn xếp từ trước; ông Stephen Yates -nguyên phụ tá an ninh trong văn phòng Phó Tổng Thống Richard Cheney ngày trước đã có mặt tại Đài Loan. Trump chỉ tỏ ra khó chịu vì dư luận truyền thông cho là ông sai lầm khi tiếp chuyện với bà Tsai.
Bà Thái Anh Văn điện đàm với ông Trump
Ngay tối thứ Sáu ông viết lên mạng, "Chuyện ngược đời là trong lúc Hoa Kỳ bán cho Đài Loan hàng tỉ mỹ kim vũ khí, mà tôi lại không được quyền nhận cú điện thoại bà Thái chúc mừng tôi đắc cử."
Ông Trump biện hộ việc ông tiếp chuyện với bà Thái, mà không đả động gì đến chính sách “Hoa Kỳ chỉ nhìn nhận một nước Trung Hoa duy nhất,” và cuối cùng người phát ngôn Hội Đồng An Ninh Quốc Gia của Hoa Kỳ phải lên tiếng khẳng định là Hoa Kỳ không thay đổi lập trường trên địa hạt bang giao với Trung Quốc.
Nhưng chính sách “không thay đổi” đó có còn tồn tại nữa không sau ngày đăng quang của ông Trump? Câu hỏi đó đang là lo ngại được nêu lên. Một nhân vật thân cận với Trump nói trong cuộc điện đàm, Trump không nói gì với bà Thái về tương lai chính trị giữa Hoa Kỳ và Đài Loan.
Phản ứng của Trung Cộng về cuộc điện đàm Thái Anh Văn-Trump có vẻ nghiêm trọng; tại Bắc Kinh phát ngôn viên ngoại giao Lu Kang nói với phóng viên truyền thông thế giới, “Chúng tôi tin là bộ tham mưu của ông Trump hiểu rõ vấn đề.”
Trước nhiều câu hỏi của phóng viên, Lu Kang chỉ nói, “Chúng tôi đã cho bộ tham mưu của ông Trump biết rõ phản ứng của Trung Quốc.” Rồi bà từ chối không trả lời những câu hỏi về hàng chục bản thông điệp ngắn ông Trump “tweet” trên mạng chỉ trích Trung Quốc, đại để như, “Trung Quốc có hỏi ý kiến của chúng ta về việc họ hạ giá đồng bạc của họ không? Biện pháp đó là hình thức đóng thuế nặng sản phẩm chúng ta xuất cảng qua Tầu, trong lúc Hoa Kỳ không đánh thuế sản phẩm Tầu mà chúng ta nhập cảng; biện pháp đó làm sản phẩm Hoa Kỳ không cạnh tranh được với sản phẩm Tầu. Họ có hỏi ý chúng ta về việc xây bức trường thành vĩ đại tại Biển Đông không? Chắc chắn cũng không.”
Lu Kang chỉ nói, “Chúng tôi không phê bình về nguyên cớ nào khiến ông Trump tweet như vậy; chúng tôi có đọc những lời phê phán của truyền thông Mỹ; nhưng chúng tôi tránh không nhận xét về cá nhân ông Trump mà chỉ quan tâm đến chính sách của ông.”
Không phê bình Trump, chính phủ Trung Quốc chỉ chính thức khiếu nại với Hoa Kỳ về cú điện thoại giữa Trump và bà Thái Anh Văn, trong lúc Sở Đài Loan Sự Vụ của Bắc Kinh ra tuyên cáo là cuộc điện đàm giữa bà Thái với ông Trump không tạo ra bất cứ một thay đổi nào trong tương quan giữa Đài Loan với Trung Quốc.
Thật ra tương quan Trung Cộng-Đài Loan đang thay đổi, vì Hoa Kỳ -một trong ba yếu tố cấu tạo ra tương quan đó- thay đổi; thay đổi là điều không thể tránh, chứng minh cho nhận xét này là thái độ tháo chạy của Hoa Kỳ tạo ra thay đổi trong chiến tranh Việt Nam 42 năm trước. Năm đó (1975) Hoa Kỳ đã tạo thuận lợi cho cộng sản Việt Nam chiếm Nam Việt, thì năm nay, Hoa Kỳ cũng đang tạo thuận lợi cho bà Thái Anh Văn được làm tổng thống của một nước Đài Loan chứ không làm tổng thống của tỉnh Đài Loan -một trong 34 tỉnh của Trung Quốc- như tình trạng buồn thảm hiện nay.
Nhiều người không thích cách hành xử và ngôn ngữ thiếu tế nhị của ông Trump, nhưng chắc là người Tầu Đài Loan và người Nam Việt mất nước nghĩ khác: thà vui với một ông Trump mộc mạc làm chính trị bằng Tweeter còn hơn khóc vì một ông JFK ngọt ngào nhưng giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm bằng CIA để dành quyền giải quyết số phận Việt Nam; giải quyết không xong, cuốn gói bỏ chạy.
Hy vọng “biến chuyển quan trọng” đang diễn ra tại Đài Loan sẽ mở rộng xuống Biển Đông và kéo dài cho đến lúc Việt Nam thoát ách cộng sản.
Viết bình luận đầu tiên
ĐỌC THÊM
Nguồn gốc người da đỏ bản địa ở Mỹ
Họ tìm ra Châu Mỹ lúc đó đã có người sống rồi. Nhưng dân da trắng Âu Châu đem văn mình của mình chiếm lấy chủ quyền và đưa người ...
Bồ Tát Quán Thế Âm là ai?
Chúng ta thường nghe nhắc đến các vị Bồ tát như Quán Thế Âm, Văn Thù, Phổ Hiền..., vậy những ai được gọi là Bồ tát?
Đại tá Hung Cao đừng coi thường người Á Châu
Cao Hùng, một người nhập cư, đã đến Hoa Kỳ cùng cha mẹ với tư cách là người tị nạn từ Việt Nam vào năm 1975.