Hôn Nhân, Cuộc Sống

Năm nguyên tắc dành cho giáo chức dạy người lớn

Monday, 21/03/2011 - 07:07:08

Thí dụ cho nguyên tắc 2: Chuyện làm dưa muối.Nói chung thì tôi thuộc loại người học bằng cách hành động. Bà Marilyn trình bày cho tôi biết về tiến ...

Lâm Tuyền (sưu tầm và dịch thuật)

Trên trang mạng About.com Guide, nhà giáo dục Deb Peterson đã cho đăng một bài, hướng dẫn 5 nguyên tắc, giúp các giáo viên dạy học cho người lớn tuổi áp dụng, hầu đạt được kết quả trong công tác giáo dục. Sau đây là phần cuối bài viết.


Thí dụ cho nguyên tắc 2: Chuyện làm dưa muối.
Nói chung thì tôi thuộc loại người học bằng cách hành động. Bà Marilyn trình bày cho tôi biết về tiến trình làm dưa muối chua, giải thích cho tôi tại sao bà dùng những thành tố mà bà đang sử dụng để làm muối dưa, và chỉ cho tôi biết cách thức bà nhúng một ly đong lường chất lỏng vào trong một thứ nước muối chua còn nóng, rồi múc nước này rót vào trong lọ, bằng cách dùng một chiếc phễu rộng miệng. Thế nhưng kinh nghiệm học tập lớn nhất của tôi xuất hiện, khi tôi tự tay mình mằn mò trong chiếc lọ.
Phần lớn người ta khi học đều sử dụng cả ba kiểu học nói trên: bằng thị giác, thính giác, hoặc bằng cách vận động tay chân. Dĩ nhiên đây là một điều hữu lý, vì chúng ta ai cũng có năm giác quan, trừ phi mình có khuyết tật nào đó. Nhưng thường thì người ta ưa chuộng một trong ba kiểu học ấy hơn cả.
Như vậy vấn đề quan trọng là “Làm cách nào mà bạn, với tư cách là người dạy, biết được học viên của mình có lối học nào?”, trong ba kiểu học ấy. Nếu không được huấn luyện về thần kinh ngôn ngữ học, thì đây quả là chuyện khó khăn, Nhưng nếu bạn thực hiện một cuộc đánh giá ngắn ngủi về các kiểu học tập, ngay từ đầu lớp học, thì việc ấy sẽ hữu ích cho cả chính bạn lẫn các học viên tuổi thành niên mà bạn đang dạy.
Có một số phương pháp đánh giá về phong cách học tập, mà bạn tìm thấy trên mạng Internet, nhưng riêng tôi thì tôi thích phương pháp được trình bày trên Ageless Learner.

Nguyên tắc 3: Để cho học viên có được kinh nghiệm về những điều họ đang học.
Kinh nghiệm có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Bất cứ hoạt động nào làm cho các học viên thành niên tham gia vào, cũng đều khiến  cho việc học mang tính cách thực nghiệm. Điều này bao gồm những cuộc thảo luận theo nhóm nhỏ, những cuộc thí nghiệm, đóng vai trò, làm một cái gì đó tại bàn học, viết hoặc vẽ ra một điều gì đó có tính cách cụ thể, đặc biệt là những hoạt động đòi hỏi học viên phải đứng lên và đi quanh trong lớp.
Một khía cạnh khác của nguyên tắc này, là tán dương những kinh nghiệm đời sống mà các học viên của bạn mang tới lớp học. Phải nhớ khai thác nguồn kinh nghiệm khôn ngoan phong phú của họ, khi có dịp thích hợp. Bạn sẽ phải là người nắm giữ thời gian, vì người ta có thể nói chuyện hàng giờ khi họ được hỏi về những kinh nghiệm bản thân.
Thí dụ dưa muối: Sau khi bà Marilyn chỉ cho tôi cách thức chuẩn bị một chiếc lọ để muối dưa, bà bận rộn làm việc riêng của bà trong bếp, nhưng bà cũng đứng gần đủ để theo dõi tôi làm, cũng như để trả lời những câu mà tôi hỏi bà. Tuy nhiên bà vẫn cứ để cho tôi làm lấy một mình, theo tốc độ của tôi. Khi tôi làm sai, bà vẫn không can thiệp vào, ngoại trừ lúc chính tôi yêu cầu bà can thiệp. Bà Marilyn cho tôi đủ không gian và thời gian, để tôi tự sửa lấy những sai lỗi của mình.

Nguyên tắc 4: Khi nào học viên đã sẵn sàng thì người dạy mới xuất hiện
“Khi nào người học đã sẵn sàng rồi, thì lúc ấy thì người thầy mới xuất hiện” là một câu ngạn ngữ của minh triết Phật Giáo. Cho dù người thầy có nỗ lực nhiều mấy đi nữa, mà nếu người học viên không sẵn sàng, thì việc dạy hay việc học cũng không thể nào diễn ra có hiệu quả được. Điều này có nghĩa gì cho bạn, với tư cách là một giáo viên phụ trách dạy cho những người thành niên? Cũng may mắn là các học viên của bạn ngồi trong lớp vì chính họ muốn tới để học. Họ đã quyết định rằng đã đến lúc bắt đầu việc học tập được rồi. Công việc của chính bạn là lắng nghe một cách cẩn thận, để xác định khi nào mình bắt đầu buổi dạy, và tận dụng những thời gian giảng dạy ấy.

Nguyên tắc 5: Khuyến khích các học viên người lớn
Đối với hầu hết người lớn, cảm tưởng khi phải quay trở lại lớp học dù chỉ là sau vài ba năm, cũng gây áp lực nơi họ. Không ai cảm thấy thoải mái khi bị người khác chú ý vào mình cả. Do đó nhiệm vụ của giáo viên dạy người lớn tuổi là phải khuyến khích họ, giúp cho họ có thái độ tích cực học hành. Có thể họ cần một chút thời gian để suy nghĩ trước khi trả lời các câu hỏi. Nên ghi nhận mọi sự cố gắng của họ dù là ít ỏi. Mỗi khi có dịp, thầy giáo luôn luôn tỏ lời khen ngợi, khuyến khích họ.

Viết bình luận đầu tiên

Advertisement

MỚI CẬP NHẬT