Nghệ sĩ Công Huân Nga lần đầu thăm Mỹ
Anvi Hoàng/Viễn Đông • Wednesday, 22/08/2012 - 09:49:32
Hỏi gặng ra thì ông bảo: “Cái đó là coquette, nói cho oai ấy mà!” (Hãy tưởng tượng giọng Bắc ngọt sớt của ông khi nói câu này!). Rồi ông giải thích thêm:
Anvi Hoàng/Viễn Đông
Trong bài giới thiệu về Nguyễn Lân Tuất, nghệ sĩ Siberia với tâm hồn Huế cổ, độc giả đã biết ông là người Việt Nam đầu tiên được Tổng Thống Nga phong tặng danh hiệu Nghệ Sĩ Công Huân. Tháng 7 vừa qua, Lân Tuất đi chơi thăm nước Mỹ. Những nhận xét của ông về Mỹ rất thú vị vì qua chúng người ta vừa thấy được suy nghĩ của một người Việt Nam ở nước ngoài vừa thấy được sự khác biệt giữa các nền văn hóa.
Nước Mỹ và người Mỹ
Trong lúc phản ứng rất bình thường của con người ta trước những gì mới và lạ là rút lui, tự vệ, Lân Tuất 78 tuổi nhưng suy nghĩ rất cởi mở. Đi thăm nước Mỹ lần đầu, thấy gì mới và hay là ông trầm trồ và khen ngay. Phải là người tự tin vào bản thân và rộng lượng với người khác mới xử sự được như vậy.
Nghệ sĩ Lân Tuất, hình chụp ở khu Little Sài Gòn - ảnh do Lân Tuất cung cấp
Lân Tuất bảo ấn tượng đầu tiên của ông về nước Mỹ là: đây quả là đất nước tiên tiến về mặt kỹ thuật, và người Mỹ làm việc chăm chỉ quá - đường sá trong thành phố và cả đường xa lộ, ở đâu cũng sạch sẽ. Người Mỹ cũng rất thân thiện và cởi mở. Việc người Mỹ thân thiện thì dễ hiểu rồi, nhưng sao nhìn đường phố sạch lại nói người dân làm việc chăm? Chẳng phải điều đó chỉ liên quan đến vấn đề tiền bạc hay sao. Có nhiều tiền, thuê người ta lau đường thì người ta chùi thôi. Mỹ là xứ sở vật chất mà, đây là cách suy nghĩ bình thường ở Mỹ. Lân Tuất nhìn thấy cùng một sự việc nhưng lại nghĩ khác, điều này cho thấy sự khác biệt trong cách suy nghĩ của người Nga/người Việt với người Mỹ.
Lân Tuất cũng đặc biệt ở chỗ con người ông là tổng hợp của nhiều nền giáo dục và văn hóa khác nhau: Pháp, Nga, Việt. Ông rất nhạy cảm, lãng mạn và ga lăng kiểu Pháp, suy nghĩ khác người (nếu không thì không sáng tác được), đi dạy học và thường xuyên tiếp xúc với sinh viên trẻ ở Nga nên tâm hồn luôn luôn trẻ, nhạc ông viết dùng kỹ thuật hiện đại rất cao. Nhưng ông 78 tuổi, rất tự hào là người Việt Nam, cũng có những suy nghĩ truyền thống Việt Nam. Ông lại là người Bắc, cách xử sự và dùng tiếng Việt có nhiều chỗ khác người Nam và người Trung. Thế là sự pha trộn nhiều yếu tố văn hóa vừa hiện đại vừa truyền thống, vừa trẻ vừa già trong con người Lân Tuất làm cho ông vừa gần gũi, vừa... khó đoán. Đôi lúc ông nói ra những câu mà người nghe không biết nên hiểu theo kiểu gì.
Ví dụ trong lúc nói chuyện ông hay bảo rằng, “tuổi mình bây giờ gần đất xa trời rồi, được như vầy là rất mừng”. Nghe qua thì không thấy gì lạ, nhưng nghĩ lại thì ở thế kỷ 21 này, con người ta sống lâu hơn và khỏe hơn. 60 tuổi ở Mỹ bây giờ được xem như mới 40. Vả lại, Lân Tuất rất khỏe mạnh, nhìn không thể đoán ông 78, cách suy nghĩ và tâm hồn lại rất trẻ, không lý gì mà cứ “than già” mãi. Hỏi gặng ra thì ông bảo: “Cái đó là coquette, nói cho oai ấy mà!” (Hãy tưởng tượng giọng Bắc ngọt sớt của ông khi nói câu này!). Rồi ông giải thích thêm:
“Tất nhiên ai cũng muốn sống lâu. Nhưng câu nói đó không đúng, có nhiều người mới 60 tuổi, không phải là chờ chết nhưng cuộc đời không là gì nữa. Cho nên tôi rất rất rất cảm ơn nước Nga là bây giờ đến tuổi cổ lai hy gần 80 mà vẫn còn được làm việc - trước đây bên mình 70 -75 là thượng thọ rồi. Kinh tế Nga không được như Mỹ nên lương hưu thấp. Người già lo nhất là về hưu phải kiếm thêm gì làm để sống. Do đó không phải người già nào cũng hoan hỉ là mình được sống trong tuổi già. Đó là cái khổ. Bây giờ chính phủ Nga đang cố gắng làm thế nào tăng lương của người già lên để người ta sống được tử tế hơn”.
Thế đấy, Lân Tuất biết ơn cuộc đời và hoan nghênh nước Mỹ như thế. Nhưng khi hỏi liệu ông có muốn sống ở Mỹ không, Lân Tuất bảo với cương vị hiện giờ của ông ở Nga, ông chỉ sống ở Nga thôi.
Riêng cho California
Hiện tại, Lân Tuất là Nghị Viên Viện Xã Hội ở Novosibirsk, rồi Cố Vấn về Vấn Đề Quan Hệ Dân Tộc Vùng Siberia cho Đại Diện Tổng Thống Nga. Tất cả không phải một sớm một chiều là được đâu. Lân Tuất tâm sự: “Lúc tôi mới đến Novosibirsk để dạy học, người ta phản ứng rất mạnh trên báo chí. Tôi biết mình phải cố gắng chứng tỏ mình, đến lúc họ phải công nhận để thằng da vàng mũi tẹt dạy con cháu họ”.
Từ chỗ được tôn trọng về âm nhạc, Lân Tuất mở rộng dần vai trò xã hội của mình. Để chuyện đó xảy ra, ông nói phải có “sự tích cực trong đời sống xã hội của mình. Tôi thường lên đài truyền hình, thường xuyên viết báo, thường xuyên cho phỏng vấn”. Nói chung, lúc nào ông cũng làm thêm những việc ngoài chuyên môn của mình. Đến nỗi ở Novosibirsk, hơn hai triệu dân, “không thể nói là không biết tôi. Vì tôi mà nước Nga biết rằng không phải người Việt Nam nào cũng đi chợ trời. Họ biết tôi tiêu biểu cho người Việt Nam thành công ở Siberia. Tôi không giỏi chính trị, cái chính là mình muốn đề cao người Việt Nam”. Đó là niềm tự hào của Lân Tuất ở nước Nga.
Đến Mỹ, Lân Tuất có ấn tuợng rất mạnh về cộng đồng người Việt ở California mà ông cho là niềm tự hào của người Việt trên đất Mỹ. Ông nói người mình có nhiều cộng đồng, nhiều thành phố riêng như thế, trên một nước Mỹ rộng lớn như thế - đây là chuyện đặc biệt chỉ có ở Mỹ chứ không nơi nào khác trên thế giới. Biết người Việt Nam thuê người Mễ làm việc cho mình, thấy người Việt Nam đi “hiên ngang” trên đường phố Little Sài Gòn, trong khi người Mỹ trắng khép nép làm Lân Tuất mỉm cười thú vị. Ông biết người Việt ở Mỹ làm giàu rất giỏi, có nhiều nhà khoa học, toán học tài ba, và ông hy vọng những nhân vật đặc biệt như vậy sẽ lợi dụng điều đó để giành một tiếng nói về chính trị cao hơn nữa cho cộng đồng người Việt trong chính phủ Mỹ.
Lân Tuất đã đi chơi Chicago và không ngớt lời ca ngợi thành phố mùa Hè đẹp nhất nước Mỹ này, nhưng ông không phải là một khách du lịch bình thường. Những tòa nhà cao tầng đẹp cao ngút mắt ở Chicago, công viên Millennium với kiến trúc thác nước in mặt người và bồn phun nước vĩ đại, trái đậu gương (the Bean) không “nắm” trái tim ông. Với tấm lòng muốn đề cao người Việt Nam, Lân Tuất chỉ “động lòng” với California thôi. Ông bảo Chicago đẹp thật, nhưng California mới “dễ thương”. (Lại nữa, phải hiểu chữ “dễ thương” này theo nghĩa lời ca tụng hết cỡ). Vì tình cảm đặc biệt này đối với California mà Lân Tuất “bật mí” rằng ông sẽ có một sáng tác về California trong tương lai. Lân Tuất muốn nói rằng: California hãy đợi đấy, “tôi sẽ trở lại!”.
Viendongdaily.com và tác giả giữ bản quyền bài và hình trên trang này. Xin đừng trích đăng dưới bất cứ hình thức nào.
Trong bài giới thiệu về Nguyễn Lân Tuất, nghệ sĩ Siberia với tâm hồn Huế cổ, độc giả đã biết ông là người Việt Nam đầu tiên được Tổng Thống Nga phong tặng danh hiệu Nghệ Sĩ Công Huân. Tháng 7 vừa qua, Lân Tuất đi chơi thăm nước Mỹ. Những nhận xét của ông về Mỹ rất thú vị vì qua chúng người ta vừa thấy được suy nghĩ của một người Việt Nam ở nước ngoài vừa thấy được sự khác biệt giữa các nền văn hóa.
Nước Mỹ và người Mỹ
Trong lúc phản ứng rất bình thường của con người ta trước những gì mới và lạ là rút lui, tự vệ, Lân Tuất 78 tuổi nhưng suy nghĩ rất cởi mở. Đi thăm nước Mỹ lần đầu, thấy gì mới và hay là ông trầm trồ và khen ngay. Phải là người tự tin vào bản thân và rộng lượng với người khác mới xử sự được như vậy.
Nghệ sĩ Lân Tuất, hình chụp ở khu Little Sài Gòn - ảnh do Lân Tuất cung cấp
Lân Tuất bảo ấn tượng đầu tiên của ông về nước Mỹ là: đây quả là đất nước tiên tiến về mặt kỹ thuật, và người Mỹ làm việc chăm chỉ quá - đường sá trong thành phố và cả đường xa lộ, ở đâu cũng sạch sẽ. Người Mỹ cũng rất thân thiện và cởi mở. Việc người Mỹ thân thiện thì dễ hiểu rồi, nhưng sao nhìn đường phố sạch lại nói người dân làm việc chăm? Chẳng phải điều đó chỉ liên quan đến vấn đề tiền bạc hay sao. Có nhiều tiền, thuê người ta lau đường thì người ta chùi thôi. Mỹ là xứ sở vật chất mà, đây là cách suy nghĩ bình thường ở Mỹ. Lân Tuất nhìn thấy cùng một sự việc nhưng lại nghĩ khác, điều này cho thấy sự khác biệt trong cách suy nghĩ của người Nga/người Việt với người Mỹ.
Lân Tuất cũng đặc biệt ở chỗ con người ông là tổng hợp của nhiều nền giáo dục và văn hóa khác nhau: Pháp, Nga, Việt. Ông rất nhạy cảm, lãng mạn và ga lăng kiểu Pháp, suy nghĩ khác người (nếu không thì không sáng tác được), đi dạy học và thường xuyên tiếp xúc với sinh viên trẻ ở Nga nên tâm hồn luôn luôn trẻ, nhạc ông viết dùng kỹ thuật hiện đại rất cao. Nhưng ông 78 tuổi, rất tự hào là người Việt Nam, cũng có những suy nghĩ truyền thống Việt Nam. Ông lại là người Bắc, cách xử sự và dùng tiếng Việt có nhiều chỗ khác người Nam và người Trung. Thế là sự pha trộn nhiều yếu tố văn hóa vừa hiện đại vừa truyền thống, vừa trẻ vừa già trong con người Lân Tuất làm cho ông vừa gần gũi, vừa... khó đoán. Đôi lúc ông nói ra những câu mà người nghe không biết nên hiểu theo kiểu gì.
Ví dụ trong lúc nói chuyện ông hay bảo rằng, “tuổi mình bây giờ gần đất xa trời rồi, được như vầy là rất mừng”. Nghe qua thì không thấy gì lạ, nhưng nghĩ lại thì ở thế kỷ 21 này, con người ta sống lâu hơn và khỏe hơn. 60 tuổi ở Mỹ bây giờ được xem như mới 40. Vả lại, Lân Tuất rất khỏe mạnh, nhìn không thể đoán ông 78, cách suy nghĩ và tâm hồn lại rất trẻ, không lý gì mà cứ “than già” mãi. Hỏi gặng ra thì ông bảo: “Cái đó là coquette, nói cho oai ấy mà!” (Hãy tưởng tượng giọng Bắc ngọt sớt của ông khi nói câu này!). Rồi ông giải thích thêm:
“Tất nhiên ai cũng muốn sống lâu. Nhưng câu nói đó không đúng, có nhiều người mới 60 tuổi, không phải là chờ chết nhưng cuộc đời không là gì nữa. Cho nên tôi rất rất rất cảm ơn nước Nga là bây giờ đến tuổi cổ lai hy gần 80 mà vẫn còn được làm việc - trước đây bên mình 70 -75 là thượng thọ rồi. Kinh tế Nga không được như Mỹ nên lương hưu thấp. Người già lo nhất là về hưu phải kiếm thêm gì làm để sống. Do đó không phải người già nào cũng hoan hỉ là mình được sống trong tuổi già. Đó là cái khổ. Bây giờ chính phủ Nga đang cố gắng làm thế nào tăng lương của người già lên để người ta sống được tử tế hơn”.
Thế đấy, Lân Tuất biết ơn cuộc đời và hoan nghênh nước Mỹ như thế. Nhưng khi hỏi liệu ông có muốn sống ở Mỹ không, Lân Tuất bảo với cương vị hiện giờ của ông ở Nga, ông chỉ sống ở Nga thôi.
Riêng cho California
Hiện tại, Lân Tuất là Nghị Viên Viện Xã Hội ở Novosibirsk, rồi Cố Vấn về Vấn Đề Quan Hệ Dân Tộc Vùng Siberia cho Đại Diện Tổng Thống Nga. Tất cả không phải một sớm một chiều là được đâu. Lân Tuất tâm sự: “Lúc tôi mới đến Novosibirsk để dạy học, người ta phản ứng rất mạnh trên báo chí. Tôi biết mình phải cố gắng chứng tỏ mình, đến lúc họ phải công nhận để thằng da vàng mũi tẹt dạy con cháu họ”.
Từ chỗ được tôn trọng về âm nhạc, Lân Tuất mở rộng dần vai trò xã hội của mình. Để chuyện đó xảy ra, ông nói phải có “sự tích cực trong đời sống xã hội của mình. Tôi thường lên đài truyền hình, thường xuyên viết báo, thường xuyên cho phỏng vấn”. Nói chung, lúc nào ông cũng làm thêm những việc ngoài chuyên môn của mình. Đến nỗi ở Novosibirsk, hơn hai triệu dân, “không thể nói là không biết tôi. Vì tôi mà nước Nga biết rằng không phải người Việt Nam nào cũng đi chợ trời. Họ biết tôi tiêu biểu cho người Việt Nam thành công ở Siberia. Tôi không giỏi chính trị, cái chính là mình muốn đề cao người Việt Nam”. Đó là niềm tự hào của Lân Tuất ở nước Nga.
Đến Mỹ, Lân Tuất có ấn tuợng rất mạnh về cộng đồng người Việt ở California mà ông cho là niềm tự hào của người Việt trên đất Mỹ. Ông nói người mình có nhiều cộng đồng, nhiều thành phố riêng như thế, trên một nước Mỹ rộng lớn như thế - đây là chuyện đặc biệt chỉ có ở Mỹ chứ không nơi nào khác trên thế giới. Biết người Việt Nam thuê người Mễ làm việc cho mình, thấy người Việt Nam đi “hiên ngang” trên đường phố Little Sài Gòn, trong khi người Mỹ trắng khép nép làm Lân Tuất mỉm cười thú vị. Ông biết người Việt ở Mỹ làm giàu rất giỏi, có nhiều nhà khoa học, toán học tài ba, và ông hy vọng những nhân vật đặc biệt như vậy sẽ lợi dụng điều đó để giành một tiếng nói về chính trị cao hơn nữa cho cộng đồng người Việt trong chính phủ Mỹ.
Lân Tuất đã đi chơi Chicago và không ngớt lời ca ngợi thành phố mùa Hè đẹp nhất nước Mỹ này, nhưng ông không phải là một khách du lịch bình thường. Những tòa nhà cao tầng đẹp cao ngút mắt ở Chicago, công viên Millennium với kiến trúc thác nước in mặt người và bồn phun nước vĩ đại, trái đậu gương (the Bean) không “nắm” trái tim ông. Với tấm lòng muốn đề cao người Việt Nam, Lân Tuất chỉ “động lòng” với California thôi. Ông bảo Chicago đẹp thật, nhưng California mới “dễ thương”. (Lại nữa, phải hiểu chữ “dễ thương” này theo nghĩa lời ca tụng hết cỡ). Vì tình cảm đặc biệt này đối với California mà Lân Tuất “bật mí” rằng ông sẽ có một sáng tác về California trong tương lai. Lân Tuất muốn nói rằng: California hãy đợi đấy, “tôi sẽ trở lại!”.
Viendongdaily.com và tác giả giữ bản quyền bài và hình trên trang này. Xin đừng trích đăng dưới bất cứ hình thức nào.
Viết bình luận đầu tiên
ĐỌC THÊM
Vui thôi nha, Hashtag LamNenLichSu, 8 năm trước đến giờ vẫn chưa dọn đồ đi khỏi nước Mỹ. Ông Trump thì làm tổng thống 47
Một video clip được dân mạng đào sới lại, Video được làm từ 8 năm trước lúc ông TRUMP vs bà HILLARY và các anh các chị showbiz Việt Hải ...
Về các Đại Học Xá TRẦN QUÝ CÁP, MINH MẠNG, THANH QUAN và PHỤC HƯNG
Bốn đại học xá ở Sài Gòn lớn mà ai cũng biết, đó là đại học xá nữ Trần Quý Cáp, đại học xá nam Minh Mạng, đại học xá ...
Kỷ niệm 103 năm ngày sinh của cố nhạc sĩ Phạm Duy, cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam
Ông sinh ngày 5 tháng 10 năm 1921. Ông là “ trụ cột” của nền Tân nhạc Việt Nam, đã sáng tác cả ngàn bản nhạc đủ thể loại …mà ...