Nghiên cứu mới về tác động của Covid-19 có thể gây mất thính lực tức bị điếc
Sunday, 07/05/2023 - 11:09:15
Các nhà khoa học Australia vẫn tiếp tục nghiên cứu về các tác động kéo dài hậu COVID-19 mà người bệnh có thể gặp phải, trong đó có tình trạng mất thính lực.
Một năm trước, chị Kim Gibson (ở thành phố Adelaide, Nam Australia) mắc COVID-19. Các triệu chứng xuất hiện khá nhẹ. Và do bản thân là y tá, chị nghĩ rằng các triệu chứng sẽ biến mất sau khi khỏi bệnh. Tuy nhiên, vài tuần sau khi âm tính với virus SARS-CoV-2, chị bắt đầu có những triệu chứng lạ và đáng lo ngại.
Chị Kim Gibson nói: 'Tôi thức dậy và gần như không thể đứng thẳng, tôi cảm thấy như mình đang ở trên một chiếc thuyền'.
Trong nhiều tháng, chị Gibson đã phải chịu những cơn đau do tai phải bị mất thính lực, ù tai và chóng mặt. Chị đã thử đủ mọi cách, từ xét nghiệm đến chụp cộng hưởng từ để tìm hiểu chuyện gì đang xảy ra với mình. Cuối cùng, nguyên nhân được chỉ ra là triệu chứng hậu COVID-19.
Chị Kim Gibson chia sẻ: 'Tôi không biết rằng có thể mất thính lực do COVID-19'.
Tiến sĩ Micah Peters, Đại học Nam Australia, cho biết: 'Sương mù não và mệt mỏi có thể là những tác động lâu dài phổ biến của COVID-19, mất thính giác dường như ít phổ biến hơn'.
Mặc dù tương đối hiếm gặp nhưng các triệu chứng bao gồm mất thính giác nhẹ đến sâu, chóng mặt và ù ở một hoặc cả hai tai. Tiến sĩ Peters chia sẻ rằng vẫn chưa có nhiều kiến thức về những ảnh hưởng kéo dài này và hy vọng nghiên cứu được thực hiện trên ca bệnh của chị Gibson sẽ mở đường cho những phát hiện mới.
Tại Australia, có từ 5 -10% bệnh nhân từng mắc COVID-19 sẽ xuất hiện các triệu chứng hậu COVID. Đến thời điểm hiện tại, chị Gibson đã lấy lại được thính giác tai phải của mình, nhưng sẽ không dễ dàng để quên đi khoảng thời gian đó.
Photo by Health
Viết bình luận đầu tiên
MỚI CẬP NHẬT



















ĐỌC THÊM
CHÂN LẠNH... và những hệ lụy về sức khỏe
Hai bàn chân lạnh không chỉ là dấu hiệu tuần hoàn kém mà còn cảnh báo sự suy yếu của tủy xương, ảnh hưởng đến khả năng tái tạo tế ...
Tăng cường sức khỏe vói bài Vẫy Tay Dịch Chân Kinh
Nhiều bài tập “Dịch Cân Kinh“ hay còn gọi là “Phất Thủ Liệu Pháp” tạm dịch: Phương phát trị liệu bằng Phất Tay. Bài nầy đơn giản nhưng nhiều người ...
Thay đổi bất thường ở lưỡi: Dấu hiệu nguy hiểm đột quỵ nhưng dễ nhầm lẫn với bệnh cúm mùa
Dấu hiệu này khá giống với 1 triệu chứng thông thường của cúm mùa nên nhiều người bỏ qua, nếu phát hiện thấy thì phải đi khám bác sĩ ngay ...