Các bạn rà xem nồi niêu xoong chảo nhà mình thuộc loại nào, và đối chiếu với bài lần trước để xem đồ nhà mình lợi hại ra sao nhé. Sau đây là một vài món cookware khác.
Vũ Hằng/Viễn Đông
Không “căng” như chọn chồng, nhưng để trở thành người nội trợ khéo thì chắc chắn chúng ta cần biết về phẩm chất xoong nồi. Bởi vì, không phải chỉ là tài nghệ xào nấu của riêng mình mà thôi, chất liệu xoong nồi cũng ảnh hưởng nhiều tới thời gian nấu nướng và giá trị đồ ăn nữa. Lần trước mình đã nói về 3 thứ nồi kim loại phổ thông, đó là: Stainless steel, cast iron, và aluminum. Các bạn rà xem nồi niêu xoong chảo nhà mình thuộc loại nào, và đối chiếu với bài lần trước để xem đồ nhà mình lợi hại ra sao nhé. Sau đây là một vài món cookware khác.
Nồi đồng nấu ốc…
Trong các thứ kim loại được dùng làm đồ nấu bếp còn phải kể copper. Với copper, chúng ta có nồi đồng, được coi là một thứ hàng quí và đắt tiền. Các bạn có thấy bất ngờ không? Tưởng gì chứ nồi đồng thì ai trong chúng ta cũng có cảm giác quen thuộc qua câu nói trẹo lưỡi “Nồi đồng nấu ốc…” ngày xưa rồi.
Hiện nay nồi đồng tuy không phổ thông, nhưng nó lại được giới đứng bếp chuyên nghiệp, nấu ăn trong những nhà hàng lớn sử dụng. Là vì, đồng có tính dẫn nhiệt nhanh, trải nhiệt đều, rất thuận lợi trong những bếp ăn tập thể, đông người. Giống như sắt, đồng có tác dụng với thực phẩm, và đồng cũng là một thứ muối khoáng cần thiết cho cơ thể chúng ta. Có người cho như vậy là có lợi, vì xơi thực phẩm nhiễm đồng thì cơ thể được thêm muối khoáng cần thiết. Người khác cho là bất lợi, là vì nếu ngấm nhiều đến nỗi có mùi ngai ngái thì đồ ăn sẽ mất ngon. Như vậy là… ba phải, nghĩ sao cũng được. Nhưng nếu dùng nồi đồng thì phải nhớ mang ra lau chùi luôn luôn, bằng không màu đồng sẽ bị lu mờ, cũ xỉn… không còn sáng đẹp.
Nồi đất nấu ếch!
Ngoài kim loại ra, chúng ta còn có nồi đất… để nấu ếch. Nói vậy cho cân xứng với “nồi đồng nấu ốc” mà thôi, chứ nồi đất còn làm được nhiều việc khác, phổ thông nhất là làm cá kho tộ, hoặc sắc các thang thuốc bắc.
Mà tại sao cá kho tộ lại phải kho trong nồi đất nhỉ? Bởi vì “tộ” chính là cái nồi đất. Ngày xưa, người ta dùng nồi đất là vì nó có thể trải nhiệt đều và giữ nhiệt lâu. Vào cái thời mà nhóm lửa đốt lò còn khó khăn thì điều đó là cần thiết. Nhưng với các phương tiện dễ dàng như bây giờ thì cá kho không cần phải ở trong “tộ” mới là ngon. Mặc dầu nhiều hàng quán vẫn đãi món cá kho tộ trong nồi đất, nhưng chắc họ làm như vậy để giữ lấy cái phong tục, chứ cá kho trong nồi nào cũng vậy, ăn thua là có biết cách làm hay không mà thôi.
Họ hàng với nồi đất là nồi sành, nồi sứ (porcelain, ceramic…). Nồi sành sứ được ưa chuộng hơn, vì ngoài khả năng giữ nhiệt, nó còn đẹp đẽ nhờ hoa văn, và dễ rửa dễ lau hơn… Nhưng nồi đất và các sản phẩm tương tự có thể ám cái chất đất, chất men vào đồ ăn, để lại di hại lâu dài cho cơ thể của thực khách. Thêm nữa, so sánh với hàng kim loại, nồi niêu bằng đất nung, bằng sành sứ… kém tiện lợi, vì không chịu được nhiệt cao và dễ vỡ bể.
Nồi không dính thực phẩm (Nonstick)
Được nói đến khá nhiều là Non Stick Cookware, tức là những cái nồi niêu, xoong chảo… được tráng mặt bằng một chất đặc biệt, giúp cho thực phẩm không dính lại đáy nồi trong khi nấu nướng. Đây là một lợi điểm lớn đối với chúng ta, bởi vì trút thực phẩm ra đĩa rồi là nồi niêu gần như sạch trơn, giúp cho công việc lau rửa sau đó rất nhanh chóng. Ấy là chưa kể, nồi Non Stick còn cho phép chúng ta hạn chế sử dụng dầu mỡ trong khi nấu nướng, vừa giúp tiết kiệm lại vừa giúp cơ thể đỡ phải tiếp nạp thêm chất béo.
Nhưng trong một vài năm gần đây, người ta lại la hoảng lên rằng những chất tráng nồi ngăn dính như Teflon, Tefal, Anolon, Circulon, Caphalon… có chứa độc chất, tuy không gây hại trước mắt, nhưng có thể để lại di hại sau nhiều năm tháng tích lũy… Nếu vô ý dùng muỗng nĩa kim loại cà vào đáy nồi, làm cho chất tráng mặt bong lên, hòa với thực phẩm thì còn nguy hiểm hơn.
Cũng vì cái điều tiếng này mà có một thời gian thiên hạ mang nồi niêu “không dính” liệng bỏ hết. Nhưng gần đây, Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ (EPA) đã lên tiếng giải oan, “Không sao, Teflon ngăn dính thực sự không gây ra nguy cơ ở tầm mức đáng hoảng loạn như vậy. Cứ tiếp tục xài”.
Rốt cuộc, bạn nghĩ sao? Chắc vẫn phân vân như “phận gái thuyền quyên trước… 12 bến nước”? Vậy xin góp với bạn cái ý kiến kết luận của cô giáo em như sau: Nếu tổng hợp 3 tiêu chuẩn căn bản - là trải nhiệt đều, lau rửa dễ dàng, và không di hại cho sức khỏe - thì câu trả lời đã khá rõ ràng: Hàng Stainless Steel có độn Copper và Aluminum tốt hơn cả. Tiếp đó là Cast Iron, miễn là bạn phải biết làm làm công tác “bảo trì” chống hoen rỉ; có hay không có chất Nonstick tráng mặt cũng không thành vấn đề. Rõ ràng như vậy rồi, thì bây giờ: Happy Cooking nhé!
Vuhang231@yahoo.com
Viendongdaily.com và tác giả giữ bản quyền bài trên trang này. Xin đừng trích đăng dưới bất cứ hình thức nào.
Không “căng” như chọn chồng, nhưng để trở thành người nội trợ khéo thì chắc chắn chúng ta cần biết về phẩm chất xoong nồi. Bởi vì, không phải chỉ là tài nghệ xào nấu của riêng mình mà thôi, chất liệu xoong nồi cũng ảnh hưởng nhiều tới thời gian nấu nướng và giá trị đồ ăn nữa. Lần trước mình đã nói về 3 thứ nồi kim loại phổ thông, đó là: Stainless steel, cast iron, và aluminum. Các bạn rà xem nồi niêu xoong chảo nhà mình thuộc loại nào, và đối chiếu với bài lần trước để xem đồ nhà mình lợi hại ra sao nhé. Sau đây là một vài món cookware khác.
Nồi đồng nấu ốc…
Trong các thứ kim loại được dùng làm đồ nấu bếp còn phải kể copper. Với copper, chúng ta có nồi đồng, được coi là một thứ hàng quí và đắt tiền. Các bạn có thấy bất ngờ không? Tưởng gì chứ nồi đồng thì ai trong chúng ta cũng có cảm giác quen thuộc qua câu nói trẹo lưỡi “Nồi đồng nấu ốc…” ngày xưa rồi.
Hiện nay nồi đồng tuy không phổ thông, nhưng nó lại được giới đứng bếp chuyên nghiệp, nấu ăn trong những nhà hàng lớn sử dụng. Là vì, đồng có tính dẫn nhiệt nhanh, trải nhiệt đều, rất thuận lợi trong những bếp ăn tập thể, đông người. Giống như sắt, đồng có tác dụng với thực phẩm, và đồng cũng là một thứ muối khoáng cần thiết cho cơ thể chúng ta. Có người cho như vậy là có lợi, vì xơi thực phẩm nhiễm đồng thì cơ thể được thêm muối khoáng cần thiết. Người khác cho là bất lợi, là vì nếu ngấm nhiều đến nỗi có mùi ngai ngái thì đồ ăn sẽ mất ngon. Như vậy là… ba phải, nghĩ sao cũng được. Nhưng nếu dùng nồi đồng thì phải nhớ mang ra lau chùi luôn luôn, bằng không màu đồng sẽ bị lu mờ, cũ xỉn… không còn sáng đẹp.
Nồi đất nấu ếch!
Ngoài kim loại ra, chúng ta còn có nồi đất… để nấu ếch. Nói vậy cho cân xứng với “nồi đồng nấu ốc” mà thôi, chứ nồi đất còn làm được nhiều việc khác, phổ thông nhất là làm cá kho tộ, hoặc sắc các thang thuốc bắc.
Mà tại sao cá kho tộ lại phải kho trong nồi đất nhỉ? Bởi vì “tộ” chính là cái nồi đất. Ngày xưa, người ta dùng nồi đất là vì nó có thể trải nhiệt đều và giữ nhiệt lâu. Vào cái thời mà nhóm lửa đốt lò còn khó khăn thì điều đó là cần thiết. Nhưng với các phương tiện dễ dàng như bây giờ thì cá kho không cần phải ở trong “tộ” mới là ngon. Mặc dầu nhiều hàng quán vẫn đãi món cá kho tộ trong nồi đất, nhưng chắc họ làm như vậy để giữ lấy cái phong tục, chứ cá kho trong nồi nào cũng vậy, ăn thua là có biết cách làm hay không mà thôi.
Họ hàng với nồi đất là nồi sành, nồi sứ (porcelain, ceramic…). Nồi sành sứ được ưa chuộng hơn, vì ngoài khả năng giữ nhiệt, nó còn đẹp đẽ nhờ hoa văn, và dễ rửa dễ lau hơn… Nhưng nồi đất và các sản phẩm tương tự có thể ám cái chất đất, chất men vào đồ ăn, để lại di hại lâu dài cho cơ thể của thực khách. Thêm nữa, so sánh với hàng kim loại, nồi niêu bằng đất nung, bằng sành sứ… kém tiện lợi, vì không chịu được nhiệt cao và dễ vỡ bể.
Nồi không dính thực phẩm (Nonstick)
Được nói đến khá nhiều là Non Stick Cookware, tức là những cái nồi niêu, xoong chảo… được tráng mặt bằng một chất đặc biệt, giúp cho thực phẩm không dính lại đáy nồi trong khi nấu nướng. Đây là một lợi điểm lớn đối với chúng ta, bởi vì trút thực phẩm ra đĩa rồi là nồi niêu gần như sạch trơn, giúp cho công việc lau rửa sau đó rất nhanh chóng. Ấy là chưa kể, nồi Non Stick còn cho phép chúng ta hạn chế sử dụng dầu mỡ trong khi nấu nướng, vừa giúp tiết kiệm lại vừa giúp cơ thể đỡ phải tiếp nạp thêm chất béo.
Nhưng trong một vài năm gần đây, người ta lại la hoảng lên rằng những chất tráng nồi ngăn dính như Teflon, Tefal, Anolon, Circulon, Caphalon… có chứa độc chất, tuy không gây hại trước mắt, nhưng có thể để lại di hại sau nhiều năm tháng tích lũy… Nếu vô ý dùng muỗng nĩa kim loại cà vào đáy nồi, làm cho chất tráng mặt bong lên, hòa với thực phẩm thì còn nguy hiểm hơn.
Cũng vì cái điều tiếng này mà có một thời gian thiên hạ mang nồi niêu “không dính” liệng bỏ hết. Nhưng gần đây, Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ (EPA) đã lên tiếng giải oan, “Không sao, Teflon ngăn dính thực sự không gây ra nguy cơ ở tầm mức đáng hoảng loạn như vậy. Cứ tiếp tục xài”.
Rốt cuộc, bạn nghĩ sao? Chắc vẫn phân vân như “phận gái thuyền quyên trước… 12 bến nước”? Vậy xin góp với bạn cái ý kiến kết luận của cô giáo em như sau: Nếu tổng hợp 3 tiêu chuẩn căn bản - là trải nhiệt đều, lau rửa dễ dàng, và không di hại cho sức khỏe - thì câu trả lời đã khá rõ ràng: Hàng Stainless Steel có độn Copper và Aluminum tốt hơn cả. Tiếp đó là Cast Iron, miễn là bạn phải biết làm làm công tác “bảo trì” chống hoen rỉ; có hay không có chất Nonstick tráng mặt cũng không thành vấn đề. Rõ ràng như vậy rồi, thì bây giờ: Happy Cooking nhé!
Vuhang231@yahoo.com
Viendongdaily.com và tác giả giữ bản quyền bài trên trang này. Xin đừng trích đăng dưới bất cứ hình thức nào.
Viết bình luận đầu tiên
ĐỌC THÊM
Nhớ 7 cách này có thể giúp save tới 80% income hàng tháng
Có thể bạn đã cảm thấy mình đã đạt đến giới hạn, nhưng trên thực tế, nếu thay đổi suy nghĩ và điều chỉnh tâm lý một chút, bạn có ...
Loài gặm nhấm sẽ chạy khỏi khu vườn nếu quý vị trồng 3 loại cây này
Chuyên gia kiểm soát dịch hại đã chia sẻ 3 loại cây có tác dụng xua đuổi loài gặm nhấm như chuột khỏi khu vườn nhà.
Chiêu đãi viên hàng không kỳ cựu tiết lộ bí quyết để có được bữa ăn ngon nhất trên máy bay: Hóa ra thực sự có sự khác biệt
Chất lượng bữa ăn mà bạn sẽ thưởng thức trên chuyến bay có thể khác biệt với hành khách khác, phụ thuộc vào nhiều yếu tố.