Những vết ấy thường phát triển nhanh chóng trong vài tháng đầu, nhưng sau đó bắt đầu co lại. Vì những vết ấy thường biến mất trong những năm tiểu học, nên không cần phải điều trị, trừ khi chúng mọc ở một nơi mà làm cho một đứa trẻ khó ăn, khó thở, hoặc khó nhìn thấy.
Không lâu sau khi có em bé mới trong gia đình, nhiều cha mẹ sẽ nhìn nhanh để tìm các vết bớt. Họ có thể tìm thấy một nốt ruồi, một vết đỏ, hoặc một mảng da có màu khác với phần còn lại của cơ thể. Những vết bớt có nhiều loại khác nhau, trong số đó hầu hết đều vô hại và dễ dàng được bỏ qua. Một số vết bớt phai mờ đi theo tháng năm, và những vết bớt khác, nếu người ta muốn cũng có thể được loại bỏ hoặc che dấu.
Có hai loại vết bớt căn bản. Những vết màu đỏ hoặc những vết mạch máu xảy ra khi các mạch máu trở nên lớn hơn hoặc nhiều hơn so với bình thường. Những vết sắc tố xảy ra khi da tạo ra quá nhiều tế bào đem lại màu sắc cho da. Mặc dù một số loại vết bớt có thể được thừa kế, nhưng thường không thể được dự đoán. Chắc chắn không có ai để đổ lỗi. Không có gì mà một người phụ nữ mang thai có thể làm, để gây ra hoặc ngăn ngừa các vết bớt.
Sau đây là những loại vết bớt thông thường.
Vết mạch máu
Những vết màu đỏ thẫm là những mảng màu đỏ hoặc màu tím thường xuất hiện trên mặt, cổ, cánh tay và chân. (Vết đỏ trên trán Mikhail Gorbachev là ví dụ nổi tiếng nhất). Được gây ra bởi các mao mạch giãn ra ở gần bề mặt da, chúng có thể khác nhau rất nhiều về kích thước. Chúng sẽ không thay đổi hình dạng theo thời gian, nhưng chúng có thể trở nên đậm hơn và dễ thấy hơn.
Những vết ấy ít khi gây đau nhức, nhưng thường làm cho trẻ em cảm thấy khó chịu về sự xuất hiện của chúng, đặc biệt là nếu những vết ấy nằm ở trên mặt. Vì lý do này, nhiều bậc cha mẹ quyết định để cho con của họ được điều trị. Việc điều trị bằng một laser “nhuộm màu bằng xung lực” (phulse-dye” có thể làm cho các vết đỡ sẫm đi, và giúp làm mờ nhạt dần. Cách điều trị này thường được thực hiện trong giai đoạn phôi thai, nhưng có thể cần phải được lặp lại trong những năm về sau nếu các vết ấy bắt đầu sẫm màu trở lại.
Những vết bới trái dâu (hemangioma) là những chỗ phình ra màu đỏ tươi thường xuất hiện nhiều nhất trên đầu và cổ. Nếu hemagioma nằm sâu trong da, thì có thể có màu xanh lam nhạt. Những vết bớt này có thể không xuất hiện cho đến khi một em bé được mấy ngày hoặc vài tuần tuổi.
Những vết ấy thường phát triển nhanh chóng trong vài tháng đầu, nhưng sau đó bắt đầu co lại. Vì những vết ấy thường biến mất trong những năm tiểu học, nên không cần phải điều trị, trừ khi chúng mọc ở một nơi mà làm cho một đứa trẻ khó ăn, khó thở, hoặc khó nhìn thấy.
Những vết cò cắn (macular mark) là những vết đỏ mờ nhạt thường xuất hiện trên mặt, mí mắt, hoặc phía sau đầu. Chúng thường biến mất khi em bé chập chững đi.
Những vết bớt sắc tố
Những vết bớt sắc tố, còn gọi là vết bớt Mông Cổ, là những vết bằng phẳng, có màu xám hơi xanh, rất thông thường nơi các trẻ sơ sinh có làn da sẫm màu hơn, trong số đó có các bé Á Châu, Mỹ gốc Phi Châu, và Hispanic. Vết bớt này trông giống như vết bầm, thường xuất hiện trên phần dưới của lưng, nhưng cũng có mà còn có thể xuất hiện trên mông, cánh tay, hay chân.
Những vết bớt màu cà phê sữa, như cái tên cho thấy, là những đốm màu nâu nhạt trông hơi giống giọt cà phê pha sữa. Những vế này rất thông thường, và có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể. Chúng thường dễ dàng bị bỏ qua, mặc dù các bác sĩ muốn nhìn kỹ hơn nếu một đứa trẻ có một số đốm lớn. Đây một dấu hiệu tiềm năng của một chứng rối loạn di truyền được gọi là neurofibromatosis, một căn bệnh làm cho những khối u phát triển trên các tế bào thần kinh.
Các nốt ruồi, các đốm đen trên da, là chuyện thường thấy trên tất cả các loại da, kể cả da của em bé sơ sinh. Một số em bé có những nốt ruồi lớn rộng tới mấy inch. Đây là loại vết được gọi là vết bớt bẩm sinh, thường xuất hiện trên thân hoặc trên da đầu. Một số em bé được sinh ra với những vết bớt này đều có khả năng sẽ phát triển thành ung thư da sau này, đặc biệt nếu đó là những nốt ruồi lớn. Trong những trường hợp này, bác sĩ của em bé có thể giúp cha mẹ học cách kiểm tra để tìm những dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư.
Viết bình luận đầu tiên
ĐỌC THÊM
Có một kiểu Tình Yêu như thế
Năm đó, mẹ của bà ấy chê tôi là một kẻ nghèo nàn, nên đã chia rẽ chúng tôi…Tôi cũng chỉ có thể đau lòng mà rời đi.
Lý do các cặp chia tay nhiều nhất có phải là đã chán nhau
Các cặp đôi đang yêu hay đã kết hôn thường khi chia tay ai cũng đổ cho lõi này lỗi kia, nhưng thực tế thì hiện tượng Chán Nhau có ...
Hôn nhân không phải là một điểm đến, nó là điểm đầu tiên của một hành trình cần 2 người
Muốn hành trình này đẹp đẽ và được dài mãi, chúng ta phải học cách yêu đi yêu lại một người! Tôi cho rằng điều này luôn đúng và mãi ...