Chuyện lạ bốn phương

Phi tần bị vua Càn Long bỏ bê gần 70 năm cuối đời lập kỳ tích không sủng phi nào làm được

Wednesday, 12/04/2023 - 10:39:25

Cả đời chỉ được Càn Long sủng hạnh 1 lần duy nhất, vị phi tần này sau đó đã làm được điều mà không một sủng phi nào của nhà Thanh làm được.

Chân dung Uyển Quý phi Trần thị

Khi Càn Long còn là Bảo Thân vương ở Tiềm để (là nơi Hoàng đế ở trước khi đăng cơ), bên cạnh ông có 2 phi tần địa vị thấp là Hải thị và Trần thị. Ngay cả khi Càn Long đế lên ngôi, 2 người này vẫn không nhận được sự sủng ái của nhà vua. Dù không được hoàng đế sủng ái trong một thời gian dài, Trần thị đã viết lên một huyền thoại khác của riêng mình. Bà trở thành phi tần sống lâu nhất trong hậu cung của Càn Long, được hưởng cuộc sống yên bình, phúc phần nhờ không tranh sủng.

Càn Long đế sủng ái nhiều phi tần người Hán, chẳng hạn như Thuần Huệ Hoàng Quý phi, Khánh Cung Hoàng Quý phi... Sau khi được hoàng đế sủng ái, những phi tần người Hán này sẽ được nhập kỳ nhưng Trần thị thì không. Theo sử sách ghi lại, Trần thị là con gái của Trần Đình Chương, không có tước vị cũng không chức vụ.

Rất nhiều người đời sau thắc mắc tại sao Càn Long không thích Trần thị lại nạp nàng làm thiếp? Cuộc hôn nhân này là do phụ thân của ông, Ung Chính đế ban cho. Vào thời nhà Thanh, trước và sau khi các hoàng tử kết hôn, hoàng đế sẽ ban cho họ một số cung nữ nhất định. Những cung nữ này sau đó có thể được hoàng tử nạp thiếp và trường hợp của Trần thị chính là như vậy.

Trần thị sinh năm Khang Hy thứ 55 (1717), kém Càn Long 5 tuổi. Vào năm Ung Chính thứ 5 (1727), Bảo Thân vương Hoằng Lịch chiếu theo lệnh nạp con gái Phú Sát thị làm chính thê. Khi ấy, Trần thị mới 10 tuổi, vì vậy, người ta ước tính Trần thị được vua Ung Chính ban cho Hoàng Lịch sau khi ông thành thân.

Gia cảnh không tốt, bản thân Hoằng Lịch lại không thương yêu nên địa vị của Trần thị trong số các thê thiếp của ông gần như ở dưới đáy, tương tự như Hải thị.

Vào tháng 8 năm Ung Chính thứ 13, Hoàng đế Ung Chính lâm bệnh rồi băng hà. Sau đó, Bảo Thân vương Hoằng Lịch lên kế vị. Với tư cách là phi tần của Hoằng Lịch, Trần thị được sơ phong Thường tại, được xếp cuối cùng với Hải Thường tại.

2 năm sau, lễ đại phong hậu phi chính thức diễn ra, Trần thị được phong làm Uyển Quý nhân, đãi ngộ được cải thiện rất nhiều.

Trên thực tế, trong 13 năm đầu tiên của triều đại Càn Long, ông vẫn rất yêu thương những người vợ ở tiềm để. Việc Tuệ Hiền Hoàng Quý phi và Hiếu Hiền Hoàng hậu liên tiếp qua đời khiến Càn Long thực hiện 2 cuộc điều chỉnh lớn về nhân sự trong hậu cung. Khi ấy, tuổi của Uyển tần không lớn lắm, nếu biết nắm bắt cơ hội thì cô vẫn có cơ hội thay đổi vận mệnh.

Trên thực tế, Càn Long thực sự không thích người phụ nữ này, nhưng sau khi Hiếu Hiền Hoàng hậu qua đời (năm Càn Long thứ 13), ông tấn phong Uyển quý nhân lên làm Uyển tần. Kể từ đó, Uyển tần bị lãng quên trong một góc hậu cung.

Vào ngày 20/12 năm Càn Long thứ 20 (1755), sinh nhật thứ 40 của Uyển tần đã qua nhưng không ghi chép về bất kỳ phần thưởng nào. Sau đó, sinh nhật mỗi năm bà được thưởng 200 lượng bạc. Tuy nhiên, mức thưởng này lại thấp hơn so với phi, tần bình thường. Có thể thấy, Uyển tần tuy được tấn phong đã lâu nhưng đãi ngộ thì chỉ như một Quý nhân.

Trong hoàn cảnh của Trần thị, nếu là người bình thường có lẽ đã bị trầm cảm từ lâu, chẳng thể tiếp tục sống. Tuy nhiên, Trần thị tính tình phóng khoáng, cái gì cũng nhìn thấu, khó khăn lại chẳng màng. Không được hoàng đế sủng ái thì không sinh con, thân thể chẳng hao mòn. Có thể nói ông trời lấy đi thứ này thì sẽ bù đắp cho bạn thứ khác.

Thời gian cứ thế trôi qua, những người phụ nữ trong hậu cung đã thay đổi từng đợt. Những người nhập cung cùng thời với Trần thị ở tiềm để lần lượt qua đời và bà trở thành người may mắn nhất.

Trần thị và Hải thị là 2 phi tần địa vị thấp kém nhất. Sau này, Hải thị tranh sủng, sinh được Ngũ A Ca Vĩnh Kỳ.

Vào năm Càn Long thứ 59 (1794), Càn Long sắp thoái vị và đã làm lễ sắc phong lần cuối cho các phi tần của mình. Trần thị khi ấy 78 tuổi được thăng làm Uyển phi. Lúc này, bà đã làm vợ Càn Long được 46 năm.

Sau khi Gia Khánh lên ngôi, Uyển phi là phi tần cuối cùng của Càn Long còn sống. Bà được cả hoàng cung kính trọng. Vào năm Gia Khánh thứ 6 (1801), Trần thị được tôn làm Uyển Quý phi, khi ấy bà đã 85 tuổi. Một bà lão 85 tuổi được phong tước gần như là điều chưa từng có trong hậu cung nhà Thanh, nhưng Trần thị đã làm được.

Vào ngày 2/2 năm Gia Khánh thứ 12, Uyển Quý phi Trần thị chết bệnh trong Thọ Khang cung ở tuổi 92. Theo ghi chép, khi Uyển Quý phi được chôn cất trong Phi viên tẩm của Dụ lăng, Gia Khánh đế đã đích thân đến tế rượu để tỏ lòng thành kính.

Uyển Quý phi sống với Càn Long gần 70 năm, được thị tẩm duy nhất 1 lần, cả đời không có thành tích cao, luôn ở trạng thái ủ rũ bởi bà bị thất sủng lâu dài. Tuy nhiên, bà không từ bỏ chính mình, trở thành người trường thọ nhất trong hậu cung của Càn Long.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT