Đường ống nằm sát đất, có lá cây che chắn, nước phun ra không bị ánh nắng hoặc nhiệt độ làm cho bốc hơi, đỡ phí phạm vô ích.
Chúng ta có thể tưới vườn bằng nhiều cách khác nhau. Đơn giản nhất là kéo vòi đứng tưới. Bên cạnh đó còn có nhiều cách khác như vòi phun (sprinklers), nhỏ giọt (drip), thấm ướt (soaker)…. Hằng nghĩ: Kéo vòi tưới là đơn giản nhất, nhưng chúng ta phải mất công đứng cầm vòi, có khi mất tới cả giờ hoặc lâu hơn. Dùng vòi phun (sprinklers), một kiểu tưới quen thuộc vẫn thường thấy thì chủ vườn không phải đứng cầm vòi, nhưng công lao lắp đặt khá tốn kém lúc ban đầu và có thể phí phạn nhiều nước. Vậy, làm thế nào để vừa khỏi mất công cầm vòi, vừa đỡ hao nước? Em xin đề nghị hai cách:
Drip Irrigation
Đây là phương pháp dẫn ống vào vườn, cho chạy qua từng gốc cây, rồi châm lỗ ở đoạn ống sát gốc cây để nước chảy ra, nhỏ từng giọt từng giọt thẳng xuống rễ. Hệ thống bao gồm hai phần: Dẫn ống vào vườn (irrigation) rồi để luôn tại đó, khi cần sử dụng chỉ cần mở vòi ở đầu nguồn thì nước sẽ tự động từng giọt chảy ra (drip), ghép hai chữ này lại với nhau là thành tên Drip Irrigation, mình có thể gọi bằng tên “dẫn nước nhỏ giọt.” Cũng dễ nhớ, phải không? Drip irrigation có những tiện lợi sau đây:
- Nước được đưa thẳng vào gốc, và được tận dụng 100% cho rễ, nên không cần tưới nhiều mà cây vẫn đủ nước.
- Đường ống nằm sát đất, có lá cây che chắn, nước phun ra không bị ánh nắng hoặc nhiệt độ làm cho bốc hơi, đỡ phí phạm vô ích.
- Nước không tưới vào lá, không làm ướt lá, giảm thiểu được nhiều chứng bệnh về lá.
Có lợi như vậy đương nhiên ai cũng ham, nhưng thiết lập hệ thống tưới vườn kiểu này rất phức tạp và tốn kém. Nếu muốn tự làm lấy, bạn phải có “tay nghề” cao: Làm sao chọc lỗ cho đúng và cho đẹp, biết cách ghép vòi (nozzle), rồi lại phải biết cách điều chỉnh áp suất nước (pressure regulator)… và phải sắm nhiều dụng cụ lỉnh kỉnh khác. Ấy vậy mà tai nạn “kẹt nước” vẫn hay xảy ra vì lỗ thoát quá nhỏ, khiến chủ vườn phải săn sóc và o bế thường xuyên.
Soaker Irrigation
Phương pháp này cũng là một cách dẫn ống vào vườn (irrigation), không khác phương pháp trên đây bao nhiêu, nên chủ vườn cũng được hưởng gần đủ những tiện lợi như vậy. Tuy nhiên, đường ống vốn làm bằng một chất liệu xốp để cho nước tự nhiễu ra ngoài làm ướt đất (soaker), từ đó sinh ra tên gọi “soaker irrigation”. Lắp đặt hệ thống này rẻ và đỡ công phu hơn, chúng ta không cần phải chọc lỗ rồi ghép vòi, mà chỉ việc đặt đường ống vào vườn, uốn quanh các hàng cây, khi cần thì nối với nguồn nước, rồi mở vòi là nước sẽ từ từ chảy ra, thấm ướt đất quanh rễ cây, giống y như khi tưới bằng ống Drip. Như vậy, tại sao đã có Soaker mà chúng ta còn phải dùng Drip cho phức tạp?
Thực ra, tưới bằng ống Soaker, nước có thể chảy tràn lan ra cả những vùng đất cách xa rễ, khác với đường ống Drip ở chỗ là người ta đục lỗ, cắm vòi tại một vị trí sát ngay gốc cây nên nước được tưới vào đúng trọng tâm hơn.
Nhưng ngoài vấn đề “tưới đúng trọng tâm,” Hằng thấy ống Soaker chẳng thua sút ống Drip về điều gì khác. Nếu sử dụng cho vườn nâng, vốn là một vuông đất nhỏ và cây rau mọc san sát nhau, thì cả vườn đều là trọng tâm, tưới vào đâu cũng không phí. Và như thế, Drip cũng chẳng hơn gì Soaker cả, đúng không?
Ấy là nói chuyện tưới vườn thôi! Chứ không phải cứ biết chọc lỗ, cắm vòi là tưới chỗ nào cũng được đâu: Tưới không đúng trọng tâm là vừa phí nước mà lại … sinh tội ra đấy nhé!
Vuhang231@yahoo.com
Viết bình luận đầu tiên
ĐỌC THÊM
Nhớ 7 cách này có thể giúp save tới 80% income hàng tháng
Có thể bạn đã cảm thấy mình đã đạt đến giới hạn, nhưng trên thực tế, nếu thay đổi suy nghĩ và điều chỉnh tâm lý một chút, bạn có ...
Loài gặm nhấm sẽ chạy khỏi khu vườn nếu quý vị trồng 3 loại cây này
Chuyên gia kiểm soát dịch hại đã chia sẻ 3 loại cây có tác dụng xua đuổi loài gặm nhấm như chuột khỏi khu vườn nhà.
Chiêu đãi viên hàng không kỳ cựu tiết lộ bí quyết để có được bữa ăn ngon nhất trên máy bay: Hóa ra thực sự có sự khác biệt
Chất lượng bữa ăn mà bạn sẽ thưởng thức trên chuyến bay có thể khác biệt với hành khách khác, phụ thuộc vào nhiều yếu tố.