Phía bắc của quảng trường Trafalgar là nhà thờ St. Martin in the Fields, công trình cổ nhất trong quần thể Trafalgar. Quảng trường Trafalgar thể hiện tình yêu nước rõ ràng, với bức tượng các nhân vật lịch sử của Anh được đúc bằng đồng, nằm rải rác trên quảng trường.
Với phong cách kiến trúc cổ điển, các công trình thể hiện tình yêu nước, quảng trường Trafalgar được xem là trái tim của London, Anh quốc. Quảng trường Trafalgar nằm trong khu Westminster, thủ đô London. Quảng trường được xây dựng trong thập niên 1830 và 1840 theo bản thiết kế của kiến trúc sư Sir Charles Barry.
Vào thế kỷ 14 tới thế kỷ 17, hầu hết khu vực quảng trường Trafalgar hiện nay là phần sân huấn luyện và chuồng ngựa của trại nuôi ngựa Great Mews, phục vụ cho lâu đài Whitehall. Đến năm 1812, kiến trúc sư John Nash bắt đầu phát triển một con đường dẫn từ Charing Cross tới Portland Place. Ông muốn nơi này trở thành một trung tâm văn hóa mở cửa cho công chúng. Năm 1830, địa điểm này chính thức được đặt tên là Quảng trường Trafalgar.
Năm 1838, Sir Charles Barry giới thiệu một dự án phát triển Quảng trường Trafalgar, bao gồm cả việc dựng lên đài tưởng niệm Đô đốc Nelson – người lãnh đạo đem lại chiến thắng cho Anh quốc trong Trận chiến Tralafgar năm 1805 - và xây dựng 2 đài phun nước.
Quảng trường Trafalgar là hình mẫu của phong cách kiến trúc cổ điển. Bao quanh quảng trường là nhiều viện bảo tàng, phòng triển lãm, các địa điểm văn hóa, và những tòa nhà cổ xưa. Ở trung tâm của Trafalgar là cột Nelson, được bảo vệ bởi bốn bức tượng sư tử vây quanh, đặt tại chân đế của cột.
Có rất nhiều pho tượng và các tác phẩm điêu khắc được trưng bày tại quảng trường Trafalgar, bao gồm cả những tác phẩm nghệ thuật đương đại.
Phía bắc của quảng trường Trafalgar là nhà thờ St. Martin in the Fields, công trình cổ nhất trong quần thể Trafalgar. Quảng trường Trafalgar thể hiện tình yêu nước rõ ràng, với bức tượng các nhân vật lịch sử của Anh được đúc bằng đồng, nằm rải rác trên quảng trường.
Vào tháng 7, 2003, một dự án lớn tái thiết kế lại quảng trường được hoàn tất. Khu sân phía bắc trở thành khu vực dành riêng cho người đi bộ, nhờ đó, quảng trường đã được nối liền với Phòng triển lãm quốc gia. Các công trình khác được xây thêm bao gồm 1 quán cà-phê, các toilet công cộng, và lối đi cho người tàn tật.
Quảng trường Trafalgar được xem là trái tim của London, do đó, nơi này cũng thường được chọn làm nơi tổ chức các cuộc biểu tình và diễn hành. Các cuộc biểu tình thường diễn ra vào cuối tuần, và thuộc đủ loại chủ đề, gồm chính trị, tôn giáo, và nhiều vấn đề chung khác. Chính quyền thành phố ủng hộ truyền thống dân chủ này, nên cũng khá dễ dãi trong việc cấp giấy phép biểu tình.
Ngoài các cuộc biểu tình, quảng trường Trafalgar còn là nơi tổ chức nhiều sự kiện khác, như các lễ hội văn hóa, các hội chợ thương mại, các buổi chụp hình nghệ thuật, và thậm chí còn được dựng thành phim trường quay phim.
Viết bình luận đầu tiên
ĐỌC THÊM
Người Sherpa – những người hùng thầm lặng và cô độc trên đỉnh Everest
Dân Sherpa được biết đến là một trong những nhóm người leo núi giỏi nhất thế giới. Nhiều người Sherpa làm dịch vụ dẫn đường và khuân vác hành lý, ...
Bí mật về cây Bạch Quả ở Nhật: nhìn thì rất đẹp nhưng khi đến gần ai cũng buồn ói
Cây có cái tên rất đẹp là Ngân Hạnh (hay Bạch Quả) trăm tuổi, người chưa biết thì đứng xa nhìn xuýt xoa, người biết rồi thì họ lại tránh ...
Khao Hin Phap Pha - Tuyệt Tác Địa Chất Bên Bờ Biển Thái Lan
Những lớp đá trầm tích phức tạp của Khao Hin Phap Pha, Thái lan hé lộ một lịch sử địa chất kéo dài hàng triệu năm. Vách đá này, với ...