Trong đời sống của chúng ta, việc thay đổi chỗ ở đôi khi là do ý muốn, đôi khi là sự cần thiết, chẳng hạn khi bạn có một công ...
LS. Trần Khánh Hưng/Viễn Đông
Trong đời sống của chúng ta, việc thay đổi chỗ ở đôi khi là do ý muốn, đôi khi là sự cần thiết, chẳng hạn khi bạn có một công việc mới ở một nơi xa, hay khi bạn lập gia đình với một người ở tiểu bang khác và bạn muốn sống gần người phối ngẫu, hoặc nếu bạn muốn dọn nhà đến ở gần gia đình và thân nhân của mình. Nếu bạn đã ly dị và đang giữ con thì việc có sự thỏa thuận của người vợ hay chồng cũ để mang con theo có thể là vấn đề khó khăn nhất trong quyết định dọn nhà của bạn, và phần lớn sẽ cần có sự can thiệp của tòa án.
Tuần này chúng tôi sẽ đề cập đến những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chấp thuận hay chống lại việc thay đổi nơi cư trú của các em.
I. Trong trường hợp một bên được toàn quyền giữ con (sole or primary physical custody)
Người phụ huynh được giữ con (custodial parent) muốn thay đổi chỗ ở thì không nhất thiết phải chứng minh là sự thay đổi chỗ ở là điều cần thiết. Ngược lại, nếu muốn chống lại ý định này thì người phụ huynh được thăm con (non-custodial parent) là người phải chứng minh là việc thay đổi chỗ ở sẽ gây những thiệt hại, hay có những ảnh hưởng bất lợi cho các em, vì vậy cần phải có sự duyệt xét hay tái thẩm định về vấn đề giữ con.
* Những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đế việc tái thẩm định của tòa?
Trong trường hợp này, để quyết định việc thay đổi phán quyết giữ con, tòa sẽ phải duyệt xét những yếu tố sau đây:
1. Quyền lợi và nếp sống của các em sẽ ảnh hưởng thế nào, nếu có sự xáo trộn trong việc giữ và thăm nuôi các em.
2. Khoảng cách giữa nơi cư ngụ mới và cũ.
3. Số tuổi của các em.
4. Sự quan hệ của các em đi với cả hai phụ huynh.
5. Sự quan hệ giữa hai phụ huynh, kể cả sự hợp tác giữa hai bên, hai bên có đặt quyền lợi của các em lên hàng đầu không.
6. Quan hệ của hai phụ huynh trong quá khứ trong những vấn đề liên quan đến quyền lợi của các em.
7. Ý nguyện của các em nếu các em có đủ trí khôn.
8. Mục đích của sự thay đổi chỗ ở.
Vì có rất nhiều những yếu tố ảnh hưởng đến phán quyết mới cho phép việc thay đổi chỗ ở cho các em nên mỗi trường hợp đều được cứu xét một cách riêng biệt. Tòa sẽ đặt quyền lợi của các em lên hàng đầu, và có rộng thẩm quyền quyết định (wide discretion), tùy theo mỗi trường hợp.
* Khi nào thì tòa không chấp thuận việc mang con đi xa?
Toà sẽ từ chối việc mang con đi xa trong trường hợp người phụ huynh giữ con (custodial parent) có mưu đồ riêng. Một trường hợp điển hình là khi người phụ huynh giữ con muốn dọn nhà và mang các em đi để ngăn cản, hay gây khó khăn cho việc thăm viếng các em của người phụ huynh kia.
* Vợ cũ của tôi muốn dọn nhà qua Arizona và mang theo các con tôi, tôi muốn chống lại việc này thì tôi phải làm gì?
Nếu bạn muốn chống lại việc vợ cũ của bạn mang con đi, bạn cần phải chứng minh là việc mang các em đi xa sẽ gây những thiệt hại đến đời sống của các em. Bạn có thể xin tòa không cho phép ngưòi vợ cũ dọn nhà và mang con theo. Trong trường hợp bạn muốn xin tòa sửa đổi phán quyết, cho phép bạn được giữ các em thì bạn phải chứng minh thêm là việc dọn nhà và mang các em đi sẽ gây sự thay đổi lớn trong đời sống của các em (substantial change of circumstance), và bạn nay là người phụ huynh giữ con tốt nhất, để tránh những xáo trộn cho các em.
II. Trường hợp hai bên được giữ con chung (joint physical custody)
Khi cả hai phụ huynh đang giữ con mà một bên muốn dọn đi xa thì chương trình giữ con đang có sẽ không còn phù hợp nữa. Điều này đòi hỏi quan tòa phải quyết định việc giữ con lại từ đầu.
* Tòa sẽ dựa vào những yếu tố nào để quyết định cho bên nào giữ con?
Sau đây là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của tòa:
1. Sự an toàn và sức khỏe của các em.
2. Các em có bị cha mẹ bạo hành trong quá khứ không?
3. Sự gần gũi và quan hệ mật thiết của các em với từng phụ huynh.
4. Cha hay mẹ có sử dụng cần sa, ma túy, hay uống ruợu không?
5. Những ảnh hưởng của việc mang con đi xa đến quan hệ của các em đối với nguời phụ huynh kia.
6. Phần trăm giữ con nhiều hay ít. Trong trường hợp muốn chống lại việc mang con đi xa thì ngoài những yếu tố có ảnh hưởng nêu trên, phần trăm giữ con là một yếu tố quan trọng. Nếu bạn đang có quan hệ mật thiết với các em thì bạn sẽ có nhiều hy vọng hơn những người không gặp con thường xuyên, hay bỏ bê con cái.
* Tôi có hai con và mỗi bên được giữ con 50/50. Nay vợ cũ của tôi muốn mang các con tôi đi tiểu bang khác, vậy tôi có thể xin tòa giữ con trai tôi, và vợ cũ tôi giữ con gái được không?
Nếu có sự đồng ý của người vợ cũ thì tòa sẽ không can thiệp vào. Tuy nhiên, nếu người vợ cũ của bạn không đồng ý thì bạn phải nhờ sự can thiệp của tòa. Quyết định của tòa sẽ tùy theo hoàn cảnh của mỗi gia đình. Tuy nhiên, rất ít khi tòa cho phép việc tách rời các em, mỗi người mỗi nơi, trừ khi việc đó là điều tối cần thiết.
* Tôi đã ly dị và nay muốn mang con qua Canada sống có được không?
Trong những trường hợp cha mẹ muốn mang con đi một nước khác để sinh sống thì ngoài những yếu tố kể trên, tòa sẽ còn phải duyệt xét những yếu tố sau đây trước khi thay đổi phán quyết cho phép bạn mang con đi:
1. Sự khác biệt về văn hóa của nơi sắp dọn đến.
2. Việc dọn đến nơi cư ngụ mới có gây khó khăn trong việc thăm viếng của nguời phụ huynh kia không.
3. Thẩm quyền của tiểu bang California. Đây là điều khó khăn nhất, và tòa có thể sẽ phải bắt bạn đóng một số tiền thế chân (bond). Số tiền này sẽ bị mất nếu bạn không tuân theo những điều lệ tòa đã hoạch định trong phán quyết của tòa. Trong một số trường hợp, ngoài vấn đề bắt đóng tiền thế chân, tòa còn cấm không cho phép bạn nộp đơn xin thay đổi phán quyết giữ con ở nơi khác, ngoài tiểu bang California, và nhiều khi bạn phải đăng ký phán quyết giữ con tại nơi bạn sắp sửa dọn đến.
Đây chỉ là một số kiến thức tổng quát về việc mang con đi xa sau khi ly dị, không phải là cố vấn luật pháp. Mọi thắc mắc và tham khảo miễn phí về vấn đề luật pháp, xin liên lạc với văn phòng Luật Sư Trần Khánh Hưng (David K. Tran), số điện thoại (714) 830-4077, hay E-mail tại davidtran@dktran.com, hay gửi thư đến Law Offices of David K. Tran, 15446 Brookhurst Street, Westminster CA 92683.
Tuần này chúng tôi sẽ đề cập đến những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chấp thuận hay chống lại việc thay đổi nơi cư trú của các em.
I. Trong trường hợp một bên được toàn quyền giữ con (sole or primary physical custody)
Người phụ huynh được giữ con (custodial parent) muốn thay đổi chỗ ở thì không nhất thiết phải chứng minh là sự thay đổi chỗ ở là điều cần thiết. Ngược lại, nếu muốn chống lại ý định này thì người phụ huynh được thăm con (non-custodial parent) là người phải chứng minh là việc thay đổi chỗ ở sẽ gây những thiệt hại, hay có những ảnh hưởng bất lợi cho các em, vì vậy cần phải có sự duyệt xét hay tái thẩm định về vấn đề giữ con.
* Những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đế việc tái thẩm định của tòa?
Trong trường hợp này, để quyết định việc thay đổi phán quyết giữ con, tòa sẽ phải duyệt xét những yếu tố sau đây:
1. Quyền lợi và nếp sống của các em sẽ ảnh hưởng thế nào, nếu có sự xáo trộn trong việc giữ và thăm nuôi các em.
2. Khoảng cách giữa nơi cư ngụ mới và cũ.
3. Số tuổi của các em.
4. Sự quan hệ của các em đi với cả hai phụ huynh.
5. Sự quan hệ giữa hai phụ huynh, kể cả sự hợp tác giữa hai bên, hai bên có đặt quyền lợi của các em lên hàng đầu không.
6. Quan hệ của hai phụ huynh trong quá khứ trong những vấn đề liên quan đến quyền lợi của các em.
7. Ý nguyện của các em nếu các em có đủ trí khôn.
8. Mục đích của sự thay đổi chỗ ở.
Vì có rất nhiều những yếu tố ảnh hưởng đến phán quyết mới cho phép việc thay đổi chỗ ở cho các em nên mỗi trường hợp đều được cứu xét một cách riêng biệt. Tòa sẽ đặt quyền lợi của các em lên hàng đầu, và có rộng thẩm quyền quyết định (wide discretion), tùy theo mỗi trường hợp.
* Khi nào thì tòa không chấp thuận việc mang con đi xa?
Toà sẽ từ chối việc mang con đi xa trong trường hợp người phụ huynh giữ con (custodial parent) có mưu đồ riêng. Một trường hợp điển hình là khi người phụ huynh giữ con muốn dọn nhà và mang các em đi để ngăn cản, hay gây khó khăn cho việc thăm viếng các em của người phụ huynh kia.
* Vợ cũ của tôi muốn dọn nhà qua Arizona và mang theo các con tôi, tôi muốn chống lại việc này thì tôi phải làm gì?
Nếu bạn muốn chống lại việc vợ cũ của bạn mang con đi, bạn cần phải chứng minh là việc mang các em đi xa sẽ gây những thiệt hại đến đời sống của các em. Bạn có thể xin tòa không cho phép ngưòi vợ cũ dọn nhà và mang con theo. Trong trường hợp bạn muốn xin tòa sửa đổi phán quyết, cho phép bạn được giữ các em thì bạn phải chứng minh thêm là việc dọn nhà và mang các em đi sẽ gây sự thay đổi lớn trong đời sống của các em (substantial change of circumstance), và bạn nay là người phụ huynh giữ con tốt nhất, để tránh những xáo trộn cho các em.
II. Trường hợp hai bên được giữ con chung (joint physical custody)
Khi cả hai phụ huynh đang giữ con mà một bên muốn dọn đi xa thì chương trình giữ con đang có sẽ không còn phù hợp nữa. Điều này đòi hỏi quan tòa phải quyết định việc giữ con lại từ đầu.
* Tòa sẽ dựa vào những yếu tố nào để quyết định cho bên nào giữ con?
Sau đây là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của tòa:
1. Sự an toàn và sức khỏe của các em.
2. Các em có bị cha mẹ bạo hành trong quá khứ không?
3. Sự gần gũi và quan hệ mật thiết của các em với từng phụ huynh.
4. Cha hay mẹ có sử dụng cần sa, ma túy, hay uống ruợu không?
5. Những ảnh hưởng của việc mang con đi xa đến quan hệ của các em đối với nguời phụ huynh kia.
6. Phần trăm giữ con nhiều hay ít. Trong trường hợp muốn chống lại việc mang con đi xa thì ngoài những yếu tố có ảnh hưởng nêu trên, phần trăm giữ con là một yếu tố quan trọng. Nếu bạn đang có quan hệ mật thiết với các em thì bạn sẽ có nhiều hy vọng hơn những người không gặp con thường xuyên, hay bỏ bê con cái.
* Tôi có hai con và mỗi bên được giữ con 50/50. Nay vợ cũ của tôi muốn mang các con tôi đi tiểu bang khác, vậy tôi có thể xin tòa giữ con trai tôi, và vợ cũ tôi giữ con gái được không?
Nếu có sự đồng ý của người vợ cũ thì tòa sẽ không can thiệp vào. Tuy nhiên, nếu người vợ cũ của bạn không đồng ý thì bạn phải nhờ sự can thiệp của tòa. Quyết định của tòa sẽ tùy theo hoàn cảnh của mỗi gia đình. Tuy nhiên, rất ít khi tòa cho phép việc tách rời các em, mỗi người mỗi nơi, trừ khi việc đó là điều tối cần thiết.
* Tôi đã ly dị và nay muốn mang con qua Canada sống có được không?
Trong những trường hợp cha mẹ muốn mang con đi một nước khác để sinh sống thì ngoài những yếu tố kể trên, tòa sẽ còn phải duyệt xét những yếu tố sau đây trước khi thay đổi phán quyết cho phép bạn mang con đi:
1. Sự khác biệt về văn hóa của nơi sắp dọn đến.
2. Việc dọn đến nơi cư ngụ mới có gây khó khăn trong việc thăm viếng của nguời phụ huynh kia không.
3. Thẩm quyền của tiểu bang California. Đây là điều khó khăn nhất, và tòa có thể sẽ phải bắt bạn đóng một số tiền thế chân (bond). Số tiền này sẽ bị mất nếu bạn không tuân theo những điều lệ tòa đã hoạch định trong phán quyết của tòa. Trong một số trường hợp, ngoài vấn đề bắt đóng tiền thế chân, tòa còn cấm không cho phép bạn nộp đơn xin thay đổi phán quyết giữ con ở nơi khác, ngoài tiểu bang California, và nhiều khi bạn phải đăng ký phán quyết giữ con tại nơi bạn sắp sửa dọn đến.
Đây chỉ là một số kiến thức tổng quát về việc mang con đi xa sau khi ly dị, không phải là cố vấn luật pháp. Mọi thắc mắc và tham khảo miễn phí về vấn đề luật pháp, xin liên lạc với văn phòng Luật Sư Trần Khánh Hưng (David K. Tran), số điện thoại (714) 830-4077, hay E-mail tại davidtran@dktran.com, hay gửi thư đến Law Offices of David K. Tran, 15446 Brookhurst Street, Westminster CA 92683.
Viết bình luận đầu tiên
ĐỌC THÊM
Hiểu thêm về Thường Trú Nhân Hoa Kỳ và Tại sao Vy Oanh phải cầu cứu nước Mỹ ?
Trong clip Vy Oanh có nhắc đến cụm từ thường trú nhân Mỹ, vậy nó có quyền lợi gì mà khiến cô ca sĩ phải mang ra để cầu cứu?
Kết quả bầu cử trên các dự luật trưng cầu dân ý tại California
Trong cuộc bầu cử vừa qua tại California, cử tri trên toàn California đã quyết định trên một số dự luật quan trọng...
Bầu cử 2022: Các Dự Luật tại California
Cho dầu chọn lựa nào, việc tham gia bầu cử đông đủ vẫn là một mục tiêu tối quan trọng cho mọi người cử tri gốc Việt trên toàn tiểu ...