Vào năm 2013, khi Brandon khiếu nại với nhà chức trách về chuyện này thì 2 công ty đòi nợ lai đưa anh ra tòa, đòi anh phải trả ngay số nợ Student Loan tổng cộng $73,000. Rốt cuộc, Brandon đành phải thuê luật sư thương lượng, mong họ giảm nợ đến một mức nào đó để mình có thể trả được.
Tiếp tục những câu chuyện dở khóc dở cười của khối sinh viên Mỹ tốt nghiệp ra trường, trên lưng mang nặng gánh nợ nần không sao ngóc đầu lên nổi, hôm nay chúng tôi xin mời các bạn nghe thêm một vài trường hợp khác, do tạp chí Consumers Report chuyên về các vấn đề về người tiêu thụ tường thuật:
Anh Brandon Hill là một nhà thiết kế đồ họa (graphic designer) hiện đang rất khổ sở vì bị chủ nợ truy bức xuyên qua công ty đòi nợ Sallie Mae và Navient Credit Finance. Anh than thở có khi chủ nợ dựng anh dậy để nghe “la hét và tru tréo” về số tiền quá hẹn không trả ngay từ lúc 5 giờ sáng. Vào năm 2013, khi Brandon khiếu nại với nhà chức trách về chuyện này thì 2 công ty đòi nợ lai đưa anh ra tòa, đòi anh phải trả ngay số nợ Student Loan tổng cộng $73,000. Rốt cuộc, Brandon đành phải thuê luật sư thương lượng, mong họ giảm nợ đến một mức nào đó để mình có thể trả được.
Ngay cả giáo sư đại học cũng là con nợ bị truy đuổi.
Cô Mary Franklin, giáo sư hồi hưu thuộc đại học University of Cincinnati cho biết, cô vẫn đang phải lo về những món nợ thời còn đi học cách đây vài chục năm đến giờ chưa trả hết. Khi những người đòi nợ gọi đến, cô cố gắng giải thích với họ rằng, cô hiện đang ăn tiền bệnh, không có khả năng để trả.
Họ nói, “Không cần biết, chính phủ liên bang không cần biết (bởi vì Student Loan của cô là tiền nợ của chính phủ liên bang).” Dù gì cũng phải trả, không trả sẽ bị xiết lương trừ nợ. Rốt cuộc, đành thua, cô lại phải lo bớt xén chi tiêu để tiếp tục trả nợ.
Một trường hợp khác, anh Saul Newton, 28 tuổi, ở thành phố Milwaukee, vốn là sinh viên đại học University of Wisconsin-Stevens Point. Anh kể lại, ngay sau hai năm đầu tiên, học phí leo thang, đưa món nợ Student Loan của anh lên tới $10,000.
Vì không muốn mang thêm nợ nần, anh đành bỏ học năm 2009 để đăng lính, với hy vọng khi giải ngũ sẽ được xét cho đi học trở lại với những điều kiện thuận lợi dành cho cựu chiến binh. Sáu tháng sau, anh binh nhì Newton, thuộc Sư Đoàn 4 Bộ Binh, được đưa sang chiến trường Afghanistan, đóng tại.
Arghandab River Valley. Cái ngày nhiều máu và nước mắt nhất, để lại một vết đen kinh hoàng trong ký ức của anh là ngày mà vị tuyên úy của tiểu đoàn cùng với bốn binh sĩ nữa tử nạn do quả bom gài ven đường vào tháng Tám, 2010.
Tâm sự với nhà báo về những ngày gian khổ trên chiến trường Afghanistan, Saul cho biết, “Tôi cố gắng hết sức làm trọn nhiệm vụ, mà làm sao vẫn sống để quay về.”
Nhưng cho dù nhịp sống trên sa trường có hối hả đến đâu, Saul cũng không bao giờ quên lên mạng để trả góp mỗi tháng $100 cho món Student Loan mượn ra từ thời còn đi học. Anh nói, “Chả ai có tin được! Thật là điên khùng hết sức khi một binh sĩ giữa sa trường vẫn còn phải lo trả student loan.”
Có thể quên sót được không? Không. Saul nói, “Nếu tôi không trả nợ đúng hẹn hàng tháng, lý lịch tín dụng của tôi sẽ bị rách ngay!”
Tại sao giữa chiến trường, trong cảnh sống chết cạnh tranh từng gang tấc mà người lính vẫn còn phải lo giữ lý lịch tín dụng? Bởi vì, anh vẫn mong còn được đi học trở lại sau khi giải ngũ.
Bây giờ, người thanh niên ham học ấy đã trở thành một cựu chiến binh, anh trở về quê nhà ở Wisconsin, và làm thiện nguyện để vận động cho quyền lợi những người đã từng vào sinh ra tử ở chiến trường. Saul nói với đầy sự chua chát, “Tại sao những người thanh niên như chúng tôi không còn đường nào khác, ngoài việc đăng lính để có đủ điều kiện lên đại học!”
Dầu có được đi học trở lại, nhưng trên cổ vẫn mang món nợ $10,000 cũ, thì con đường trước mặt chưa hẳn đã thênh thang, Saul nói. Con số $10,000 ấy thực ra bây giờ đã tăng lên đến $23,000 rồi, do những món nợ mới từ ngày người cựu chiến binh xin đi học lại.
Trong khi cả thế giới ngưỡng mộ nhìn về nước Mỹ như một đất nước giầu có, sẵn sàng giúp đỡ mọi người khổ sở trên trái đất, can thiệp vào mọi trái ngang bên ngoài biên giới quốc gia, chúng ta không khỏi ngạc nhiên khi thấy chính những người trẻ bản xứ lại khổ sở như vậy. Những tình trạng dở khóc dở cười này có tạo ra được một lực đẩy, dẫn đến những thay đổi tích cực về phía nhà chức trách, những người được bầu lên để mang lại no ấm và thịnh vượng do dân chúng không?
Erictran216@yahoo.com
Viết bình luận đầu tiên
ĐỌC THÊM
Cảnh báo ứng ụng mua sắm trực tuyến TEMU thật sự nguy hiểm và không an toàn?
Người dẫn chương trình trò chuyện trên đài phát thanh, Kim Komando, đã tìm hiểu kỹ về TEMU và đây là những gì cô ấy tìm thấy!
Đơn vay tiền mua nhà giảm trong tình trạng thất nghiệp gia tăng
Sau sự tăng đột biến đơn mượn nợ nhà chỉ vài tuần trước, các doanh nghiệp cho vay nợ nhà gặp sóng gió tiếp tục vào tuần trước
Fed cắt giảm lãi suất nhằm cứu vãn nền kinh tế
Trong tuần này, Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ (Fed) đã thông báo cắt giảm lãi suất, do lo ngại sự lây lan của coronavirus sẽ gây ảnh ...