So sánh thiệt hơn giữa các chương trình bảo hiểm y tế (bài 1)
Saturday, 08/02/2014 - 01:04:59
Khi mua sắm, chúng ta muốn mua được đồ rẻ nhưng phải là đồ tốt. Có vậy mới gọi là mua được giá hời. Chứ còn mua rẻ mà mua phải đồ xấu, thì gọi là “của rẻ của ôi” là điều chẳng ai muốn. Khi đắn đo mua một chương trình bảo hiểm sức khỏe cũng vậy, chúng ta không chỉ chú trọng tới bảo phí,
Eric Trần


Copay là số tiền cố định mà chúng ta phải trả mỗi khi đi bác sĩ hoặc bệnh viện
.jpg)
Không phải chỉ là tiền đóng mỗi tháng mà còn phải xét nhiều yếu tố khác, như copay, deductible, co-insurance….
Khi mua sắm, chúng ta muốn mua được đồ rẻ nhưng phải là đồ tốt. Có vậy mới gọi là mua được giá hời. Chứ còn mua rẻ mà mua phải đồ xấu, thì gọi là “của rẻ của ôi” là điều chẳng ai muốn. Khi đắn đo mua một chương trình bảo hiểm sức khỏe cũng vậy, chúng ta không chỉ chú trọng tới bảo phí, tức là mức tiền phải đóng hàng tháng mà còn phải xét tới phẩm chất của nó, được thể hiện qua các yếu tố như copay, deductible, coinsurance và out-of-pocket expense. Chúng ta sẽ nói về căn bản của những yếu tố này.
Copay là gì?
Trong bằng ấy ý niệm thì copay có vẻ gần gũi hơn cả. Một cách đơn giản nhất, copay được hiểu là số tiền mà chúng ta phải đóng ra mỗi lần đi bác sĩ, vào bệnh viện hoặc đi mua thuốc. Nói chung, copay là một khoản tiền cố định mà người tiêu thụ phải trả cho dịch vụ y tế hoặc thuốc men mỗi lần mình sử dụng dịch vụ. Hãng bảo hiểm dùng biện pháp “copay” để đặt một phần gánh nặng tài chánh lên vai người tiêu thụ, đồng thời hạn chế sự lạm dụng quyền lợi của giới tiêu thụ.
Deductible là gì?
Sau Copay là deductible. Đây là một tiêu chuẩn quan trọng không kém, nhưng chẳng mấy khi được giới tiêu thụ hỏi tới. Khi đụng chuyện, nghe nói tới deductible mới ngã ngửa nhận ra rằng “mình chẳng được hãng bảo hiểm chi trả giúp đồng nào?” Hoặc cay đắng kết luận một câu, “Mỗi tháng đóng mấy trăm đồng, mà khi hữu sự có bảo hiểm cũng như không!” Tại sao vậy? Là vì mình phải đáp ứng số tiền Deductible trước. Chẳng hạn, bạn mua một chương trình bảo hiểm có mức Deductible là $3,000, thì tất cả những chi phí trong số $3,000 đầu tiên đó, bạn phải chi trả bằng tiền túi của mình. Khi chi trả hết mức đó rồi, hãng bảo hiểm mới bắt đầu can thiệp. Đối với một người khỏe mạnh, ít dùng tới dịch vụ y tế, thì có thể chẳng bao giờ bảo hiểm phải bỏ ra đồng nào cho đương sự.
Vì thế, khi mua bảo hiểm, chúng ta cần phải để ý các điều sau đây về deductible:
- Deductible có nhiều mức, tùy người mua chọn lựa. Nó có thể là $1,000; $2,000, $3,000; hoặc $4,000? … Nên nhớ rằng, mức deductible càng lớn thì bảo phí càng thấp. Nếu thấy mình có sức khỏe tốt, chẳng mấy khi phải dùng tới dịch vụ y tế, bạn nên mua một chương trình với deductible cao để hạ thấp bảo phí phải bỏ ra hàng tháng. Nhưng nếu mua mức Deductible quá cao thì khi hữu sự, bạn lại phải bỏ ra một số tiền thật lớn, có thể làm đảo lộn hoàn cảnh tài chánh của gia đình bạn. …. Chẳng hạn, bạn quyết định mua một chương trình bảo hiểm với deductible $4,000 một năm, để được bảo phí nhẹ là $200 một tháng. Sự việc diễn tiến tốt đẹp được 3 năm, khiến cho bạn cảm thấy rằng, mua một chương trình deductible cao là một quyết định khôn ngoan, giúp tiết kiệm được nhiều tiền. Nhưng sang tới năm thứ 4, bạn gặp một cơn bệnh hiểm nghèo, nâng số chi phí y tế lên cao, khiến bạn phải bỏ ra hết cả $4,000 trước khi được hưởng chút quyền lợi của bảo hiểm. So đi tính lại thì hóa ra chẳng tiết kiệm được đồng nào!
- Deductible là số tiền bạn phải trách nhiệm MỖI năm. Cái chữ MỖI này mới thật là độc, mà người tiêu thụ cần để ý. Chẳng hạn, chương trình bảo hiểm của bạn có Deductible $2,000. Suốt cả năm, bạn chẳng bệnh tật gì, mãi tới tháng 12 mới có chuyện: Nào là thử máu, chụp hình, siêu âm …. tốn mất $1,500. Dĩ nhiên, con số này bạn phải bỏ ra cả. Sang tới tháng Giêng năm sau, con số deductible trở về mức $2,000 như cũ. Đến tháng Hai, nhỡ ra lại phải đi qua những thủ tục y tế tốn kém như trước, bạn vẫn phải móc túi bỏ ra hết…. thì thật là chết dở!
- Cần phải hiểu rõ là deductible áp dụng cho những dịch vụ nào? Trong y tế có rất nhiều dịch vụ khác nhau, như đi “khám bác sĩ”, mua thuốc, làm xét nghiệm (chụp hình, thử máu, thử phân), vào cấp cứu, nằm bệnh viện, giải phẫu…. Nếu deductible được áp dụng cho tất cả mọi dịch vụ y tế, thì chắc chắn có những người chẳng bao giờ được hưởng một chút lợi lộc nào từ bảo hiểm. Nhưng không giống như bảo hiểm xe hơi, bảo hiểm nhà cửa, là những thứ mà người tiêu thụ phải chịu deductible trong tất cả mọi trường hợp, có nhiều chương trình bảo hiểm y tế vẫn cung cấp một số dịch vụ nào đó trước khi deductible được trả xong. Thí dụ, bạn có mức deductible $3,000. Nhưng khi đi bác sĩ gia đình và khi đi mua thuốc, bạn chỉ trả $5, $10, hoặc $20 …. gọi là copay, mặc dầu con số $3,000 deductible chưa trả hết.
Vì thế, một câu hỏi quan trọng cần được nêu lên khi mua bảo hiểm là Deductible được áp dụng cho những dịch vụ nào? Thông thường, đi bác sĩ, mua thuốc, khám sức khỏe thường niên…. là những dịch vụ mà bệnh nhân phải trả copay, chứ không áp dụng deductible.
Tóm lại, cùng với Premium (tiền mua bảo hiểm), chúng ta phải xét tới hai yếu tố nữa là copay và deductible, cùng những trường hợp áp dụng chúng,…. Còn những yếu tố khác có thể nói còn phức tạp hơn, như Co-insurance, và Out-of-Pocket Expense, chúng ta sẽ đề cập trong bài lần sau.
Erictran15751@gmail.com
Vì thế, khi mua bảo hiểm, chúng ta cần phải để ý các điều sau đây về deductible:
- Deductible có nhiều mức, tùy người mua chọn lựa. Nó có thể là $1,000; $2,000, $3,000; hoặc $4,000? … Nên nhớ rằng, mức deductible càng lớn thì bảo phí càng thấp. Nếu thấy mình có sức khỏe tốt, chẳng mấy khi phải dùng tới dịch vụ y tế, bạn nên mua một chương trình với deductible cao để hạ thấp bảo phí phải bỏ ra hàng tháng. Nhưng nếu mua mức Deductible quá cao thì khi hữu sự, bạn lại phải bỏ ra một số tiền thật lớn, có thể làm đảo lộn hoàn cảnh tài chánh của gia đình bạn. …. Chẳng hạn, bạn quyết định mua một chương trình bảo hiểm với deductible $4,000 một năm, để được bảo phí nhẹ là $200 một tháng. Sự việc diễn tiến tốt đẹp được 3 năm, khiến cho bạn cảm thấy rằng, mua một chương trình deductible cao là một quyết định khôn ngoan, giúp tiết kiệm được nhiều tiền. Nhưng sang tới năm thứ 4, bạn gặp một cơn bệnh hiểm nghèo, nâng số chi phí y tế lên cao, khiến bạn phải bỏ ra hết cả $4,000 trước khi được hưởng chút quyền lợi của bảo hiểm. So đi tính lại thì hóa ra chẳng tiết kiệm được đồng nào!
- Deductible là số tiền bạn phải trách nhiệm MỖI năm. Cái chữ MỖI này mới thật là độc, mà người tiêu thụ cần để ý. Chẳng hạn, chương trình bảo hiểm của bạn có Deductible $2,000. Suốt cả năm, bạn chẳng bệnh tật gì, mãi tới tháng 12 mới có chuyện: Nào là thử máu, chụp hình, siêu âm …. tốn mất $1,500. Dĩ nhiên, con số này bạn phải bỏ ra cả. Sang tới tháng Giêng năm sau, con số deductible trở về mức $2,000 như cũ. Đến tháng Hai, nhỡ ra lại phải đi qua những thủ tục y tế tốn kém như trước, bạn vẫn phải móc túi bỏ ra hết…. thì thật là chết dở!
- Cần phải hiểu rõ là deductible áp dụng cho những dịch vụ nào? Trong y tế có rất nhiều dịch vụ khác nhau, như đi “khám bác sĩ”, mua thuốc, làm xét nghiệm (chụp hình, thử máu, thử phân), vào cấp cứu, nằm bệnh viện, giải phẫu…. Nếu deductible được áp dụng cho tất cả mọi dịch vụ y tế, thì chắc chắn có những người chẳng bao giờ được hưởng một chút lợi lộc nào từ bảo hiểm. Nhưng không giống như bảo hiểm xe hơi, bảo hiểm nhà cửa, là những thứ mà người tiêu thụ phải chịu deductible trong tất cả mọi trường hợp, có nhiều chương trình bảo hiểm y tế vẫn cung cấp một số dịch vụ nào đó trước khi deductible được trả xong. Thí dụ, bạn có mức deductible $3,000. Nhưng khi đi bác sĩ gia đình và khi đi mua thuốc, bạn chỉ trả $5, $10, hoặc $20 …. gọi là copay, mặc dầu con số $3,000 deductible chưa trả hết.
Vì thế, một câu hỏi quan trọng cần được nêu lên khi mua bảo hiểm là Deductible được áp dụng cho những dịch vụ nào? Thông thường, đi bác sĩ, mua thuốc, khám sức khỏe thường niên…. là những dịch vụ mà bệnh nhân phải trả copay, chứ không áp dụng deductible.
Tóm lại, cùng với Premium (tiền mua bảo hiểm), chúng ta phải xét tới hai yếu tố nữa là copay và deductible, cùng những trường hợp áp dụng chúng,…. Còn những yếu tố khác có thể nói còn phức tạp hơn, như Co-insurance, và Out-of-Pocket Expense, chúng ta sẽ đề cập trong bài lần sau.
Erictran15751@gmail.com
Viết bình luận đầu tiên
MỚI CẬP NHẬT



















ĐỌC THÊM
Cảnh báo ứng ụng mua sắm trực tuyến TEMU thật sự nguy hiểm và không an toàn?
Người dẫn chương trình trò chuyện trên đài phát thanh, Kim Komando, đã tìm hiểu kỹ về TEMU và đây là những gì cô ấy tìm thấy!
Đơn vay tiền mua nhà giảm trong tình trạng thất nghiệp gia tăng
Sau sự tăng đột biến đơn mượn nợ nhà chỉ vài tuần trước, các doanh nghiệp cho vay nợ nhà gặp sóng gió tiếp tục vào tuần trước
Fed cắt giảm lãi suất nhằm cứu vãn nền kinh tế
Trong tuần này, Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ (Fed) đã thông báo cắt giảm lãi suất, do lo ngại sự lây lan của coronavirus sẽ gây ảnh ...