Chuyện Khắp Nơi

Tại sao Trung Quốc có dân tộc KINH, là dân tộc đông nhất ở Việt Nam

Thursday, 28/09/2023 - 07:20:10

Bên kia sông Ka long thuộc địa phận Trung Quốc, người dân ở đó có ngoại hình giống người Việt hơn là người Hoa.

KINH

Trung Quốc có 56 dân tộc được công nhận, 1 trong số đó là dân tộc Kinh (số lượng khoảng 30 ngàn người) - tức là dân tộc Việt chúng ta.

Lẽ thường, 1 dân tộc sống ở nhiều đất nước hay nhiều đất nước lại chung nguồn gốc dân tộc, đó cũng là điều bình thường. Nhưng việc người Kinh có ở Trung Quốc, đó là một nỗi đau của dân tộc trong một giai đoạn mà chúng ta mất quyền tự chủ. Đến nỗi mất đất, mất biển, mất người!

Trước đây biên giới giữa nước ta kéo dài tới Sông An Nam (trên các bản đồ cổ viết theo tiếng Việt cổ là Ngan Nan Kiang). Con sông này nằm cách Móng Cái ngày nay khoảng hơn 50km, hiện nay có tên là Phòng Thành giang. Địa đầu tổ quốc là mũi Bạch Long Vỹ chứ không phải mũi Sa Vỹ như ngày nay.

Sau hoà ước Thiên Tân 1885 Việt Nam chuyển từ phiên quốc Nhà Thanh sang việc bị Pháp bảo hộ. Ngay sau đó Pháp Thanh ký công ước 1887 hay còn có tên là Công ước Constans 1887 về việc phân định biên giới giữa Trung Quốc và Bắc Kỳ.

KINH

Năm 1879, tức tám năm trước Công ước Pháp Thanh sông Dương Hà (sông An Nam nay là Phòng Thành Giang chảy ra Phòng Thành Cảng) là biên giới giữa tỉnh Quảng Yên nước ta và tỉnh Quảng Đông Trung Quốc.

Sau năm 1887 thì biên giới chuyển xuống phía nam, lấy cửa sông Bắc Luân (sông Ka Long) ở Hải Ninh (Móng Cái) làm địa giới. Việt Nam bị mất một mảnh đất dài 60km từ Phòng Thành đến Móng Cái.

Trong đó có 3 hòn đảo đông đúc người Việt sinh sống là Vạn Vĩ, Vu Đầu, Sơn Tâm - ngày nay do bồi lấp thì 3 hòn đảo này thành đất liền nhưng vẫn được gọi chung theo thói quen là Kinh đảo (Jingtao). Ngoài ra khu vực này Việt Nam mất thêm bán đảo Bạch Long Vỹ (sau đó được đặt tên 1 hòn đảo ở Vịnh Bắc bộ là đảo Bạch Long Vỹ ngày nay).

KINH

Người Kinh ở 3 hòn đảo vẫn sinh sống cho tới ngày nay, họ được gọi chung là Kinh tộc tam đảo. Dù vẫn nói tiếng Việt nhưng họ bị ảnh hưởng nhiều từ tiếng Quảng Đông.

Hiện ở Phòng Thành vẫn còn 1 cột mốc cũ giữa Đại Nam và Đại Thanh

Fb Tú Tú

Viết bình luận đầu tiên

Advertisement

MỚI CẬP NHẬT