Hôn Nhân, Cuộc Sống

Thẩm phán ra lệnh hủy phôi thai đông lạnh trong một vụ tranh chấp sau ly dị

Sunday, 22/11/2015 - 01:04:39

Quyền không sinh con của một bên tố tụng thường được coi là có lợi thế hơn quyền sinh sản của phía bên kia, ngay cả trong những trường hợp các cặp vợ chồng đã không ký một thỏa thuận giống như cặp vợ chồng ở San Francisco.

Bà Mimi Lee và ông Stephen Findley


Một thẩm phán tiểu bang ở San Francisco đã đưa ra một phán quyết đầu tiên ở California, để giải quyết một vụ tranh cãi về số phận của các phôi được đông lạnh sau khi một cặp vợ chồng ly dị.

Vào ngày 18 tháng 11, 2015, vị quan toà này ra lệnh phá hủy năm cái phôi, trong vụ một ông kiện người vợ cũ sau khi bà đòi quyền sử dụng những phôi ấy để sanh con.

Bà Mimi C. Lee, 46 tuổi, đã sống sót sau khi bị bệnh ung thư. Bà từng là một bác sĩ trước khi bỏ nghề để đánh đàn dương cầm sau khi ly dị chồng. Bà lập luận rằng bà sẽ không có một cơ hội nào khác để sinh con. Vào năm 2010, khi bà và ông Stephen Findley, chồng bà vào thời điểm đó, đồng ý với nhau về việc thụ tinh trong ống nghiệm, và họ đã ký một thỏa thuận rằng các phôi sẽ bị phá hủy nếu họ ly dị.
Bà thẩm phán Anne-Christine Massullo tại Tòa Thượng Thẩm San Francisco đã quyết định công nhận thỏa thuận ấy.

Thẩm phán Massullo viết, “Những quyết định về gia đình và con cái thường là khó khăn, và có thể gây khổ sở khi những quyết định ấy trở thành những cuộc tranh chấp. Việc thực thi những ý định của đôi bên tại thời điểm của quyết định bị tranh cãi là phương thức phù hợp nhất, để bảo đảm rằng những vụ tranh chấp này được giải quyết một cách tinh tường, không bị lung lạc bởi sự rối loạn, cảm xúc và những lời cáo buộc xảy ra trong thủ tục tố tụng bị tranh cãi tại tòa án gia đình.”

Phán quyết của nữ thẩm phán này đã phù hợp với khuynh hướng chung trên toàn quốc. Các thẩm phán ở ít nhất 11 tiểu bang khác, bắt đầu với Tennessee vào năm 1992, và bao gồm New York và New Jersey, đã phán quyết trong những vụ tố tụng về việc giữ phôi sau khi ly dị. Trong số những vụ này, có ít nhất tám vụ được ghi nhận là có lợi cho phía không muốn cho phôi được thai nghén.

Quyền không sinh con của một bên tố tụng thường được coi là có lợi thế hơn quyền sinh sản của phía bên kia, ngay cả trong những trường hợp các cặp vợ chồng đã không ký một thỏa thuận giống như cặp vợ chồng ở San Francisco.

Tuy nhiên, trong ba tiểu bang, Pennsylvania, Illinois, và Maryland, các tòa đã phán quyết có lợi cho phụ nữ nào lập luận rằng các phôi được đông lạnh của họ là cơ hội duy nhất để họ được có con.

Không có những điều khoản liên bang nào quy định về vấn đề định đoạt số phận của các phôi đông lạnh được tạo ra thông qua kỹ thuật tân tiến của thời đại.

Bà Lisa Ikemoto, một giáo sư đạo đức sinh học tại Trường Luật thuộc viện đại học UC Davis, cho biết California được xem là một trong những nơi dẫn đầu trong những vấn đề công nghệ sinh sản.
Bà nói, “Với tư cách là một vấn đề pháp lý, trường hợp này tự nó không có giá trị tạo tiền lệ nhiều, vì đó là một quyết định của tòa án cấp thấp hơn. Nhưng mọi người đã chờ đợi vì ở California có rất nhiều chẩn y viện.”

Đại Học UC San Francisco, nơi mà các phôi của bác sĩ Lee được lưu trữ, đang có hơn 100,000 phôi được đông lạnh, một tỷ lệ đáng kể của mấy triệu phôi đông lạnh trên toàn quốc.

Bác sĩ Lee, một chuyên gia khoa gây mê, phát hiện bà bị ung thư vú ngay trước đám cưới của bà vào năm 2010 với ông Findley, 45 tuổi, một chuyên gia trong ngành đầu tư. Chẳng bao lâu sau khi kết hôn, cặp vợ chồng này đi đến một chẩn y viên chuyên về khả năng sinh sản, để làm thụ tinh trong ống nghiệm.

Viết bình luận đầu tiên

Advertisement

MỚI CẬP NHẬT