Thay bố thắng (kỳ 2) - Bao lâu thay một lần?
Hao Smith/Viễn Đông • Friday, 15/06/2012 - 10:02:54
Nếu thấy bố chỉ chưa còn được 1/8 inch, thì phải thay ngay. Nếu thấy còn dầy hơn ¼ inch, bạn có thể xoa tay “Ồ, vậy ra chưa mòn lắm” và … đậy lại, lắp bánh vào, yên trí rong duổi thêm vài tháng nữa.
Hao Smith/Viễn Đông
Nhìn qua 2 khe này thì biết độ dày bố thắng.
Trong kỳ 1 tuần trước, để trả lời câu hỏi “bao lâu thay bố thắng một lần”, chúng ta đã nói về cách kiểm tra bằng phương pháp “thị” (dùng mắt nhìn). Chúng ta đã gỡ bánh ra để xem cấu tạo thắng thế nào, bố thắng nằm ở đâu, và độ hao mòn ra sao. Nói chung, bạn cứ nhìn qua khe như trình bày trong hình 1 là sẽ thấy ngay chiều dầy của bố thắng. Nếu thấy bố thắng không còn dầy được ¼ inch, ấy là lúc các bạn phải chuẩn bị thay. Nếu thấy bố chỉ chưa còn được 1/8 inch, thì phải thay ngay. Nếu thấy còn dầy hơn ¼ inch, bạn có thể xoa tay “Ồ, vậy ra chưa mòn lắm” và … đậy lại, lắp bánh vào, yên trí rong duổi thêm vài tháng nữa.
Thành phần của thắng tại bánh xe: Rotor (brake disk), Caliper và Brake Pad bên trong Caliper.
Kiểm tra bố thắng bằng phương pháp “thính”
Hôm nay, chúng ta sẽ trình bày phương pháp “thính”, tức là dùng tai nghe. Hãy hình dung hai cục “cao su” ép vào 2 niềng xe đạp mỗi khi người đạp xe bóp phanh thì hiểu. Cũng như vậy, khi bố thắng quá mòn, không còn đủ độ dầy mà vẫn cứ bị ép vào đĩa thắng thì nó sẽ phản ứng, và phát ra tiếng kêu, lúc đầu thì rồ rồ mà chưa tạo được chú ý thì đổi thành ken két, giống như đang “xắn váy lên mà xỉa xói” vào cái lỗ tai chúng ta. Khi đã nghe thấy tiếng ken két ấy rồi thì đừng trì hoãn nữa, bởi vì thời giờ bạn không còn nhiều, trễ nhất là trong vòng 10 ngày bạn phải thay ngay bộ bố thắng mới, bằng không thì hậu quả sẽ tai hại và tốn kém hơn.
Nhân đây chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu tạo của bố thắng để tìm xem cái tiếng kêu ấy phát ra do cơ chế nào.
Như các bạn thấy, cơ cấu thắng tại bánh xe gồm 3 thành phần chính: Rotor (Brake Disk), Brake Pad, và Caliper (hình 2). Phân tích riêng trong hình brake pad (hình 3 và hình 4), hẳn là các bạn nhìn thấy cái móc sắt, được ghi chú là “bộ phận báo động hao mòn”. Khi bố sắt đã mòn quá nhiều, chỉ còn trơ lại có phần đế sắt, mà chưa được thay mới, thì đế sắt sẽ cà vào mặt đĩa, gây hư hại nặng nề hơn. Để tránh trường hợp này, một miếng thiếc được gắn chung với bố thắng (pad), để khi Pad đã mòn vào tới... xương, mà tài xế vẫn làm ngơ, thì khi thắng, miếng thiếc sẽ cạ vào mặt đĩa, phát tiếng kêu leng keng, hầu cảnh tỉnh... tài xế ra khỏi cơn mê! Đã như vậy, mà nếu tài xế vẫn không chịu nghe, thì chắc là anh chàng (cô nàng?) đang ngủ gục. Lúc này chắc chỉ có tiếng còi hụ, réo lên hối hả của chiếc xe cảnh sát đang đuổi theo sau lưng mới đánh thức người tài xế được mà thôi. Sự hiện diện của người cảnh sát bình thường là hắc ám, nhưng lúc này phải nói là “cứu tinh”, không có viên cảnh sát thì đĩa thắng đành phải trần thân ra chịu cạ, trầy sướt và vỡ nát. Nhưng đã đi tới trường hợp đó, sợ rằng không phải chỉ... mặt đĩa vỡ nát mà thôi đâu! Nhiều mặt người cũng bị trầy xướt vì tai nạn có thể xảy ra, hoặc ít nhất cái túi tiền của bạn cũng sẽ bị rách một mảng lớn, vì phải thay bố thắng và cả đĩa thắng nữa.
Cấu tạo bố thắng.
Thước đo độ bền bố thắng
Để phụ thêm cho 2 phương pháp “thính, thị”, bạn có thể dùng thước đo sau đây: Với mỗi cặp bố thắng bánh trước, thời gian sử dụng là 30.000 dặm; bố thắng bánh sau, thời gian sử dụng 50.000 dặm. Đó là những con số giúp bạn ước lượng tuổi thọ của bố thắng. Hãy coi đó là con số trung bình, hoặc con số tiêu chuẩn. Xuyên qua đó bạn có thể đánh giá cách dùng xe của mình. Nếu thấy xe mới chạy được chừng 20.000 hoặc thậm chí 15.000 dặm đã phải thay bố thắng, bạn có thể đặt ra nhiều giả thuyết: Hoặc bạn là một người “sát” bố… thắng, hoặc người thợ lần trước đã thay cho mình một cặp bố thắng “dởm”, v.v. và v.v.. Nhưng nếu bạn đi được hơn 30.000 dặm mà bố thắng vẫn chưa lên tiếng gì cả, thì tất cả những dặm đường sau đó hãy coi như “quà tặng thêm”, đồng thời hãy xem lại thời gian qua mình lái xe như thế nào… Và cứ thế mà giữ lấy thói quen tốt lành ấy. Xin hẹn nói chuyện tiếp với bạn về bố thắng trong bài lần sau.
Haosmith@yahoo.com
Viendongdaily.com và tác giả giữ bản quyền bài trên trang này. Xin đừng trích đăng dưới bất cứ hình thức nào.
Thành phần của thắng tại bánh xe: Rotor (brake disk), Caliper và Brake Pad bên trong Caliper.
Kiểm tra bố thắng bằng phương pháp “thính”
Hôm nay, chúng ta sẽ trình bày phương pháp “thính”, tức là dùng tai nghe. Hãy hình dung hai cục “cao su” ép vào 2 niềng xe đạp mỗi khi người đạp xe bóp phanh thì hiểu. Cũng như vậy, khi bố thắng quá mòn, không còn đủ độ dầy mà vẫn cứ bị ép vào đĩa thắng thì nó sẽ phản ứng, và phát ra tiếng kêu, lúc đầu thì rồ rồ mà chưa tạo được chú ý thì đổi thành ken két, giống như đang “xắn váy lên mà xỉa xói” vào cái lỗ tai chúng ta. Khi đã nghe thấy tiếng ken két ấy rồi thì đừng trì hoãn nữa, bởi vì thời giờ bạn không còn nhiều, trễ nhất là trong vòng 10 ngày bạn phải thay ngay bộ bố thắng mới, bằng không thì hậu quả sẽ tai hại và tốn kém hơn.
Nhân đây chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu tạo của bố thắng để tìm xem cái tiếng kêu ấy phát ra do cơ chế nào.
Như các bạn thấy, cơ cấu thắng tại bánh xe gồm 3 thành phần chính: Rotor (Brake Disk), Brake Pad, và Caliper (hình 2). Phân tích riêng trong hình brake pad (hình 3 và hình 4), hẳn là các bạn nhìn thấy cái móc sắt, được ghi chú là “bộ phận báo động hao mòn”. Khi bố sắt đã mòn quá nhiều, chỉ còn trơ lại có phần đế sắt, mà chưa được thay mới, thì đế sắt sẽ cà vào mặt đĩa, gây hư hại nặng nề hơn. Để tránh trường hợp này, một miếng thiếc được gắn chung với bố thắng (pad), để khi Pad đã mòn vào tới... xương, mà tài xế vẫn làm ngơ, thì khi thắng, miếng thiếc sẽ cạ vào mặt đĩa, phát tiếng kêu leng keng, hầu cảnh tỉnh... tài xế ra khỏi cơn mê! Đã như vậy, mà nếu tài xế vẫn không chịu nghe, thì chắc là anh chàng (cô nàng?) đang ngủ gục. Lúc này chắc chỉ có tiếng còi hụ, réo lên hối hả của chiếc xe cảnh sát đang đuổi theo sau lưng mới đánh thức người tài xế được mà thôi. Sự hiện diện của người cảnh sát bình thường là hắc ám, nhưng lúc này phải nói là “cứu tinh”, không có viên cảnh sát thì đĩa thắng đành phải trần thân ra chịu cạ, trầy sướt và vỡ nát. Nhưng đã đi tới trường hợp đó, sợ rằng không phải chỉ... mặt đĩa vỡ nát mà thôi đâu! Nhiều mặt người cũng bị trầy xướt vì tai nạn có thể xảy ra, hoặc ít nhất cái túi tiền của bạn cũng sẽ bị rách một mảng lớn, vì phải thay bố thắng và cả đĩa thắng nữa.
Cấu tạo bố thắng.
Thước đo độ bền bố thắng
Để phụ thêm cho 2 phương pháp “thính, thị”, bạn có thể dùng thước đo sau đây: Với mỗi cặp bố thắng bánh trước, thời gian sử dụng là 30.000 dặm; bố thắng bánh sau, thời gian sử dụng 50.000 dặm. Đó là những con số giúp bạn ước lượng tuổi thọ của bố thắng. Hãy coi đó là con số trung bình, hoặc con số tiêu chuẩn. Xuyên qua đó bạn có thể đánh giá cách dùng xe của mình. Nếu thấy xe mới chạy được chừng 20.000 hoặc thậm chí 15.000 dặm đã phải thay bố thắng, bạn có thể đặt ra nhiều giả thuyết: Hoặc bạn là một người “sát” bố… thắng, hoặc người thợ lần trước đã thay cho mình một cặp bố thắng “dởm”, v.v. và v.v.. Nhưng nếu bạn đi được hơn 30.000 dặm mà bố thắng vẫn chưa lên tiếng gì cả, thì tất cả những dặm đường sau đó hãy coi như “quà tặng thêm”, đồng thời hãy xem lại thời gian qua mình lái xe như thế nào… Và cứ thế mà giữ lấy thói quen tốt lành ấy. Xin hẹn nói chuyện tiếp với bạn về bố thắng trong bài lần sau.
Haosmith@yahoo.com
Viendongdaily.com và tác giả giữ bản quyền bài trên trang này. Xin đừng trích đăng dưới bất cứ hình thức nào.
Viết bình luận đầu tiên
Tin đọc nhiều
ĐỌC THÊM
Xe Pick-up điện Ram có thể chạy được 500 dặm sau một lần sạc
Theo ước tính của EPA, các phiên bản tầm xa của Ford’s Lightning có thể đi được quãng đường lên tới 320 dặm sau một lần sạc.
Nhiều người muốn gắn camera trong xe
Từ các tai nạn nghiêm trọng cho đến các va chạm nhỏ trên đường, dash cam đã cho thấy tính hữu dụng.
Ford ra mắt xe điện Mach-E mang hiệu Mustang lừng danh của hãng
Hãng Ford vừa ra mắt xe điện Mustang Mach-E, nằm trong kế hoạch đầu tư $11 tỷ Mỹ kim vào xe chạy điện và xe hỗn hợp xăng điện từ ...