Anh bảo cử tọa, “Người da mầu phải ra khỏi lãnh thổ Hoa Kỳ, sắc tộc da trắng không chỉ đoàn kết với nhau vì mầu da mà còn vì tinh thần và lý tưởng nữa.”
Nếu có người oái oăm đặt lên câu hỏi: “Lý do nào khiến công nương Nguyễn Thanh Phượng không chọn địa vị giầu có, quyền thế của cô và của gia đình cô tại Việt Nam mà lại chọn chồng Mỹ, để thủ tướng Nguyễn tấn Dũng được làm ông ngoại một bầy Mỹ con?' thì cái trò đùa dai này không dài hơn một phút, vì non 100 triệu người Việt đều biết lời giải đáp câu 'đố vui để thọc ... cù léc': Hoa Kỳ là 'thiên đường hạ giới'.
Mona Haydar cầm nhịp cho vũ điệu cổ truyền Trung Đông
Không phải là người Việt, bà Mona Haydar cũng biết điều 'bí mật' đó; bà biết chỉ ở Hoa Kỳ và trong cuộc sống tự do tại Mỹ bà mới có quyền lập ra hội 'Ask a Muslim' (Xin Hỏi Một Người Hồi), sau khi nhiều tên khủng bố người Hồi nổ súng, đặt bom giết người Mỹ.
Bà Haydar muốn người Mỹ hỏi bà để bà bảo họ là bà và 99% người Hồi yêu thương người Mỹ tốt bụng và bao dung, yêu thương nước Mỹ tự do và nhân đạo. Hôm Chúa Nhật mùng 4 tháng Chạp 2016, bà mời nhiều người Mỹ gốc Hồi, và nhiều người Mỹ gốc Do Thái đến dự cuộc vui chung của tổ chức Sisterhood of Salaam Shalom (Tình Chị Em DoTháigiáo-Hồigiáo) tại Drew University, Madison, N.J. Cuộc vui chung hiếm hoi của hai sắc dân Trung Đông vốn truyền kiếp thù nghịch. Bà còn mời và cầm nhịp cho mọi người nhẩy theo vũ điệu cổ truyền Trung Đông -một trong những gạch nối bình dân của người Ả Rập và Do Thái.
Nguyên nhân tạo ra buổi liên hoan Hồi-Do Thái là -vốn đã có chung cái gốc Trung Đông từ thời tiền sử, giờ này họ lại vừa khám phá ra một số phận chung nữa là cả hai sắc dân đều bị liệt vào hạng 'thiểu số di dân' như hàng chục triệu người Mỹ gốc Mễ, gốc Nam Mỹ, gốc Trung Quốc, gốc Việt. Riêng người gốc Do Thái và gốc Mễ còn có thể bị trục xuất.
Người Mỹ gốc Âu Châu tự xưng là 'quyền lực da trắng', chủ nhân nước Mỹ, vì họ khám phá ra Châu Mỹ, đánh chiếm, khai phá, rồi lập ra Mỹ Quốc. Họ đang kịch liệt bài bác người Mỹ di dân đến từ mọi phương trời khác.
Bà Vaseem Firdaus -một người Mỹ gốc Hồi khác- cũng tin bà là người Mỹ không 'ít Mỹ' hơn bất cứ người Mỹ gốc Đức, gốc Pháp, hay gốc Anh nào- mặc dù bà mới đến Mỹ có 42 năm nay; năm nay 56, bà là quản lý sản xuất của hãng dầu Exxon Mobil, là mẹ của một cô bác sĩ và một cậu kỹ sư. Vợ chồng bà vừa đi Tampa, Florida để tìm mua một căn nhà chỉ sử dụng trong những dịp đi tắm biển. Về đến New Jersey, bà đến dự buổi liên hoan Sisterhood of Salaam Shalom (Tình Chị Em DoTháigiáo-Hồigiáo).
Bà Firdaus nói bà cảm thấy an toàn trong cuộc sống tại Hoa Kỳ -trú quán của bà- hơn là những lần trở về thăm sinh quán Trung Đông; nhưng cảm giác an toàn đó đang giảm xuống. Trong cuộc liên hoan, bà ngồi nói chuyện với 4 phụ nữ Do Thái, những người có kinh nghiệm về cuộc thống trị của Đức Quốc Xã trong hai thập niên 1940-1950.
Một trong 4 phụ nữ Do Thái kể lại chuyện bố mẹ bà ta được gia đình đem sang Mỹ tị nạn, trong lúc những người Do Thái khác, chậm chân hơn, bị đưa vào đốt trong những hỏa ngục Holocaust. Bà Firdaus lo lắng hỏi: “Dấu hiệu nào báo trước thảm họa Quốc Xã để bỏ chạy.” Các bà Do Thái phản đối, "Chạy đi đâu được nữa; nếu chính phủ bắt người Hồi phải đi ghi danh, hay phải sống trong trại tập trung, thì chị em mình cùng rủ nhau đi. Chúng mình phải đoàn kết."
Ông Jonathan Greenblatt, giám đốc điều hành Anti-Defamation League (một tổ chức Do Thái Giáo được mô tả là Jewish non-governmental organization không lệ thuộc chính phủ), tuyên bố: “Người Do Thái biết và khiếp sợ nguy cơ bị điểm danh, bị tách rời, bị dồn vào trại tập trung. Chúng tôi chống việc đó. Ngày nào người Hồi bị điểm danh, người Do Thái cũng xin sắp hàng sau lưng họ, chia cùng một số phận với họ."
Hôm thứ Ba, ngày 6 tháng 12, 2016, một diễn giả của 'Quyền Lực Da Trắng' -anh Richard Spencer- đến diễn thuyết tại viện đại học A&M University, tạo ra cuộc biểu tình của trên 1,000 người phản đối chủ thuyết kỳ thị đó. Người biểu tình dàn chào, hò hét chống đối cả tiếng đồng hồ trước khi diễn giả xuất hiện.
bài NGUYỄN ĐẠT THỊNH
Anh Spencer được quyền đến diễn thuyết tại khu nội trú College Station campus là do một cựu sinh viên A&M chính thức mời anh; cũng như trong những lần diễn thuyết trước, anh công khai chỉ trích Do Thái giáo, và cổ động quan điểm Quốc Xã của Hitler ngày trước.
Anh bảo cử tọa, “Người da mầu phải ra khỏi lãnh thổ Hoa Kỳ, sắc tộc da trắng không chỉ đoàn kết với nhau vì mầu da mà còn vì tinh thần và lý tưởng nữa.”
Anh còn nói, người Âu Châu đã cấu tạo ra nền văn minh của nhân loại, cấu tạo ra cả Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ hiện nay. “Tôi không phủ nhận là trong một giai đoạn nào đó, việc lập quốc ngày xưa có xây dựng trên những hành động tàn bạo không thể tránh,” Spencer nói. "Nhưng cuối cùng người da trắng đã thắng, và đất nước này là của người da trắng."
Anh ca tụng vị tổng thống tân cử, “Trump was the first step toward white identity politics in the United States,” và đe dọa, “He is not going to be the last. The alt-right is a new beginning.”
Dịch nguyên văn câu anh nói là, “Trump là bước đầu tiến tới một chính sách da trắng tại Hoa Kỳ, nhưng ông ta không phải là người cuối cùng; và thế cực hữu hôm nay, chỉ mới bắt đầu khai mạc.”
Dĩ nhiên Spencer không phải là người phát ngôn của Trump, và cũng mong là anh ta không nói lên quan điểm chính trị của người sắp nắm quyền điều hành nước Mỹ. Nhưng chỉ riêng cái ám ảnh Quyền Lực Da Trắng mà Spencer đang cổ võ cũng đủ tạo ra sự đoàn kết giữa người Do Thái và người Ả Rập vốn thù nghịch truyền thống.
Tuy nhiên, họ cũng không cần phải quá sợ, vì Hoa Kỳ 2016 đang có một lợi điểm mà Đức Quốc 1937 không có để chống độc tài: một sinh hoạt truyền thông rất can đảm và đứng đắn. Có thể nói không ngày nào truyền thông Hoa Kỳ không ra rả chỉ trích những hành động thiếu dân chủ đang diễn ra.
Hàng ngàn, hàng vạn ký giả tên tuổi hay vô danh đang ghìm bút trên chiến tuyến chống độc tài mầu da, để bảo vệ bản chất 'hợp chủng' của Thiên Đường Hoa Kỳ.
Viết bình luận đầu tiên
ĐỌC THÊM
Nguồn gốc người da đỏ bản địa ở Mỹ
Họ tìm ra Châu Mỹ lúc đó đã có người sống rồi. Nhưng dân da trắng Âu Châu đem văn mình của mình chiếm lấy chủ quyền và đưa người ...
Bồ Tát Quán Thế Âm là ai?
Chúng ta thường nghe nhắc đến các vị Bồ tát như Quán Thế Âm, Văn Thù, Phổ Hiền..., vậy những ai được gọi là Bồ tát?
Đại tá Hung Cao đừng coi thường người Á Châu
Cao Hùng, một người nhập cư, đã đến Hoa Kỳ cùng cha mẹ với tư cách là người tị nạn từ Việt Nam vào năm 1975.