Mẹo Vặt

Tiếp chuyện máy sấy ẩm ương: Thông đường dẫn khí

Thursday, 06/10/2011 - 08:26:37

Việc “thông” màng lọc đây là biện pháp chữa trị khi máy sấy có vấn đề, đồng thời cũng là biện pháp “tân trang” cần được thực hiện 6 tháng một lầ...

Vũ Hằng
Lần trước, chúng ta đã nói tới vai trò của màng lọc (Lint Trap), nó phải sạch luôn luôn thì máy sấy làm việc mới hiệu quả. Ngoài ra, lâu lâu chúng ta lại phải ngoáy sâu vào bên trong đường ống nằm dưới Lint Trap để thanh tẩy “bụi trần”. Tuy nhiên, cũng có lúc sấy xong rồi, bạn gỡ màng lọc ra, không thấy có chút bụi rác nào bám vào đó mà quần áo thì chưa khô, vẫn còn trong tình trạng ẩm ương  khó hiểu. Nguyên nhân: Vẫn là luồng khí thải bị nghẹt! Bởi vì, như lần trước chúng ta có  nói, Lint Trap chỉ là tiền trạm, đường dẫn hơi có thể đã nghẹt ở bên trong rồi. Vậy, bước thứ hai là phải “take care” ống Vent. Cũng như việc “thông” màng lọc đây là biện pháp chữa trị khi máy sấy có vấn đề, đồng thời cũng là biện pháp “tân trang” cần được thực hiện 6 tháng một lần dù máy móc chưa có biểu hiện trục trặc.

* Dụng cụ để thông
Dụng cụ để “clean” xà bần trong đường ống, lần trước Hằng đề nghị là một cái máy thổi lá cây (Leaf Blower). Cái máy này khá nặng, để bạn ôm trên tay thì sợ rằng cảnh sát sẽ đến bắt mấy ổng về tội “abuse” phái đẹp, bạn nên nhờ đến bắp thịt của mấy ổng cho yên chuyện nhé. Ở nhà, Hằng xài máy nén khí (Air Compressor) là bình hơi ông xã vẫn dùng để bơm xe. Mình để bình hơi dưới đất, dùng một đường “hose” dài thổi hơi vào khe máy sấy, nhẹ nhàng ngon ơ! Nếu không có các thứ máy trên, thì dùng máy hút bụi nhà (Vacuum Cleaner) cũng OK. Làm được vài lần mà thấy có… tương lai, bạn nên kiếm một bộ Cleaning Kit để sẵn. Trên thị trường hiện nay có bán những dụng cụ tiện lợi và nhẹ nhàng, rất thích hợp cho nội tướng mà giá lại rẻ bèo (như Gardus Linteater bán tại www.amazon.com giá 25 Mỹ kim), bao gồm đủ các dụng cụ cần thiết và hướng dẫn sử dụng rõ ràng.

* Giai đoạn 2: Làm sạch đường dẫn khí
Mục này mang số 2 để tiếp với số 1 (thông màng lọc) chúng ta đã đề cập ở bài trước. Trong một số kiến trúc cũ, hệ thống dẫn khí là một đường ống dài, có nhiều khúc cong, không chạy thẳng ra ngoài trời mà lại dẫn lên cao để khí nóng thoát qua mái nhà…. Gặp lúc phức tạp như vậy, bạn nên bỏ ít tiền (khoảng 75 tới 150 Mỹ kim, tùy từng trường hợp) nhờ thợ chuyên môn đến làm giúp thì hơn. Trong đa số trường hợp khác, ống dẫn khí chỉ là một đường ngắn và thẳng, bạn có thể tự làm được với những động tác khá đơn giản. Trước khi ra tay, nhớ cúp điện hoặc khóa gas lại cho an toàn và tiến hành theo những bước như sau:
- Di chuyển máy ra xa tường.
- Gỡ ống dẫn khí ra khỏi lưng máy. Lau sạch đám bụi rác và xà bần xồm xoàm chung quanh miệng ống. Rồi thọc tay vào trong lỗ hở trên lưng máy, móc ra những gì có thể móc được. Đừng ngạc nhiên khi thấy rác bụi ở đâu ra mà nhiều thế nhé!
- Thọc vòi máy thổi (blower) vào sâu trong đường ống, bó vải chung quanh để hàn kín miệng ống vào máy thổi.
- Mở máy thổi: Tiếng rè rè cất lên ở đầu này, là rác rến và bụi bặm sẽ bắn ra ở đầu kia (Vent Port). Nếu không muốn bụi bặm bắn văng tung tóe, bạn có thể trùm một cái túi ở đầu Vent Port để túm lấy tất cả bụi bặm khi chúng từ trong khe tung ra. Cứ để máy như vậy chừng 3 phút, hoặc tới khi không còn thấy bụi bặm bắn ra nữa.
Không có máy thổi, bạn có thể dùng máy hút bụi, với một cán ống (wand) càng dài càng tốt chọc sâu vào trong mà hút. Như vậy cũng OK, nhưng máy hút bụi hút rác vào trong, chúng ta không có cơ hội nhìn đám rác bị lôi đầu ra ánh sáng, hơi uổng!
Phải thấy đám rác phun ra mới biết… thương máy sấy. Con người ta một ngày không trút “bầu tâm sự” đã lấy làm bực dọc khổ sở, vậy mà cái đường ống phải mang đầy một bụng bẩn suốt năm này qua năm khác. Đến giờ này mới chịu lên tiếng, thật đúng là… máy móc!
Nhưng chưa hết! Giống như “Việt cộng” nằm vùng,  rác bụi không ngu gì gom lại một chỗ cho mình càn một trận đâu. Nào, chúng ta cùng săn tay đi tới… thêm một bài nữa về chuyện máy sấy ẩm ương nhé.   

Vuhang231@yahoo.com


Viết bình luận đầu tiên

Advertisement

MỚI CẬP NHẬT