Trào lưu chia nhỏ ăn nhiều bữa chưa chắc đã đúng, hãy hiểu để có sức khỏe tốt nhất
Saturday, 12/04/2025 - 07:23:11
Thật ra, theo lý luận của y học cổ truyền, cũng như cả khoa học hiện đại, thì điều này không hoàn toàn đúng đâu cô bác ạ.
Photo by Keriliwi on Unsplash
Thưa cô bác anh chị, hôm nay bác sĩ Phong xin được tâm tình một chút cùng cô bác về một quan niệm dưỡng sinh sai lầm mà nhiều người vẫn đang mắc phải – đó là việc ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để “tốt cho sức khỏe”.
ĂN NHIỀU BỮA CHƯA HẲN ĐÃ KHOẺ - ĐĂNG SAU MỖI BỮA ĂN LÀ CẢ 1 HỆ THỐNG VẬN HÀNH CỰC NHỌC
Cô bác mình thử hình dung: mỗi bữa ăn, dù là chính hay phụ, không đơn thuần chỉ là việc “đưa thức ăn vào dạ dày” là xong. Nó giống như việc gửi một kiện hàng cho công ty vận chuyển – ta gửi đi là một chuyện, còn bên trong là cả một hệ thống phân loại – xử lý – giao hàng phức tạp.
Trong cơ thể ta cũng vậy:
- Dạ dày phải nghiền nát, tiết men tiêu hóa,
- Gan vừa phải chuyển hóa dưỡng chất, vừa giải độc,
- Ruột hấp thu, phân loại dưỡng chất,
- Thận phải lọc bỏ các chất thải không cần thiết.
Nếu ta ăn quá nhiều bữa hay ăn vặt liên tục, tức là bắt các cơ quan làm việc không ngơi nghỉ. Mà cô bác biết rồi, người còn cần nghỉ, huống gì là tạng phủ!
INSULIN – CON DAO 2 LƯỠI NẾU BỊ KÍCH HOẠT NHIỀU LẦN
Mỗi lần ăn, dù chỉ là một miếng bánh nhỏ, một cốc trà sữa hay vài hạt đậu, cơ thể sẽ tiết insulin để điều chỉnh đường huyết. Khi ăn liên tục nhiều bữa nhỏ, insulin liên tục bị kích hoạt, làm rối loạn chuyển hóa, tích mỡ ở gan và bụng, thậm chí làm suy tuyến tụy – nơi sản xuất insulin.
Theo Đông y, tỳ vị chủ vận hoá, nếu làm việc quá sức sẽ sinh đờm – thấp – béo – đầy bụng, lâu dần tổn thương đến nguyên khí – gốc rễ sự sống.
- Cơ thể cần thời gian để tự phục hồi – Cơ chế tự thực bào (Autophagy)
- Khi để bụng đói đủ lâu, cơ thể bước vào trạng thái “tự làm sạch”, nghĩa là nó phân giải các tế bào hư tổn, loại bỏ độc tố, tái tạo tế bào mới.
- Quá trình này chỉ kích hoạt được khi cơ thể không bị ngắt quãng bởi việc ăn uống liên tục.
Vậy nên, nhịn ăn đúng cách, hay còn gọi là dưỡng sinh qua việc “để cơ thể nghỉ ngơi”, lại chính là phương thuốc vô giá giúp cơ thể phục hồi.
GAN & THẬN, HAI CƠ QUAN THẢI ĐỘC LỚN NHẤT CŨNG CẦN ĐƯỢC THỞ
Gan là “tể tướng” – lọc và chuyển hóa hàng trăm chất mỗi ngày. Thận là “phán quan” – chọn lọc từng giọt máu, loại bỏ cặn bã.
Nếu ta cứ ăn hoài, “châm nhiên liệu liên tục”, các cơ quan này không có thời gian nghỉ, dần sinh bệnh: gan nhiễm mỡ, tăng men gan, thận yếu, phù, mệt mỏi mãn tính…
Giải pháp: Ăn 2 bữa chính – Áp dụng nhịn ăn gián đoạn 16:8
Đây là cách dưỡng sinh hiện đại kết hợp cùng nguyên lý cổ truyền.
- Nhịn ăn 16 giờ, ăn trong khung 8 giờ (ví dụ: ăn từ 12h trưa đến 8h tối)
- Không ăn sáng, chỉ uống nước ấm, trà thảo dược hoặc enzyme rau củ
Lợi ích:
- Giảm áp lực lên hệ tiêu hóa
- Ổn định insulin, đường huyết
- Giảm béo, giảm viêm, phòng tiểu đường
- Kích hoạt tự chữa lành (autophagy)
- Tăng tuổi thọ, tăng miễn dịch
LỜI NHẮN CUỐI CÙNG BÁC SĨ PHONG GỬI TỚI CÔ BÁC ANH CHỊ
Cô bác anh chị kính mến, Trong y lý cổ truyền, dưỡng sinh không phải là “uống thuốc bổ” hay “ăn thật nhiều”, mà là biết đủ – biết dừng – biết để cho khí huyết vận hành tự nhiên.
“Dạ dày không sạch, ngũ tạng khó yên” – ăn quá nhiều bữa là tự chuốc lấy gánh nặng cho lục phủ ngũ tạng.
Hãy để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi. Có khi không ăn lại là cách chữa lành tốt nhất.
Nếu cô bác cần hỗ trợ hướng dẫn nhịn ăn đúng cách, hoặc giải pháp dưỡng gan – thanh lọc cơ thể – thải độc nhẹ nhàng từ thảo dược, em Phong sẵn sàng chia sẻ và đồng hành ạ.
Thân mến và kính chúc cô bác luôn an khang, tiêu hóa tốt, ngũ tạng an hoà. Nếu thấy đây là bài viết hay và có giá trị với cô bác anh chị, đừng quên LAN TOẢ bằng cách chia sẻ cùng em nhé cả nhà.
ST
* Lưu ý: nội dung bài viết chỉ để tham khảo, không phải là hướng dẫn y khoa hoặc tương tự
Viết bình luận đầu tiên
ĐỌC THÊM
Thuốc hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn lipid chuyển hóa - mỡ máu - rốt cuộc có hại hơn không?
40 TRIỆU người Mỹ đang dùng statin (1 loại thuốc điều trị bệnh mỡ máu) để "bảo vệ" trái tim của họ. Nhưng Chúng có thể gây hại cho bạn ...
Một dấu hiệu ở bàn chân cảnh báo có bệnh nhưng rất nhiều người bỏ qua không lưu tâm
Sự bất thường ở bàn chân có thể cảnh báo một bệnh lý chưa được quan tâm đúng mức, theo các chuyên gia.
Một số chế độ ăn phổ biến có thể làm tăng nguy cơ ung thư trong một nghiên cứu mới đây
Nghiên cứu mới đây đã khiến nhiều người bất ngờ khi phát hiện ra rằng một số chế độ ăn uống lành mạnh lại có thể tiềm ẩn nguy cơ ...