Chuyện Việt Nam

Truyền Kỳ Về Đê Điều Khổng Lồ và Lũ Lụt Miền Bắc Việt Nam: Lịch Sử và Bài Học

Friday, 13/09/2024 - 01:58:07

Từ thời nhà Nguyễn đến thời Pháp thuộc, việc kiểm soát lũ luôn là bài toán khó khăn, ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế, đời sống và văn hóa vùng đất này

Yagi

Mấy ngày qua bão rồi nước sông dâng, lụt khắp nơi ở Miền Bắc.

Có bạn nhẩm tính năm Giáp Thìn 2024 thì bão lụt là hợp lẽ. Nhưng lật sử mà coi, năm Giáp Thìn 1844 thời Nguyễn đã lũ lụt kinh hòang rồi! nước sông Nhị dâng cao, Hưng Yên, Hà Nội, Nam Định, Quảng Yên đều bị ngập lút.

Việt Nam có diện tích hơn 331.000 Km2, bao gồm:

-Bắc Kỳ :115.700 Km2
-Trung Kỳ: 147.600 Km2
-Nam Kỳ :67.700 Km2

Tại Bắc Thành núi và cao nguyên chiếm 88% diện tích =102.000 Km2. Đồng bằng chiếm 12% diện tích =15.000 Km2.

Đồng bằng Tonkin nằm sát bờ vịnh Bắc Kỳ và bị kẹp giữa hai miền núi cao nguyên Đông Bắc và Tây Bắc.

Bắc Thành có 2 hệ thống sông chánh: sông Hồng (Nhị Hà, Sông Thao), và sông Thái Bình.

Bắc Thành có hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Xuân và Thu rất ngắn và không có gì rõ rệt.

Mùa mưa: Từ tháng 5 đến 7: mưa dông, trời nóng, có hiện tượng gió Lào nóng cháy da.Từ tháng 7 đến 9, có mưa lớn, thường hay có bão.

Mùa Khô: Tháng 10 là tháng chuyển tiếp. Mùa khô chánh thức từ tháng 11 đến tháng 1. Lúc này trời lạnh, nắng cao, hoàn toàn không có mưa. Từ tháng 2 đến tháng 4 trời rất lạnh và có mưa phùn. Mùa lạnh Bắc Hà ẩm ướt có nồm rất khó chịu.

Trong lịch sử Trung Quốc khi đô hộ VN họ sợ nhứt thời tiết của Miền Bắc VN mà xưa họ ghi là Giao Châu hoặc Giao Chỉ. Đã lạnh khô còn ẩm rất cao, còn có muỗi.

Lũ sông Hồng lên vào khoảng từ tháng 6 đến tháng 10. Mùa lớn nhứt vào tháng 7 và tháng 9.

Hệ thống sông gồm có, sông Thao, sông Đà, ở Tuyên Quang thì có sông Lô, sông Đáy. Tại Bạch Hạc Sơn Tây thì bốn sông hợp lưu vào sông Nhị (Hồng) rồi sau đó chia chảy ra biển.

Trong các con sông đó, nước lũ chảy rất mạnh và nhanh không thể ngăn được.

Đặc điểm chung của lũ Miền Bắc là nước lên rất nhanh nhưng rút cũng nhanh, chảy ào ào và lên xuống đồng thời ở sông cái và các phụ lưu. Lũ Miền Bắc không giống lụt Nam Kỳ, Nam Kỳ thì lên từ từ và rút từ từ, còn Bắc Kỳ lên nhanh kéo quần chạy không kịp.

Nam Kỳ thì đồng ruộng mở, nước lên nước rút, phù sa màu mỡ ở lại ruộng đồng, rửa trôi phèn và các chất dơ của xóm làng. Miền Bắc thì phải đắp đê bao kín các xóm làng với các con sông.

Ruộng Miền Bắc bị bịt kín không tốt. Lịch sử Miền Bắc bị ám ảnh chuyện đê điều hàng ngàn năm nay. Chính những con đê này làm Miền Bắc bị động trong mọi thứ từ kinh tế tới cách sống và văn hóa.

Đại Nam thực lục chánh biên ghi nhận 82 năm đầu của triều Nguyễn đã có 52 năm lụt lội, bể đê ở Bắc Kỳ.

Các vua Nguyễn tốn bạc muôn bạc triệu cho hệ thống đê Bắc Kỳ.

Dưới triều vua Minh Mạng (1820-1840) năm nào cũng có những cuộc trị thủy lớn ở Bắc Kỳ, thậm chí có những công trình quy mô đến mức triều đình huy động hàng vạn người.

Năm nào, đời vua Nguyễn nào cũng có bể đê ở Miền Bắc.

Trong các triều vua Nguyễn thì triều Tự Đức có nhiều lũ lụt nhứt, bể đê nhiều nhứt. Triều vua Tự Đức nhà Nguyễn đã nghèo, Đê Văn Giang (Hưng Yên) bể 18 năm liền, từ 1863-1886, xóm làng trở thành đầm lầy.

Nhà Nguyễn mệt mỏi với đất Bắc Kỳ, đất này dân đông, nhơn mãn, cứng đầu, thâu thuế không bao nhiêu nhưng chi ra đê điều, trị an, cứu tế, nuôi dân ở con số khủng.

Những năm vua Gia Long và Minh Mạng khi kinh tế Nam Kỳ còn vững thì nhà Nguyễn có điều kiện đầu tư, trị an ra Bắc Thành. Nhưng sau vụ Trấn Tây Thành và Lê Văn Khôi, nhứt là thời vua Tự Đức khi Pháp dòm dèm xâm lăng, kinh tế Miền Nam sa sút, thành ra ở Bắc Kỳ đê bể rồi dân đói, làm loạn nổ ra khắp nơi.

Không bể đê thì hạn hán.

Nhắc tới Cao Bá Quát (1809? – 1855) là nhắc tới giặc cào cào,châu chấu. Giặc châu chấu là gọi cuộc nổi dậy của Lê Duy Cự vào năm 1854 dưới thời vua Tự Đức.

Năm đó vùng Sơn Tây Bắc Kỳ bị hạn nặng nề, lại có nạn châu chấu làm cho mùa màng mất sạch, đời sống người dân hết sức đói khổ. Cuộc nổi dậy do Lê Duy Cự làm thủ lãnh, được Cao Bá Quát làm quốc sư nổi lên trong 3 năm 1854-1856 thì bị dẹp. Cao Bá Quát bị ông đội Đinh Thế Quang bắn chết tại trận.

Thời Pháp, cứ ba năm thì có một năm đê Bắc Kỳ bị bể. Các trận lụt năm 1893, năm 1915 làm bốn tỉnh hữu ngạn sông Hồng ngập chìm trên ba tháng trời. Người Pháp cũng sợ lũ lụt Miền Bắc lắm!

Từ xưa tới nay vấn đề lũ luôn là đề tài tranh luận của triều đình VN. Người xưa chỉ còn biết đắp đê ở Miền Bắc, và không còn cách nào khác.

Bắc Kỳ có nạn nhân mãn, dân rất đông nằm phía trong những con đê dài mút chỉ cà tha. Sau đê là những luỹ tre làng. Đất đai bạc màu vì làm lúa lâu năm, không hề có phù sa do lũ đem tới.

Nhìn nước sông Miền Bắc đục ngầu đỏ quạnh phù sa vậy đó nhưng đồng ruộng lại không có hưởng lợi được chút nào.

Bắc Hà có một hệ thống đê điều dài hơn 4.000 km, tức bằng 2,5 lần chiều dài từ Nam Quan tới Cà Mau (1.500 Km). Đê đã ám ảnh và đi vô văn hóa, tiềm thức của dân Bắc từ già tới trẻ

Triều đình thời đó tốn kém vô số của cho việc đê điều Miền Bắc.

Xứ này rất quái. Mùa khô có khi hạn hán làm dân đói, triều đình phải phát tiền, phát gạo, giảm thuế, cầu mưa mà nạn đói vẫn xảy ra, trộm cắp, cướp phá khắp nơi.

Bắc Thành vô mùa lũ thì nước ào ạt về, nhưng dân lại thiếu nước làm ruộng mặc dù ngoài đê nước minh mông.

Năm nào cũng có chuyện bể đê, rồi cứu đói, rồi giúp dân, rồi dân đói làm loạn phải đánh dẹp, rồi đắp đê …làm tiều đình kiệt sức.

Thời nhà Nguyễn Thiệu Trị, vào năm 1847, quan Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội và Bắc Ninh) Nguyễn Đăng Giai đề nghị phá đê cho làng xóm Bắc Kỳ sống quen cảnh nước lên xuống.

Tổng đốc Hà Ninh lý luận rằng nước đổ vào một cái chén nhỏ (như có đê) thì đầy tràn, nhưng cũng bấy nhiêu nước đó đổ ra một cái mâm lớn (bỏ đê) thì nước sẽ được phân nhỏ ra trên một diện rộng nên sẽ bớt tàn phá.

Ông nêu bằng chứng là từ Sơn Tây đến Nam Định, dân ở ngoài đê hàng trăm xã, khi mưa lũ thì ở bằng sàn, đi bằng thuyền, khi nước rút, ruộng không phải cày cấy gì mà lúa cắm xuống nhờ phù sa mọc lên tươi tốt, không có nhà dân nào phải dời đi, ruộng chẳng phải bỏ hoang bao giờ.

Còn ở những vùng nằm trong vòng bao bọc của đê thì “… bên trong thì mong nước như khát mà bên ngoài coi nước như thù, muốn đào ra lấy nước thì sợ bể đê, muốn hộ vệ đê điều cho vững thì ruộng lúa chịu bỏ, làm đê vệ nông mà lại ngăn trở việc nông…”(Bắc Kỳ hà đê sự tích北圻河堤事跡).

Nguyễn Đăng Giai đề nghị bỏ đê, sẽ khai thông sông Nguyệt Đức (Sơn Tây), Thiên Đức (Hàm Long), Nghĩa Trụ (Bắc Ninh), xẻ nước sông Hồng chảy bớt về Đông, giảm bớt lượng nước chảy vào đồng ruộng.

Thời vua Minh Mạng cũng đã có vụ bàn về bỏ hay giữ đê, mà vua dùng dằng chưa dám quyết tới ...chết.

Đề nghị của Nguyễn Đăng Giai rất hay.

Nhưng vua Thiệu Tri không dám làm vì sợ hậu quả khó lường.

Vua Thiệu Trị ra dụ bác bỏ đề nghị phá đê, vì “nếu nhứt đán hủy bỏ đi, nước lũ chảy quanh thì chỗ cao phải đi thuyền ở sàn, mà chỗ trũng phải bỏ làm đầm, làm vực, không biết luận điệu “chén nước đổ vào mâm’ đã là xác đáng chưa”.

Và đến ngày nay lũ lụt và đê vẫn là thứ duy nhứt ở Miền Bắc làm xứ này xính vính, không ngóc đầu nổi, cứ của thiên trả địa.

Có khi sau này phải làm theo cách của Nguyễn Đăng Giai để hy vọng đồng ruộng Bắc Hà màu mỡ hơn

TH từ FB

Viết bình luận đầu tiên

Advertisement

MỚI CẬP NHẬT