Tư pháp Mỹ có đang lạm quyền trong hệ thống tam quyền của Mỹ?
Saturday, 22/03/2025 - 10:51:34
Khi đảng Dân chủ/xã nghĩa Mỹ đánh phá chính phủ Trump bằng chiến thuật ngăn chặn các Sắc lệnh hành pháp qua hệ thống tòa án liên bang tại các quận bằng những thẩm phán cánh tả.

Ảnh minh họa (AI)
Liệu chiến thuật này có thành công và Trump phải đối phó lại bằng cách nào ? Khi mọi vấn đề ở Hoa Kỳ khi có xung đột chính trị đều giải quyết tại tòa án và phán quyết của tòa, nhất là phán quyết của Tối Cao Pháp Viện được coi là kết quả cuối cùng.
Điều II, khoản 1, mục 1 của Hiến pháp Mỹ ghi: Quyền hành pháp sẽ được trao cho ÔNG tổng thống của Hoa Kỳ.
Nhưng đám sinh vật Đầm lầy tấn công ông bất chấp logic “đừng nghe Trump nói hãy nhìn Trump làm” không đánh giá hiệu quả của hành động tổng thống mà bóp méo cả quyền tư pháp và tấn công quyền hành pháp.
Ta thử tìm hiểu về tư pháp Mỹ trong hệ thống tam quyền phân lập Lập pháp - Hành pháp - Tư pháp:
Những người hành hương theo Thanh giáo khi mới đặt chân lên Bắc Mỹ đã cùng ký một khế ước trước sự chứng kiến của Thiên Chúa (GOD) rằng họ sẽ lập ra một mô hình chính trị tự quản và:
“Khi thấy cần thiết, chúng tôi sẽ lập ra một tòa án và hứa tuân theo mọi phán quyết của nó”.
Vậy là ở Mỹ ta thấy tư pháp có một quyền hạn rất lớn, nhiều khi là quyền lực chính trị không kém thậm chí lớn hơn cả lập pháp hay hành pháp. Tuy nhiên, quyền tư pháp ở Mỹ có một điểm khác biệt. Đó là: Người Mỹ thừa nhận quyền phán quyết của Thẩm phán không dựa trên các đạo luật mà dựa trên Hiến pháp. Nói cách khác, các quan tòa không đồng ý với các luật do lập pháp đưa ra hoặc các sắc lệnh hành pháp (hành động tổng thống) nếu họ cho nó là vi hiến.
Để lý giải điều này cần phải đi tìm căn nguyên ở bản Hiến pháp Hoa Kỳ.
Ở một số quốc gia, hiến pháp được coi là bất biến, không một quyền lực nào có thể thay đổi hiến pháp.
Một số quốc gia khác, thừa nhận Quốc hội có quyền thay đổi hiến pháp.
Khi hiến pháp bất biến, quyền hiến định sẽ nằm trong tay tư pháp, khi đó tòa án có thể bất tuân luật pháp, chỉ quan tòa mới có quyền diễn giải hiến pháp mà không ai có quyền thay đổi ngôn từ. Vậy là thay vì sự yếu kém cố hữu về mặt chính trị so với lập pháp và hành pháp, tư pháp giờ đây ở vị trí của quốc gia và khống chế toàn bộ xã hội.
Nếu quốc hội có quyền thay đổi hiến pháp và có thể thay đổi liên tục thì coi như không còn hiến pháp nữa và quốc hội vừa có quyền lập pháp còn chiếm luôn cả quyền lập hiến.
Triết lý chính trị của Mỹ đơn giản và duy lý hơn nhiều (rất giống với quan niệm về mô hình chính trị trong Hồng Phạm Cửu Trù của người Việt). Hiến pháp Mỹ không bất biến, nó cũng không bị sửa đổi bởi nhánh lập pháp. Nó là một thực thể đứng riêng, đại diện cho ý nguyện toàn dân, bắt buộc các nhà lập pháp, hành pháp và công dân bình thường phải tuân thủ, song hiến pháp cũng có thể được thay đổi theo những hình thức được định sẵn và các tình huống tương lai được dự đoán trước và gọi là “Tu chính án”. Hiến pháp là luật Mẹ, nên không thể dùng luật mà sửa nó. Một điều thật tinh tế : Khi tòa án phục tùng hiến pháp tức là nó phục tùng tất cả các bộ luật. Nói cách khác, khi người thẩm phán chọn quyền lực tư pháp thuộc về bản chất của tư pháp để xem xét một bộ luật thì các công cụ pháp lý tối ưu nhất (hiến pháp) lại trói quyền lực tư pháp chặt nhất. Điều này nằm ở phạm trù tâm linh. Dựa trên Đức Tin.
Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ tuyên bố:
“Chúng tôi cho rằng những chân lý này là hiển nhiên, rằng tất cả mọi người đều sinh ra đều bình đẳng, rằng họ được Đấng Tạo Hóa ban cho một số quyền bất khả xâm phạm, trong đó có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”
Đức Tin tôn giáo của người Mỹ dựa trên Kinh Thánh Cựu Ước khi mà Chúa Jesus chưa ra đời hay còn gọi là Do Thái giáo và 10 điều răn mà Thiên Chúa giao cho Moise, nên Chúa của người Mỹ là Đấng Tạo Hóa, là GOD nhưng ta không đi sâu vào Thần học mà chỉ xem nó tác động đến tư pháp như thế nào và tại sao lại có những bộ luật liên bang và luật tiểu bang cũng như hệ thống các tòa án tiểu bang và liên bang.
Do vậy, các tiểu bang Hoa Kỳ khi chưa hợp thành liên bang có các bộ luật nhằm vào “tội tổ tông”- nguyên tội - trong đó tội ngoại tình của phụ nữ bị xử rất nặng. Nó cũng có hình bóng trong luật Việt khi các cô gái ngày xưa bị cạo đầu bôi vôi nếu lỡ “chửa hoang”. Người Việt cũng quan niệm chỉ có một Đấng Tạo Hóa duy nhất (Kinh Dịch).
Nó cũng giải thích vì sao mối quan hệ sâu đậm của Hoa Kỳ và Israel phần lớn dựa trên trực giác. Do vậy, mặc dù bị Obama và Biden coi như một kẻ ngoài lề, kẻ ngáng chân khó chịu, thủ tướng Netanyahu chưa bao giờ than vãn trách móc, mọi lời ông nói về hai người này đầu tiên là thấm đẫm lòng biết ơn. Vì vậy, Trump đã bị shock trước Zelensky, một người Do Thái mà trâng tráo vô ơn đến nỗi Vance phải nhắc nhở. Dù là một diễn viên lão luyện nhưng bị chọc đúng điểm yếu gã đã lộ nguyên hình là một tên lưu manh khi văng tục bằng tiếng mẹ đẻ “Con đĩ chó” trước báo chí trong một buổi gặp gỡ với nguyên thủ quốc gia đang giúp đỡ mình. Đám não ngắn lưu manh nhanh quên, nhưng người thông minh thì nhớ. Ma quỷ thường trốn sau chi tiết, chỉ một chi tiết này mà người ta nhìn ra bản chất của Zelensky. Đó là lẽ thường.
Như quan niệm của người Việt, luật cao nhất là luật Trời, nhà vua (hành pháp) thay mặt Trời cai trị dân chúng theo luật Trời nên vua được gọi là Thiên tử (con Trời). Vua bạo ngược thì dân chúng có quyền thay vì ý Dân là ý Trời. Tư pháp Việt có những cơ chế để kể cả nhà vua cũng không thể tước đoạt được đất đai của người dân.
Ở Mỹ, đơn giản cũng đi cùng duy lý, với sự thay đổi hiến pháp bằng Tu chính án quốc gia luôn luôn bắt các thẩm phán phải phục tùng hiến pháp - tức chính trị và logic đi cùng đường. Nói cách khác, nhân dân và quan tòa đều duy trì được các đặc quyền của mình như nhau.
Khi đứng trước tòa án Hoa Kỳ, thẩm phán có thể tuyên bố luật này là vi hiến và ông ta có thể từ chối việc thi hành luật đó. Đó là quyền duy nhất mà chỉ thẩm phán Hoa Kỳ mới có nhưng từ đó lại nảy sinh ra hàng loạt các ảnh hưởng chính trị. Tại sao người Mỹ lại chấp nhận rủi ro này ?
Khi quan tòa bác bỏ một bộ luật của nguyên đơn (lập pháp) đưa ra thì ngay lập tức bộ luật đã đánh mất một phần sức mạnh, bên bị đơn (người bị thiệt hại vì bộ luật ấy) tìm ra được vũ khí để tránh bộ luật đó bằng cách mở ra một vụ án mới, quá trình này ở Mỹ diễn ra rất lâu nên bộ luật đó dần dần bị coi như vô hiệu, do đó kết cục sẽ có hai lựa chọn: Hoặc nhân dân thay đổi hiến pháp hoặc lập pháp điều chỉnh luật.
Vậy là, người Mỹ đã trao cho tư pháp một quyền lực chính trị vô biên nhưng chỉ cho phép tòa án công kích các bộ luật bằng phương tiện pháp chế làm quyền lực đó bớt nguy hiểm đi rất nhiều.
Khi thẩm phán có quyền công kích một đạo luật, có quyền kiểm soát các nhà lập pháp khi đó ông ta bước vào sân khấu chính trị hay còn gọi là “vũ khí hóa tư pháp” và tấn công không chỉ lập pháp mà cả nhánh hành pháp. Khi đó ông ta trở thành một kẻ đứng về một phe phái, lôi đất nước vào một cuộc đấu tranh chia rẽ. Quyết định của ông ta sẽ nhằm vào lợi ích của một phe, gây hại cho phe bên kia. Ta hãy phân tích để coi người Mỹ sửa chữa điều này như thế nào.
Trước hết ta xem xét quyền lực tư pháp nói chung. Quyền tư pháp có 3 đặc điểm :
1- Tư pháp là trọng tài và : Để tòa án hoạt động thì phải có tranh tụng. Để có quan tòa thì phải có vụ án.
2- Quyền lực tư pháp là phán quyết về những trường hợp riêng rẽ chứ không phải là nơi tuyên bố những nguyên tắc chung
3- Tư pháp chỉ hành động khi nó được giao xét xử một vụ án.
Về bản chất quyền tư pháp là “thụ động” nó chỉ chuyển động khi người ta trao cho nó một tội phạm và nó trừng trị kẻ phạm tội, người ta tố cáo một việc bất công và nó đi sửa chữa lại bất công ấy. Tóm lại, tư pháp không tự mình đi tìm tội phạm, tự đi tìm bất công hay tự mình xem xét một bộ luật. Nếu tư pháp tự làm những điều này nó sẽ trở thành bạo lực nguy hiểm. Đây phải là một điểm căn bản nhất cho bất cứ nền tư pháp lành mạnh nào phải chú ý.
Nhưng ở Mỹ, ông thẩm phán bị lôi vào chính trị một cách bất đắc dĩ và dần dần bị tha hóa. Tuy nhiên, người Mỹ lại để mặc cho nó xảy ra hoặc chỉ sửa chữa nửa chừng. Tại sao ?
FB Ngô Nhật Đăng
Viết bình luận đầu tiên
ĐỌC THÊM
Thương chiến Mỹ - Trung và điều gì đang thực sự xảy ra ở Trung Cộng
Chiến lược thuế quan của Trump nó không chỉ liên quan về kinh tế. Mà nó còn nhằm vào sự ngăn chặn mối đe dọa toàn cầu đang đeo đuổi ...
Tổng thống Trump đặt bẫy và ông Tập hào hứng nhảy vào, dính!!!
Hãy tưởng tượng một sàn đấu võ đài khổng lồ, nơi Trung Quốc tự tin bước lên với bộ mặt ngạo nghễ, tay cầm "vũ khí kinh tế" sáng loáng, ...
Thương chiến Mỹ - Trung đã đến hồi gay cấn
Chỉ cần 2 ngày sau ngay khi Mỹ mức áp thuế 145% lên hàng hoá Trung Quốc, mọi con đường thông thương giữa 2 nước gần như hoàn toàn đóng ...