Tết cổ truyền trên đất Mỹ được thể hiện rõ nét nhất ở Quận Cam, nơi được xem là thủ phủ của người Việt tị nạn. Các ngôi chùa ở ...
Thomas Trương/Viễn Đông
Tượng Phật bằng đá cẩm thạch ngồi trên sư tử ở Chùa Bảo Quang – ảnh: Thomas Trương/Viễn Đông
Tết cổ truyền trên đất Mỹ được thể hiện rõ nét nhất ở Quận Cam, nơi được xem là thủ phủ của người Việt tị nạn. Các ngôi chùa ở vùng Little Saigon cứ vào dịp Tết đến, đồng hương Việt Nam từ các tiểu bang khác, hay từ các quốc gia trên thế giới du lịch về đây du xuân và đón giao thừa vào đêm 30 Tết. Không khí đón giao thừa vui nhộn náo nức và tưng bừng không kém không khí Tết quê nhà. Trong số các chùa có chương trình đón giao thừa lớn, phải kể đến Chùa Điều Ngự, Chùa Huệ Quang, Chùa Bảo Quang, Chùa Bát Nhã, Chùa Dược Sư… Ngoài các chương trình ca nhạc kịch của các trung tâm lớn như Thúy Nga hay Asia, còn có màn đốt pháo, bắn pháo bông và chúc Tết của các chức sắc thành phố hay của các đại diện tôn giáo…
Trước Tết, các chùa tổ chức tân trang, lau chùi, quét dọn và trang hoàng lộng lẫy hơn ngày thường. Đèn lồng, mai vàng, hoa đào giả, thiệt, được dựng khắp nơi. Song song với việc thành lập ban tổ chức chương trình đón giao thừa, bởi vì có nhiều chức sắc, đại diện hội đoàn tới dự và được các đài truyền hình thông tin trực tiếp, nên kịch bản cũng được chuẩn bị chu đáo. Một số chùa lớn ở Quận Cam còn xin giấy phép đốt pháo. Nhiều người từng sống ở Việt Nam trước đây, thời còn được đốt pháo, cũng chưa từng chứng kiến pháo được treo cao và nhiều như thế, cả triệu viên pháo phẩm chất cao nổ giòn, chứ không bị lép, chỉ “lộp bộp” như hồi ở Việt Nam, ngày Tết mua nhầm pháo “dỏm”.
Tượng Phật bằng đồng nhiều tay ở Chùa Bảo Quang – ảnh: Thomas Trương/Viễn Đông
Người đến chùa không chỉ đón giao thừa, xem ca nhạc, mà còn để được tận hưởng những giờ phút thiêng liêng của năm mới, được lễ Phật đầu năm, được hái lộc, được vui chơi với bạn bè, người yêu, người thân, chia sẻ niềm vui trong không khí tưng bừng đón Xuân.
Vào đêm 30 Tết, các chùa thường đông đúc người đi lễ, du xuân, nên chỗ đậu xe cũng là những trở ngại nhỏ. Có khi phải đậu xe thật xa để tản bộ tới chùa trong thời tiết giá lạnh. Vậy mà vào những đêm 30 Tết, người đón giao thừa đến Chùa Huệ Quang hay Chùa Điều Ngự đông đến nỗi, chỉ thấy đầu người và vô số cành hoa mai “Cali”. Hơi người xua tan cái lạnh, khiến nhiều người bực bội với cái áo lạnh mang theo.
Các nghi thức gồm có chúc Tết, lên nhang đèn, và cầu phúc cho người dân Việt Nam, từ khắp mọi nơi trên thế giới bình an và có cuộc sống tự do. Nhiều đôi trai gái đi cầu duyên và xin xăm, để chọn ngày kết tóc se duyên. Nhang khói bao trùm một vùng trời. Đến màn đốt pháo, khói, thuốc pháo bay cao lan tỏa mùi Xuân đi khắp nơi trên vùng trời tự do.
Vườn tượng Phật ở Chùa Bảo Quang – ảnh: Thomas Trương/Viễn Đông
Tại Chùa Bảo Quang, nhiều tượng Phật lớn bằng đồng, bằng đá hoa cương được trang trí hoa và mâm trái cây, bên cạnh những tác phẩm điêu khắc nghệ thuật, làm nhiều người đi lễ Phật thích thú.
Nhiều người Việt Nam hãnh diện rằng, chưa có cộng đồng sắc tộc nào sống tập trung và phát triển như cộng đồng người Việt tại tiểu bang Cali, đặc biệt là ở Nam Cali; cho nên Tết trên xứ người vẫn ấm tình quê hương như ngày nào. Không chỉ có ngày Tết, mà cả mùa Tết nhiều người vẫn có thói quen đi viếng lễ Chùa, để cầu xin may mắn bình an…
Hoa đào giả trang trí trước Chùa Bảo Quang – ảnh: Thomas Trương/Viễn Đông
Nhành đào thiệt tuyệt đẹp, trưng ở bàn thờ chính Chùa Huệ Quang – ảnh: Thomas Trương/Viễn Đông
Ba chùm pháo lớn treo ở ba góc Chùa Huệ Quang để đốt lúc giao thừa – ảnh: Thomas Trương/Viễn Đông
Lồng đèn treo khắp mái hiên Chùa Huệ Quang – ảnh: Thomas Trương/Viễn Đông
Bịt tai né tiếng pháo – ảnh: Thomas Trương/Viễn Đông
Các nghệ sĩ đứng cho người ái mộ chụp hình ở Chùa Điều Ngự – ảnh: Thomas Trương/Viễn Đông
Tượng Phật ở Chùa Điều Ngự – ảnh: Thomas Trương/Viễn Đông
Mọi người chuẩn bị nhận phúc lộc và bao lì xì từ vị chủ trì chùa Huệ Quang – ảnh: Thomas Trương/Viễn Đông
Mâm hoa quả Tết ở Chùa Bảo Quang – ảnh: Thomas Trương/Viễn Đông
Rừng người đón giao thừa Tân Mão 2011 ở Chùa Huệ Quang – ảnh: Thomas Trương/Viễn Đông
Tượng Phật bằng đá cẩm thạch ngồi trên sư tử ở Chùa Bảo Quang – ảnh: Thomas Trương/Viễn Đông
Tết cổ truyền trên đất Mỹ được thể hiện rõ nét nhất ở Quận Cam, nơi được xem là thủ phủ của người Việt tị nạn. Các ngôi chùa ở vùng Little Saigon cứ vào dịp Tết đến, đồng hương Việt Nam từ các tiểu bang khác, hay từ các quốc gia trên thế giới du lịch về đây du xuân và đón giao thừa vào đêm 30 Tết. Không khí đón giao thừa vui nhộn náo nức và tưng bừng không kém không khí Tết quê nhà. Trong số các chùa có chương trình đón giao thừa lớn, phải kể đến Chùa Điều Ngự, Chùa Huệ Quang, Chùa Bảo Quang, Chùa Bát Nhã, Chùa Dược Sư… Ngoài các chương trình ca nhạc kịch của các trung tâm lớn như Thúy Nga hay Asia, còn có màn đốt pháo, bắn pháo bông và chúc Tết của các chức sắc thành phố hay của các đại diện tôn giáo…
Trước Tết, các chùa tổ chức tân trang, lau chùi, quét dọn và trang hoàng lộng lẫy hơn ngày thường. Đèn lồng, mai vàng, hoa đào giả, thiệt, được dựng khắp nơi. Song song với việc thành lập ban tổ chức chương trình đón giao thừa, bởi vì có nhiều chức sắc, đại diện hội đoàn tới dự và được các đài truyền hình thông tin trực tiếp, nên kịch bản cũng được chuẩn bị chu đáo. Một số chùa lớn ở Quận Cam còn xin giấy phép đốt pháo. Nhiều người từng sống ở Việt Nam trước đây, thời còn được đốt pháo, cũng chưa từng chứng kiến pháo được treo cao và nhiều như thế, cả triệu viên pháo phẩm chất cao nổ giòn, chứ không bị lép, chỉ “lộp bộp” như hồi ở Việt Nam, ngày Tết mua nhầm pháo “dỏm”.
Tượng Phật bằng đồng nhiều tay ở Chùa Bảo Quang – ảnh: Thomas Trương/Viễn Đông
Người đến chùa không chỉ đón giao thừa, xem ca nhạc, mà còn để được tận hưởng những giờ phút thiêng liêng của năm mới, được lễ Phật đầu năm, được hái lộc, được vui chơi với bạn bè, người yêu, người thân, chia sẻ niềm vui trong không khí tưng bừng đón Xuân.
Vào đêm 30 Tết, các chùa thường đông đúc người đi lễ, du xuân, nên chỗ đậu xe cũng là những trở ngại nhỏ. Có khi phải đậu xe thật xa để tản bộ tới chùa trong thời tiết giá lạnh. Vậy mà vào những đêm 30 Tết, người đón giao thừa đến Chùa Huệ Quang hay Chùa Điều Ngự đông đến nỗi, chỉ thấy đầu người và vô số cành hoa mai “Cali”. Hơi người xua tan cái lạnh, khiến nhiều người bực bội với cái áo lạnh mang theo.
Các nghi thức gồm có chúc Tết, lên nhang đèn, và cầu phúc cho người dân Việt Nam, từ khắp mọi nơi trên thế giới bình an và có cuộc sống tự do. Nhiều đôi trai gái đi cầu duyên và xin xăm, để chọn ngày kết tóc se duyên. Nhang khói bao trùm một vùng trời. Đến màn đốt pháo, khói, thuốc pháo bay cao lan tỏa mùi Xuân đi khắp nơi trên vùng trời tự do.
Vườn tượng Phật ở Chùa Bảo Quang – ảnh: Thomas Trương/Viễn Đông
Tại Chùa Bảo Quang, nhiều tượng Phật lớn bằng đồng, bằng đá hoa cương được trang trí hoa và mâm trái cây, bên cạnh những tác phẩm điêu khắc nghệ thuật, làm nhiều người đi lễ Phật thích thú.
Nhiều người Việt Nam hãnh diện rằng, chưa có cộng đồng sắc tộc nào sống tập trung và phát triển như cộng đồng người Việt tại tiểu bang Cali, đặc biệt là ở Nam Cali; cho nên Tết trên xứ người vẫn ấm tình quê hương như ngày nào. Không chỉ có ngày Tết, mà cả mùa Tết nhiều người vẫn có thói quen đi viếng lễ Chùa, để cầu xin may mắn bình an…
Hoa đào giả trang trí trước Chùa Bảo Quang – ảnh: Thomas Trương/Viễn Đông
Nhành đào thiệt tuyệt đẹp, trưng ở bàn thờ chính Chùa Huệ Quang – ảnh: Thomas Trương/Viễn Đông
Ba chùm pháo lớn treo ở ba góc Chùa Huệ Quang để đốt lúc giao thừa – ảnh: Thomas Trương/Viễn Đông
Lồng đèn treo khắp mái hiên Chùa Huệ Quang – ảnh: Thomas Trương/Viễn Đông
Bịt tai né tiếng pháo – ảnh: Thomas Trương/Viễn Đông
Các nghệ sĩ đứng cho người ái mộ chụp hình ở Chùa Điều Ngự – ảnh: Thomas Trương/Viễn Đông
Tượng Phật ở Chùa Điều Ngự – ảnh: Thomas Trương/Viễn Đông
Mọi người chuẩn bị nhận phúc lộc và bao lì xì từ vị chủ trì chùa Huệ Quang – ảnh: Thomas Trương/Viễn Đông
Mâm hoa quả Tết ở Chùa Bảo Quang – ảnh: Thomas Trương/Viễn Đông
Rừng người đón giao thừa Tân Mão 2011 ở Chùa Huệ Quang – ảnh: Thomas Trương/Viễn Đông
Viết bình luận đầu tiên
ĐỌC THÊM
Khao Hin Phap Pha - Tuyệt Tác Địa Chất Bên Bờ Biển Thái Lan
Những lớp đá trầm tích phức tạp của Khao Hin Phap Pha, Thái lan hé lộ một lịch sử địa chất kéo dài hàng triệu năm. Vách đá này, với ...
Thiên đường có thật nơi hạ giới Soq Valley thuộc khu vực Karakoram
Karakoram và Thung lũng Soq: Vùng Đất Hùng Vĩ và Huyền Thoại của Thiên Nhiên Nam Á
Độc lạ bãi biễn cát đen với sóng trắng ở Iceland
Mấy con sóng dài trải trắng xoá trên nền cát đen, đẹp tuyệt vời, đứng trên nhìn xuống như cái giường gỗ mun xong đắp cái chăn trắng lên.