Lai Rai Chuyện Đời

Vì sao sau thời Càn Long, khả năng sinh con của các hoàng đế nhà Thanh phong kiến Trung Hoa đều suy giảm, thậm chí 3 vị vua cuối cùng đều tuyệt tự?

Thursday, 04/04/2024 - 09:00:02

Dù trong Tử Cấm Thành có hàng nghìn phi tần mỹ nữ nhưng liên tiếp 3 vị hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh đều không có con.

thanh
Hoàng đế Phổ Nghi - vị vua cuối cùng của nhà Thanh


Khi nhà Thanh mới bắt đầu cho đến thời Khang - Càn thịnh thế, các hoàng đế có rất nhiều con cháu. Chẳng hạn, vua Hoàng Thái Cực có 11 con trai, Khang Hy có 35 con trai, Ung Chính có 10, Càn Long có 17 người con, nhưng đến thời Gia Khánh có 5 người con, Hàm Phong có 1 con trai, còn Tông Chi, Quang Tự và Phổ Nghi đều không có con.

Ba hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh đều tuyệt tự

Đầu tiên phải kể đến hoàng đế Đồng Trị qua đời khi mới tròn 21 tuổi. Nhiều tin đồn cho rằng hoàng hậu của ông là A Lỗ Đặc thị đã mang thai nhưng bị Từ Hy ép chết. Thế nhưng, đây chỉ là truyền thuyết. Song chưa có bất cứ bằng chứng nào được tìm thấy trong các bộ chính sử.

Thực tế, hôn lễ của Đồng Trị với hoàng hậu A Lỗ Đặc thị được cử hành vào năm Đồng Trị thứ 11, tức năm 1872. Đồng Trị chết vào năm thứ 13, tức năm 1875. Nếu tính từ ngày có hoàng hậu cho tới khi chết, Đồng Trị cũng có hơn 2 năm chung sống với các phi tần và mỹ nữ trong hậu cung. Tuy nhiên, cho tận tới khi Đồng Trị chết vẫn không có bất cứ ghi chép nào về con cái của vị vua này.

Sau khi Đồng Trị chết, Quang Tự được đưa lên ngôi. Mặc dù có một hoàng hậu, hai quý phi và hàng ngàn cung nữ xinh đẹp ở mọi lứa tuổi nhưng vua Quang Tự cũng không có con.

Vua Quang Tự kết hôn vào năm Quang Tự thứ 14 với Long Dụ Hoàng hậu. Tới năm Quang Tự thứ 24 thì bị Từ Hy giam cầm ở Doanh Đài, tức là thời gian kết hôn kéo dài 10 năm.

Song, do bị gượng ép kết hôn với chị họ nên vua Quang Tự luôn bất mãn, gượng ép và thậm chí không thể động phòng. Thậm chí có giai thoại còn truyền lại rằng, ngay trong đêm tân hôn, Quang Tự vì quá bức bối và đau lòng nên đã sà vào lòng Long Dụ khóc lớn mà nói rằng:

"Tỷ tỷ, trẫm vĩnh viễn kính trọng người, thế nhưng người nhìn xem, trẫm bây giờ thật khó xử biết bao…".

Vua Quang Tự khi đó luôn lấy lý do có bệnh trong người để xa lánh Hoàng hậu. Ngược lại, ông có tình cảm với Trân Phi nên luôn sủng ái nàng đặc biệt. Trong nhiều cuốn sử, cuộc sống hôn nhân giữa Quang Tự và Trân Phi rất hạnh phúc, tiếc là Trân phi cũng không giúp Quang Tự sinh được con nối dõi.

Năm 1898, sau chính biến Mậu Tuất, Quang Tự bị Từ Hy giam cầm ở Doanh Đài trong suốt 10 năm cho tới tận khi chết. Trong thời gian này hoàng hậu Diệp Hách Na Lạp thị cũng bị bắt phải đi theo để hầu hạ Quang Tự. Song điều bất hạnh, sau 10 năm bị giam ở Doanh Đài với cuộc sống thiếu ăn, thiếu mặc, năm 38 tuổi vua Quang Tự chết mà không có con.

Hoàng đế Phổ Nghi, người kế thừa ngai vàng của Quang Tự cũng vậy. Ông lên ngôi từ khi hai tuổi và chết vào năm 61 tuổi. Ông kết hôn với tổng cộng 5 người vợ nhưng vị hoàng đế cuối cùng của triều Thanh cũng không hề có con nối dõi.

Điều gì khiến các đời vua cuối nhà Thanh không thể có con?

Rõ ràng là sau thời vua Càn Long, khả năng sinh sản của các hoàng đế giảm đáng kể. Vậy lý do là gì?

 

Hôn nhân cận huyết

Nguyên nhân đầu tiên khiến các hoàng đế nhà Thanh ngày càng có tỷ lệ sinh thấp là do hôn nhân cận huyết. Theo đó, để duy trì huyết thống cao quý của hoàng tộc Mãn Châu, con cái trong hoàng tộc thường kết hôn với anh em họ và nhiều thê thiếp được chọn cũng là anh em họ. Từ quan điểm khoa học, hôn nhân cận huyết thống chắc chắn không có lợi cho thuyết ưu sinh.

Vào thời cổ đại, khái niệm ưu sinh chưa được biết đến. Người ta tin rằng nếu anh em họ, cô, chú hoặc anh họ kết hôn thì họ được coi là có quan hệ họ hàng gần gũi hơn. Hôn nhân cận huyết phổ biến hơn trong các gia đình hoàng gia. Họ tin rằng những người cùng huyết thống có dòng máu thuần khiết và cao quý hơn nên rất xứng đôi và họ cũng có liên quan đến lợi ích chính trị. Vì vậy, nhiều hoàng đế là sản phẩm của hôn nhân cận huyết.

Kết hôn từ quá sớm

Đây cũng chính là nguyên nhân khiến khả năng sinh sản của các hoàng đế nhà Thanh ngày càng kém. Hầu hết họ kết hôn quá sớm và có quá nhiều thê thiếp nên dễ dàng bị hao hụt sinh lực.

Vua Phổ Nghi, trong cuốn hồi ký của mình, viết: "Lúc Hoàng đế Phổ Nghi mới 10 tuổi, để tránh hầu hạ vua, các thái giám tối nào cũng đẩy cung nữ vào phục vụ ông. Hôm sau thức dậy, tôi hoa mắt chóng mặt, nhìn mặt trời và mọi thứ đều ra một màu vàng ệch". Cũng từ những dòng hồi ký này, mà các nhà sử học rằng nguyên nhân khiến Phổ Nghi không có con nối dõi là vì ông ta mắc chứng bất lực.

Lối sống sa đọa

Ngoài ảnh hưởng từ tập tục hôn nhân, việc tuyệt tự của ba đời hoàng đế cuối cùng còn phụ thuộc vào chính lối sống của ba vị hoàng đế này.

Với vua Đồng Trị, ông là hoàng đế nổi tiếng ăn chơi trác táng và chết vì bệnh giang mai khi mới 21 tuổi.

Vua Quang Tự lại mắc căn bệnh di tinh khá trầm trọng nên không có khả năng sinh con. Căn bệnh này được chính ông thừa nhận vào năm 33 tuổi, tức năm 1907, một năm trước khi chết.

Một y án do chính Quang Tự viết, nêu rõ “... bị di tinh đã gần 20 năm. Mấy năm trước mỗi tháng di tinh mười mấy lần, gần đây mỗi tháng vài ba lần, thường là không mộng mà tinh tự tiết ra, mùa đông càng nghiêm trọng. Eo lưng thường đau nhức, gặp phong hàn thì buốt đầu, ù tai đã gần 10 năm”.

Việc nước nặng nề, cường độ làm việc cao

Đây cũng là một trong những nguyên nhân, bởi vì trong xã hội phong kiến, hoàng đế được coi là ‘trời’, lời của Hoàng đế không ai có thể kháng. Tuy nhiên, muốn trở thành một hoàng đế tốt thì ngày đêm phải đọc tấu chương và phê duyệt. Có rất nhiều việc quân sự quốc gia chờ vua quyết định. Hoàng đế không chỉ có mối bận tâm vô tận mà còn phải luôn cảnh giác với những kẻ âm mưu hãm hại mình, đương nhiên không thể ăn ngon, ngủ ngon và sống một cuộc sống bình yên.

Theo Đời sống & Pháp luật

Viết bình luận đầu tiên

Advertisement

MỚI CẬP NHẬT