Chuyện Khắp Nơi

Tìm hiểu tại sao lại viết tắt K thay cho 1 ngàn, M thay cho 1 triệu, và B thay cho 1 tỷ

Monday, 08/01/2024 - 10:06:59

Ở Việt Nam ngày nay người ta cái gì cũng viết tắt cho nên họ cũng sính ngoại dùng chữ K để viết tắt “1 ngàn” theo Mỹ.

MM

Các bạn trang Quốc Ngữ thân mến!

Chị Trương Ngọc Bảo Xuân nêu thắc mắc như sau:

- Tại sao 10 ngàn đồng họ ghi là 10K, chữ K từ đâu ra?

Trang Anh Thạc xin trả lời.

- K (viết in) là viết tắt của "kilo", nguyên đơn vị đo lường của tiếng Hy Lạp, nghĩa là 1 ngàn. Từ đó, đơn vị đo lường phổ biến của người Pháp (metric) dùng cho tất cả mọi lãnh vực từ khoa học đến mọi tính toán thập phân cho kỹ thuật đều là K, tức "kilo" dùng cho số lượng 1 ngàn. Kilo đã trở thành tiếp đầu ngữ quốc tế cho 1 ngàn, như: kilometre (1,000 mét), kilogram (1,000 grams), kilowatt (1,000 watts, điện), kilovolt (1,000 volts, điện), kilobyte (1,000 bytes, dung lượng điện toán), v.v…

Nói về tiền, người Mỹ và người châu Âu đều có dùng chữ tắt Kđể nói và viết số lượng 1 ngàn: $1K (1,000 dollars), $10K (10,000 dollars, $100K (100,000 dollars). Cách dùng chữ K này bắt đầu từ giới tài chánh và ngân hàng, lâu dần người trong xã hội cũng dùng theo để nói tắt “one thousand dollars”, tức 1 ngàn đồng.

Ngoài ra, người Anh và người Mỹ còn dùng "grand" để nói "1 ngàn đồng". Grand nguyên là tiếng lóng mượn từ chữ “grant” của tiếng Pháp nghĩa là “lớn” để nói số lượng 1 ngàn đồng (chỉ dùng cho tiền bạc, không dùng cho các lãnh vực khác.) Grand dùng như danh từ chỉ “1 ngàn đồng” là tiếng lóng của người nói tiếng Anh, chỉ có trong văn nói ngoài xã hội, không phải là danh từ chánh thức như “thousand”. Giống như tiếng lóng bucks nói thay cho dollars, cũng là tiếng văn nói. (“Buck” là tấm da thú. Điển tích ngày xưa người Mỹ bán một tấm da thú giá 1 dollar, nên lâu dần người ta nói lóng “1 buck” thay cho “1 dollar”, “10 bucks” là “10 dollars”, v.v.)
Xin nói luôn ngoài lề, chữ grand trên là danh từ độc lập, còn grand tiếng Anh dùng với nghĩa là “lớn” đúng theo nghĩa gốc, là tiếp đầu ngữ ghép với “parents”, “father”, “mother”, “children”, “son”, “daughter” thành “grandparents” (ông bà nội, ông bà ngoại, “grandfather” (ông nội ông ngoại), “grandmother” (bà nội, bà ngoại), “grandchildren” (cháu nội, cháu ngoại), “grandson” (cháu nội/cháu ngoại trai), “granddaughter” (cháu nội/cháu ngoại gái).

Ở Việt Nam ngày nay người ta cái gì cũng viết tắt cho nên họ cũng sính ngoại dùng chữ K để viết tắt “1 ngàn” theo Mỹ. Hơn nữa, họ còn thích dùng K vì bọn hán nô ưa chữ của bùi hiền cái gì cũng "kaka" đó thôi (thậm chí viết tắt những chữ "vợ", "chồng" họ cũng cho "k" vô" thành "vk", "ck" một cách quái gở không ai biết đó là gì!)

Nói thêm, ngoài K là chữ viết tắt của "kilo", nghĩa là "1 ngàn", người Âu Mỹ cũng dùng chữ Hy Lạp để gọi các đơn vị thập phân khác lớn hơn 1 ngàn như sau:

- M ( viết tắt của "mega", cũng từ tiếng Hy Lạp) là 1 triệu, 1,000,000. M này dùng trong điện toán là “megabytes” không phải là chữ tắt của tiếng Anh "million" nhé các bạn. Chữ M dùng cho tài chánh mới là “million”.

- G (chữ tắt của "giga") là 1 tỷ, 1,000,000,000. Nhưng chữ G này chỉ áp dụng cho dung lượng máy điện toán (gigabytes), không dùng trong tài chánh. Trong tài chánh, tức nói về tiền, chúng ta dùng chữ tắt là B (billion).

- T (chữ tắt của "tera", cũng từ tiếng Hy Lạp, như “terabytes” trong điện toán) là 1 ức (1,000 tỷ), 1,000,000,000,000. Bên tài chánh cũng là T nhưng là T viết tắt của tiếng Anh “trillion”.

Viết cho chính xác những chữ tắt trên theo lối Mỹ là chữ in: K, M, B, T, ... Viết theo lối Anh là chữ thường: k, m, b, t, ...

Cám ơn câu hỏi của chị Bảo Xuân. Cám ơn các bạn đã đọc bài.

TRANG ANH THẠC
Quốc Ngữ Việt Nam Văn Hiến, 05-01-2024

Photo by Alexander Mils on Unsplash

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT