Mạch máu có bị tắc nghẽn hay không chỉ cần nằm trên giường 30 phút là biết: Nếu đêm nào cũng có 3 dấu hiệu, bạn nên đi khám khẩn cấp
Saturday, 30/03/2024 - 01:19:57
Hầu hết mọi người đều không biết cách kiểm tra tình trạng khỏe mạnh của mạch máu... Thực tế, khi mạch máu gặp vấn đề sẽ phát ra tín hiệu cánh báo khi bạn đi ngủ.
Image by F. Muhammad from Pixabay
Có câu nói: "Nuôi dưỡng mạch máu có nghĩa là nuôi dưỡng sự sống" - chỉ khi mạch máu mềm, đàn hồi thì các cơ quan khác mới được cung cấp đủ oxy và cơ thể mới có thể khỏe mạnh và sống lâu.
Thế nhưng không phải ai cũng biết cách để nuôi dưỡng mạch máu. Ngày nay có không ít bạn trẻ mới độ tuổi 20-30 nhưng tuổi mạch máu đã "già" như 50-60.
Theo BS Li Xuesong (Giám đốc khoa Thần kinh của Bệnh viện trực thuộc thành phố Hứa Xương, Trung Quốc): Mạch máu càng lão hóa, chúng ta càng dễ mắc phải các bệnh nguy hiểm như cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu...
Đáng sợ nhất là khi mạch máu bị tắc nghẽn, khi đó máu không thể lưu thông và dễ hình thành cục máu đông. Từ đó dễ dẫn đến tai biến mạch máu não, vỡ mạch máu....
Hầu hết mọi người đều không biết cách kiểm tra tình trạng khỏe mạnh của mạch máu... Thực tế, khi mạch máu gặp vấn đề sẽ phát ra tín hiệu cánh báo khi bạn đi ngủ. Thông thường sau khi nằm xuống giường 30 phút một người sẽ chìm vào giấc ngủ sâu, lúc này nếu thấy các dấu hiệu dưới đây thì nên thận trọng.
1. Chảy nước dãi
Một số người khi ngủ gặp tình trạng chảy nước dãi, ngoài việc cảnh giác với những tổn thương ở miệng, bạn cũng nên nghĩ đến đó là dấu hiệu của xơ cứng động mạch. Bởi xơ cứng động mạch sẽ dẫn đến thiếu máu cục bộ não và cơ, thiếu oxy gây giãn cơ mặt, từ đó gây chảy nước miếng.
Ngoài ra, một trong những biểu hiện chính của đột quỵ là đột ngột chảy nước miếng ở khóe miệng một bên, không nói được hoặc nói lắp.
2. Tay bị tê
Ngón tay bị tê là hiện tượng lượng máu cung cấp cho ngón tay không đủ, dấu hiệu này thường gặp ở người mắc bệnh tim mạch và mạch máu não, bị xơ cứng động mạch. Ngược lại, khi mạch máu khỏe thì có thể vận chuyển máu kịp thời đến các bộ phận trên cơ thể, khiến các ngón tay linh hoạt, phản ứng vô cùng nhanh nhạy.
Mạch máu có bị tắc nghẽn hay không chỉ cần nằm trên giường 30 phút là biết: Nếu đêm nào cũng có 3 dấu hiệu, bạn nên đi khám khẩn cấp-23. Tức ngực, khó thở khi nằm
Nếu mạch máu ở phổi bị tắc nghẽn sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy cho cơ thể, dẫn đến cảm giác khó thở, tức ngực.
Ngoài ra đó cũng là dấu hiệu cho thấy hệ thống tim mạch bị tắc nghẽn. Đặc biệt đối với những người bị huyết áp cao và bệnh tim mạch vành càng cần cảnh giác hơn khi xuất hiện những triệu chứng này.
Nếu bạn thường xuyên có 3 phản ứng bất thường nêu trên khi ngủ thì hãy đến bệnh viện để kịp thời kiểm tra sức khỏe, tránh dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, tình trạng mạch máu tắc nghẽn chủ yếu liên quan đến thói quen ăn uống, sinh hoạt không tốt, do đó khuyên bạn nên sớm thay đổi.
Nếu không muốn tắc nghẽn mạch máu thì nên tránh 2 loại thực phẩm này
Thức ăn nhiều chất béo
Chất béo thực ra rất quan trọng với cơ thể con người, nó cần thiết cho hoạt động sống và cung cấp cho con người năng lượng, dinh dưỡng. Tuy nhiên khi chất béo liên tục được tích trữ sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động, gây ra bệnh cao huyết áp, bệnh tim và bệnh não. Hãy tránh ăn đồ ăn chiên rán, thịt mỡ, nội tạng, thịt nướng...
Thực phẩm nhiều muối
Thực phẩm nhiều muối dùng để chỉ những thực phẩm có hàm lượng muối tương đối cao, chẳng hạn như thực phẩm ngâm chua, đồ uống mặn, gia vị có chứa natri... Vì các ion natri đi vào cơ thể sẽ khiến huyết áp tăng, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu.
Ăn thực phẩm nhiều muối sẽ gây tổn thương niêm mạc dạ dày do áp suất thẩm thấu cao, lâu dần có thể dẫn đến viêm dạ dày hoặc loét dạ dày… Vì vậy, khuyến cáo mọi người nên tiêu thụ ít hơn 5 gram muối mỗi ngày.
Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Lưu ý: Nội dung bài viết chỉ để tham khảo, không phải là một chỉ dẫn y khoa
Viết bình luận đầu tiên
ĐỌC THÊM
Hiểu thêm về bệnh SAD - Bệnh rối loạn cảm xúc theo mùa
SAD hay Seasonal Affective Disorder (Rối Loạn Cảm Xúc Theo Mùa) là tên gọi một chứng bệnh thường xảy ra khi mùa đông đến gần, ngày ngắn hơn.
Những ai có nguy cơ cao bị viêm khớp, cần theo dõi
Tiền sử gia đình, thường xuyên hút thuốc, lười vận động, béo phì có thể là những nguyên nhân khiến quý vị có nguy cơ cao bị viêm khớp hơn.
Tìm thấy sự liên đới giữa chứng COVID kéo dài sau lây nhiễm và bệnh về tim mạch
Các chuyên gia y tế của Australia đã phát hiện ra các dấu hiệu viêm trong máu của những bệnh nhân có tình trạng COVID kéo dài (hay còn được ...