Để góp phần phát hiện rò rỉ, chúng ta có thể dùng máy thử áp suất coolant (coolant pressure tester). Phần sau đây sẽ nói về cách dùng dụng cụ này.
Bài HAO SMITH
Giải nhiệt (cooling system) là một nhiệm vụ quan trọng trong đầu máy xe hơi. Công tác này được thực hiện bởi một hệ thống gồm nhiều thành phần, mà bất cứ thành phần nào trục trặc cũng có thể dẫn tới Overheat trong máy xe. Một trong những trục trặc đáng ngại là … coolant rò rỉ. Sự rò rỉ không chỉ thể hiện qua vết ướt loang lổ để lại trên sân, mà còn có nhiều dấu hiệu khác, như két nước hao hụt, ống “bô” phun khói trắng, coolant dềnh lên ở bình phụ, nhớt bình dần cao, màu nhớt biến đổi, kim nhiệt bốc lên nhất là khi xe chạy nhanh freeway. Để góp phần phát hiện rò rỉ, chúng ta có thể dùng máy thử áp suất coolant (coolant pressure tester). Phần sau đây sẽ nói về cách dùng dụng cụ này.
Một máy đo áp suất coolant
Trước tiên, bạn phải kiếm một máy đo áp suất. Đó là một dụng cụ vừa túi tiền, có giá từ $50 tới $150 tùy nhu cầu và sở thích, bao gồm ba phần chính:
- Đồng hồ áp suất (pressure gauge)
- Một bộ phận bơm tay (hand pump)
- Một ống nối (hose)
- Vài nắp đậy tương hợp (adaptors)
Có máy rồi, bạn có thể thử nghiệm ngay (dù xe vẫn chạy đều, không có dấu hiệu rò rỉ nào):
Dùng máy để kiểm tra nắp két nước (Radiator Cap)
1. Đậu xe lại trên một diện tích bằng phẳng
2. Biện pháp an toàn: Đây là điều vô cùng quan trọng, cần phải áp dụng với tất cả những công tác liên quan tới két nước. Biện pháp an toàn bao gồm:
- Để cho máy xe nguội lại hoàn toàn.
- Khi biết chắc máy đã nguội hẳn, kiếm một miếng giẻ đặt trên nắp két nước (radiator cap).
- Tay nắm trên miếng giẻ, xoay người ra hướng khác, từ từ xoáy nắp cho hơi lỏng ra. Đây là biện pháp an toàn, giải tỏa hơi nóng và áp suất còn tồn đọng trong két nước có chỗ thoát ra.
- Sau khi áp suất đã được giải tỏa, xoay nắp thêm và lấy nó ra ngoài.
Lưu ý: Nếu ra tay trong lúc đầu máy chưa nguội hẳn, coolant có thể bắn vào mặt, vào người, gây thương tích nặng.
Sử dụng máy để kiểm tra áp suất hệ giải nhiệt
3. Lắp máy đo vào miệng két nước: Chọn một nắp tương hợp (adaptor) đúng kích cỡ với miệng Radiator, xoáy chặt. Nhớ phải xoáy cho chặt để hơi khỏi thoát ra ngay từ lỗ hổng này và kết quả thử nghiệm sẽ không còn chính xác.
4. Nối với ống bơm và đồng hồ áp suất: Theo sát chỉ dẫn của nhà sản xuất về việc nối máy.
5. Tìm mức áp suất đã được nhà sản xuất qui định trước cho xe, được thể hiện qua con số PSI ghi ngay trên nắp đậy két nước. Thông thường bạn sẽ tìm được 2 số - một số nhỏ và một số lớn, chỉ tầm mức áp suất có thể chấp nhận đươc. Ghi nhớ con số lớn hơn. Thí dụ: Con số đó là 15 psi.
6. Dùng tay bơm cho đến khi kim trên mặt đồng hồ lên tới số 15. Động tác này sẽ nén coolant tới mức áp suất cao nhất mà hệ thống có thể chịu đựng được. Ngưng bơm khi kim đã lên tới số 15.
7. Quan sát kim trên mặt đồng hồ: Nếu kim trồi sụt nhanh chóng, bạn đang có một chỗ rò ở đâu đó trong hệ thống.
Một kiểu máy khác
8. Tìm chỗ rò rỉ: Để tìm được chỗ rò rỉ, cần phải kiếm thợ “bơm”. Nhờ bất cứ người bạn nào đó ra bơm giúp, bơm liên tục trong khi bạn vểnh tai lắng nghe âm thanh không khí. Nghe thấy tiếng không khí rít lên ở đâu, bạn có thể xác định chỗ rò ngay tại đó.
9. Không nghe tiếng gió rít? Đừng lo. Pha một chút nước xà bông, đổ vào trong một bình xịt, rồi xịt lên các đường ống dẫn coolant (những ống to đen chạy ngoằn ngoèo, nối radiator với blốc máy). Lần theo đường ống và vẫn tiếp tục xịt nước xà bông trong khi người bạn vẫn tiếp tục tay bơm. Chỗ nào xà bông xủi bọt là … chính nó!
10. Nếu kim trên đồng hồ giữ vị trí ổn định, không xà xuống? Đó là dấu chỉ cho thấy hệ thống không rò rỉ chỗ nào. Bạn có thể ăn mừng! Nhưng giải thích sao về chuyện máy xe thường nóng lên bất thường (overheat) sau khi vừa chạy một quãng ngắn? “Nghi can” có thể là…. cái nắp két nước (Radiator Cap). Bây giờ bạn quay ra kiểm tra áp suất nắp két nước .
11. Thử nắp két nước: Thay vì nối vào Radiator, bạn nối máy vào cái nắp “nghi can”, và cũng bơm tới số
15, rồi quan sát mặt đồng hồ…. Nếu “thủ phạm” thực sự nằm ở đây, bạn có thể ăn mừng vì thay nắp là một việc đơn giản, nhẹ nhàng và ít tốn kém chưa từng thấy!
Hy vọng với những động tác nhẹ nhàng và một cái máy rẻ tiền, bạn sẽ cứu được cái xe sau khi giải quyết được một vấn đề lớn khiến bạn nhức đầu, bỏ ăn, bỏ ngủ suốt mấy tuần qua.
Haosmith@yahoo.com
Giải nhiệt (cooling system) là một nhiệm vụ quan trọng trong đầu máy xe hơi. Công tác này được thực hiện bởi một hệ thống gồm nhiều thành phần, mà bất cứ thành phần nào trục trặc cũng có thể dẫn tới Overheat trong máy xe. Một trong những trục trặc đáng ngại là … coolant rò rỉ. Sự rò rỉ không chỉ thể hiện qua vết ướt loang lổ để lại trên sân, mà còn có nhiều dấu hiệu khác, như két nước hao hụt, ống “bô” phun khói trắng, coolant dềnh lên ở bình phụ, nhớt bình dần cao, màu nhớt biến đổi, kim nhiệt bốc lên nhất là khi xe chạy nhanh freeway. Để góp phần phát hiện rò rỉ, chúng ta có thể dùng máy thử áp suất coolant (coolant pressure tester). Phần sau đây sẽ nói về cách dùng dụng cụ này.
Một máy đo áp suất coolant
Trước tiên, bạn phải kiếm một máy đo áp suất. Đó là một dụng cụ vừa túi tiền, có giá từ $50 tới $150 tùy nhu cầu và sở thích, bao gồm ba phần chính:
- Đồng hồ áp suất (pressure gauge)
- Một bộ phận bơm tay (hand pump)
- Một ống nối (hose)
- Vài nắp đậy tương hợp (adaptors)
Có máy rồi, bạn có thể thử nghiệm ngay (dù xe vẫn chạy đều, không có dấu hiệu rò rỉ nào):
Dùng máy để kiểm tra nắp két nước (Radiator Cap)
1. Đậu xe lại trên một diện tích bằng phẳng
2. Biện pháp an toàn: Đây là điều vô cùng quan trọng, cần phải áp dụng với tất cả những công tác liên quan tới két nước. Biện pháp an toàn bao gồm:
- Để cho máy xe nguội lại hoàn toàn.
- Khi biết chắc máy đã nguội hẳn, kiếm một miếng giẻ đặt trên nắp két nước (radiator cap).
- Tay nắm trên miếng giẻ, xoay người ra hướng khác, từ từ xoáy nắp cho hơi lỏng ra. Đây là biện pháp an toàn, giải tỏa hơi nóng và áp suất còn tồn đọng trong két nước có chỗ thoát ra.
- Sau khi áp suất đã được giải tỏa, xoay nắp thêm và lấy nó ra ngoài.
Lưu ý: Nếu ra tay trong lúc đầu máy chưa nguội hẳn, coolant có thể bắn vào mặt, vào người, gây thương tích nặng.
Sử dụng máy để kiểm tra áp suất hệ giải nhiệt
3. Lắp máy đo vào miệng két nước: Chọn một nắp tương hợp (adaptor) đúng kích cỡ với miệng Radiator, xoáy chặt. Nhớ phải xoáy cho chặt để hơi khỏi thoát ra ngay từ lỗ hổng này và kết quả thử nghiệm sẽ không còn chính xác.
4. Nối với ống bơm và đồng hồ áp suất: Theo sát chỉ dẫn của nhà sản xuất về việc nối máy.
5. Tìm mức áp suất đã được nhà sản xuất qui định trước cho xe, được thể hiện qua con số PSI ghi ngay trên nắp đậy két nước. Thông thường bạn sẽ tìm được 2 số - một số nhỏ và một số lớn, chỉ tầm mức áp suất có thể chấp nhận đươc. Ghi nhớ con số lớn hơn. Thí dụ: Con số đó là 15 psi.
6. Dùng tay bơm cho đến khi kim trên mặt đồng hồ lên tới số 15. Động tác này sẽ nén coolant tới mức áp suất cao nhất mà hệ thống có thể chịu đựng được. Ngưng bơm khi kim đã lên tới số 15.
7. Quan sát kim trên mặt đồng hồ: Nếu kim trồi sụt nhanh chóng, bạn đang có một chỗ rò ở đâu đó trong hệ thống.
Một kiểu máy khác
8. Tìm chỗ rò rỉ: Để tìm được chỗ rò rỉ, cần phải kiếm thợ “bơm”. Nhờ bất cứ người bạn nào đó ra bơm giúp, bơm liên tục trong khi bạn vểnh tai lắng nghe âm thanh không khí. Nghe thấy tiếng không khí rít lên ở đâu, bạn có thể xác định chỗ rò ngay tại đó.
9. Không nghe tiếng gió rít? Đừng lo. Pha một chút nước xà bông, đổ vào trong một bình xịt, rồi xịt lên các đường ống dẫn coolant (những ống to đen chạy ngoằn ngoèo, nối radiator với blốc máy). Lần theo đường ống và vẫn tiếp tục xịt nước xà bông trong khi người bạn vẫn tiếp tục tay bơm. Chỗ nào xà bông xủi bọt là … chính nó!
10. Nếu kim trên đồng hồ giữ vị trí ổn định, không xà xuống? Đó là dấu chỉ cho thấy hệ thống không rò rỉ chỗ nào. Bạn có thể ăn mừng! Nhưng giải thích sao về chuyện máy xe thường nóng lên bất thường (overheat) sau khi vừa chạy một quãng ngắn? “Nghi can” có thể là…. cái nắp két nước (Radiator Cap). Bây giờ bạn quay ra kiểm tra áp suất nắp két nước .
11. Thử nắp két nước: Thay vì nối vào Radiator, bạn nối máy vào cái nắp “nghi can”, và cũng bơm tới số
15, rồi quan sát mặt đồng hồ…. Nếu “thủ phạm” thực sự nằm ở đây, bạn có thể ăn mừng vì thay nắp là một việc đơn giản, nhẹ nhàng và ít tốn kém chưa từng thấy!
Hy vọng với những động tác nhẹ nhàng và một cái máy rẻ tiền, bạn sẽ cứu được cái xe sau khi giải quyết được một vấn đề lớn khiến bạn nhức đầu, bỏ ăn, bỏ ngủ suốt mấy tuần qua.
Haosmith@yahoo.com
Viết bình luận đầu tiên
ĐỌC THÊM
Xe Pick-up điện Ram có thể chạy được 500 dặm sau một lần sạc
Theo ước tính của EPA, các phiên bản tầm xa của Ford’s Lightning có thể đi được quãng đường lên tới 320 dặm sau một lần sạc.
Nhiều người muốn gắn camera trong xe
Từ các tai nạn nghiêm trọng cho đến các va chạm nhỏ trên đường, dash cam đã cho thấy tính hữu dụng.
Ford ra mắt xe điện Mach-E mang hiệu Mustang lừng danh của hãng
Hãng Ford vừa ra mắt xe điện Mustang Mach-E, nằm trong kế hoạch đầu tư $11 tỷ Mỹ kim vào xe chạy điện và xe hỗn hợp xăng điện từ ...