Một công ty tại Mỹ có quyền tự do tín ngưỡng không? Kể từ cuối tháng Sáu vừa qua, sau quyết định 5-4 của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ trong vụ kiện Burwell v. Hobby Lobby, câu trả lời phải là Có. Hobby Lobby là một công ty xuất phát từ tiểu bang Oklahoma, chuyên bán các món để làm đủ loại thủ công. Tuy có nhiều tiệm khắp nước Mỹ,
LS Diệp Thế Lân
Một công ty tại Mỹ có quyền tự do tín ngưỡng không? Kể từ cuối tháng Sáu vừa qua, sau quyết định 5-4 của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ trong vụ kiện Burwell v. Hobby Lobby, câu trả lời phải là Có. Hobby Lobby là một công ty xuất phát từ tiểu bang Oklahoma, chuyên bán các món để làm đủ loại thủ công. Tuy có nhiều tiệm khắp nước Mỹ, Hobby Lobby vẫn là một công ty do một gia đình quản lý, chứ không phải là một công ty điều khiển bởi nhiều người đã mua cổ phần.
Hobby Lobby đã phản đối một điều khoản trong đạo luật Affordable Care Act, tức chương trình Obamacare, đòi hỏi tất cả mọi chủ nhân có hơn 50 nhân viên phải mua bảo hiểm sức khỏe cho các nhân viên và gia đình của nhân viên mình, bao gồm bảo hiểm để mua một trong 20 loại thuốc để giúp phụ nữ tránh mang thai.
Những người quản lý của Hobby Lobby đã phản đối bốn loại thuốc này, vì tin rằng là nếu trả tiền cho các nhân viên của họ dùng một trong bốn loại thuốc này sẽ là vô hình trung ủng hộ cho việc phá thai, một điều mà tôn giáo Tin Lành của họ không cho phép. Vì thế, các chủ nhân của Hobby Lobby đã không muốn bị ràng buộc bởi điều khoản này của Obamacare, và từ chối mua cho nhân viên loại bảo hiềm cho phép mua thuốc giúp tránh thai.
Điều cần biết là dưới luật Mỹ, một công ty không có đồng nghĩa với những cá nhân điều khiển công ty. Cái khái niệm công ty chỉ là một giả tưởng dưới luật pháp để bảo vệ các cá nhân hùn tiền và khuyến khích sự đầu tư. Ở thời trước khi luật pháp công nhận cái gọi là công ty, mỗi cá nhân đã phải đích thân chịu những thất bại của sự đầu tư của mình. Tức là nếu hai người hùn nhau mở một tiệm ăn thì họ là người chung phần, chia lời chia lỗ đều nhau. Nhưng khi đi vay nợ thì hai người phải lấy uy tín cá nhân ra để mượn. Nếu cuối cùng phải đóng tiệm hay khai phá sản, thì hai người chung phần ấy sẽ phải bỏ tiền túi ra để chia nhau và trả món nợ của tiệm.
Vì biết rằng tình trạng như thế sẽ giới hạn những người có sáng kiến nhưng không có vốn, luật pháp đã chế tạo cái công ty. Kể từ đó, hai người chung phần có thể mở một tiệm dưới dạng công ty. Làm như thế thì cái công ty sẽ là một “cá nhân” riêng biệt, có khả năng sống vĩnh viễn, có quyền “hành động” riêng biệt, bị đánh thuế riêng biệt, và sẽ được xem dưới luật pháp là tách khỏi những cá nhân điều khiển công ty.
Cho nên nếu công ty có phải khai phá sản thì những cá nhân điểu khiển công ty chỉ phải mất tiền đã đầu tư vào công ty thôi, chứ không phải ứng thêm tiền riêng tư ra để trả nợ của công ty.
Việc tách nhóm điều khiển công ty từ thân xác của công ty là một việc hoàn toàn hợp pháp, nhằm bảo vệ những thành phần kinh doanh không bị mất hết tài sản mỗi khi một sáng kiến kinh doanh của mình thất bại. Có thể tưởng tượng một công ty là một cá nhân, nhưng chắc sẽ không có ai thật sự tin rằng một công ty thật sự là một cá nhân. Con người có quyền đi bỏ phiếu, con người có tôn giáo, con người có quan điểm chính trị, con người trước sau phải chết... còn công ty thì không. Thế nhưng qua vụ kiện Hobby Lobby, Tối Cao Pháp Viện đã công nhận là một công ty có thể có một tôn giáo, và các luật bảo vệ tự do tín ngưỡng cũng phải bảo vệ quyền tín ngưỡng của một công ty.
Các người điều khiển Hobby Lobby đã cho rằng là lòng tín ngưỡng của chính họ không thể tách khỏi cái lòng tín ngưỡng của công ty Hobby Lobby, và nếu bắt Hobby Lobby tuân theo lệnh của chương trình Obamacare, thì họ sẽ bị ép buộc vi phạm lời dạy của đạo họ.
Thật ra, Hobby Lobby đã có một chọn lựa thứ hai: đó là không mua bảo hiểm cho nhân viên của họ và thay vào đó đóng tiền phạt đến chính phủ để chính phủ có thể tài trợ các nhân viên này tự mua bảo hiểm sức khỏe. Nhưng Tối Cao Pháp Viện đã không coi đó là một chọn lựa thật sự, và đã lý luận rằng nếu Hobby Lobby chọn làm như thế thì sẽ không cạnh tranh được việc mướn nhân viên và không giữ được những nhân viên khá nhất, khi các công ty khác sẽ bao luôn bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên.
Thay vào đó, Tối Cao Pháp Viện đã phân tích rằng là những công ty bất vụ lợi với mục đích chính là làm việc thiện nguyện thay vì làm lời thì được chính phủ cho phép không tuân theo các luật lệ mà đi ngược lại tôn giáo của họ. Đó là vì nhiều những tổ chức này là do nhà thờ, chùa, hoặc các nhóm có tính chất tôn giáo điều hành. Vì luật pháp đã công nhận rằng là sẽ có trường hợp cho phép một công ty hoặc tổ chức làm ngoại lệ, Tối Cao Pháp Viện đã kết luận là cho Hobby Lobby làm ngoại lệ cũng không sao.
Luật sư đại diện cho chính phủ Mỹ đã cãi là Hobby Lobby là một công ty có mục đích chính là làm lời, khác với những công ty có mục đích chính là làm thiện, cho nên không thể đối xử với Hobby Lobby như là những công ty kia. Nhưng Tối Cao Pháp Viện đã bác bỏ lý luận này.
Tuy nhiên, trong văn bản quyết định của Pháp Viện,các Thẩm Phán trong phần đa số đã giải thích rằng quyết định này sẽ không gây ảnh hưởng lan rộng. Hobby Lobby đã được làm ngoại lệ, không cần làm theo luật Obamacare chỉ là vì họ là một “closely held corporation,” tức là một công ty không có bán cổ phần một các công khai, và có hơn phân nửa cổ phần phải thuộc về năm người hoặc ít hơn. Vì thế, một công ty như là Google, có bán cổ phần trên thị trường chứng khoán, sẽ không được xem là một công ty giữ kín, và sẽ không có được một quan điểm tôn giáo. Chỉ có những công ty tương đối nhỏ, bị điều hành bởi một số ít người mới có quyền tự do tín ngưỡng.
Thế nhưng, trong thư phản đối quan điểm của phe thiểu số trong vụ này, Thẩm Phán Ruth Bader Ginsburg đã phân tích là quyết định này của Pháp Viện sẽ cho phép nhiều trường hợp người Mỹ bị đối xử phân biệt, kỳ thị, hoặc bất công, mà hơn nữa những người làm sai sẽ có cơ hội núp đằng sau quyền tự do tín ngưỡng của công ty mà Pháp Viện mới chế tạo.
Được biết là tại Mỹ, phần nhiều - có thể đến 90% số công ty - là những công ty giữ kín. Một tiệm phở, một tiệm làm móng, nếu được thành lập dưới dạng công ty, đều là những công ty giữ kín. Thế thì căn cứ vào quyết định trong vụ kiện Hobby Lobby, các chủ nhân này sẽ có cớ hành động kỳ thị và đối xử phân biệt nếu dựa vào tôn giáo của họ.
Ví dụ, một số công ty sẽ có thể không mua bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên để trả tiền cho việc truyền máu sau khi một tai nạn, vì có đạo xem việc truyền máu là sai. Có đạo cho rằng là đàn bà lệ thuộc vào người chồng, cho nên trước khi mướn một nhân viên phái nữ thì sẽ đòi hỏi sự chấp thuận của ông chồng. Và cũng có đạo cho rằng sự đồng tính luyến ái là sai, cho nên có thể có một số công ty không chịu tiếp người đồng tình luyến ái, như một tiệm chụp hình đám cưới tại New Mexico đã từ chối chụp hình cho một cập đồng tình luyến ái cách đây vài năm.
Quyết định trong vụ kiện Hobby Lobby đã gây khá nhiều bàn tán trong giới người theo dõi luật pháp tại Mỹ. Người ủng hộ quyền lợi của giới kinh doanh xem đây là một chiến thắng. Những nhóm quan tâm về tình trạng của người làm thì coi đây là một bước lùi. Hư thực thế nào thì thời gian sẽ cho thấy. (dtl)
Hobby Lobby đã phản đối một điều khoản trong đạo luật Affordable Care Act, tức chương trình Obamacare, đòi hỏi tất cả mọi chủ nhân có hơn 50 nhân viên phải mua bảo hiểm sức khỏe cho các nhân viên và gia đình của nhân viên mình, bao gồm bảo hiểm để mua một trong 20 loại thuốc để giúp phụ nữ tránh mang thai.
Những người quản lý của Hobby Lobby đã phản đối bốn loại thuốc này, vì tin rằng là nếu trả tiền cho các nhân viên của họ dùng một trong bốn loại thuốc này sẽ là vô hình trung ủng hộ cho việc phá thai, một điều mà tôn giáo Tin Lành của họ không cho phép. Vì thế, các chủ nhân của Hobby Lobby đã không muốn bị ràng buộc bởi điều khoản này của Obamacare, và từ chối mua cho nhân viên loại bảo hiềm cho phép mua thuốc giúp tránh thai.
Điều cần biết là dưới luật Mỹ, một công ty không có đồng nghĩa với những cá nhân điều khiển công ty. Cái khái niệm công ty chỉ là một giả tưởng dưới luật pháp để bảo vệ các cá nhân hùn tiền và khuyến khích sự đầu tư. Ở thời trước khi luật pháp công nhận cái gọi là công ty, mỗi cá nhân đã phải đích thân chịu những thất bại của sự đầu tư của mình. Tức là nếu hai người hùn nhau mở một tiệm ăn thì họ là người chung phần, chia lời chia lỗ đều nhau. Nhưng khi đi vay nợ thì hai người phải lấy uy tín cá nhân ra để mượn. Nếu cuối cùng phải đóng tiệm hay khai phá sản, thì hai người chung phần ấy sẽ phải bỏ tiền túi ra để chia nhau và trả món nợ của tiệm.
Vì biết rằng tình trạng như thế sẽ giới hạn những người có sáng kiến nhưng không có vốn, luật pháp đã chế tạo cái công ty. Kể từ đó, hai người chung phần có thể mở một tiệm dưới dạng công ty. Làm như thế thì cái công ty sẽ là một “cá nhân” riêng biệt, có khả năng sống vĩnh viễn, có quyền “hành động” riêng biệt, bị đánh thuế riêng biệt, và sẽ được xem dưới luật pháp là tách khỏi những cá nhân điều khiển công ty.
Cho nên nếu công ty có phải khai phá sản thì những cá nhân điểu khiển công ty chỉ phải mất tiền đã đầu tư vào công ty thôi, chứ không phải ứng thêm tiền riêng tư ra để trả nợ của công ty.
Việc tách nhóm điều khiển công ty từ thân xác của công ty là một việc hoàn toàn hợp pháp, nhằm bảo vệ những thành phần kinh doanh không bị mất hết tài sản mỗi khi một sáng kiến kinh doanh của mình thất bại. Có thể tưởng tượng một công ty là một cá nhân, nhưng chắc sẽ không có ai thật sự tin rằng một công ty thật sự là một cá nhân. Con người có quyền đi bỏ phiếu, con người có tôn giáo, con người có quan điểm chính trị, con người trước sau phải chết... còn công ty thì không. Thế nhưng qua vụ kiện Hobby Lobby, Tối Cao Pháp Viện đã công nhận là một công ty có thể có một tôn giáo, và các luật bảo vệ tự do tín ngưỡng cũng phải bảo vệ quyền tín ngưỡng của một công ty.
Các người điều khiển Hobby Lobby đã cho rằng là lòng tín ngưỡng của chính họ không thể tách khỏi cái lòng tín ngưỡng của công ty Hobby Lobby, và nếu bắt Hobby Lobby tuân theo lệnh của chương trình Obamacare, thì họ sẽ bị ép buộc vi phạm lời dạy của đạo họ.
Thật ra, Hobby Lobby đã có một chọn lựa thứ hai: đó là không mua bảo hiểm cho nhân viên của họ và thay vào đó đóng tiền phạt đến chính phủ để chính phủ có thể tài trợ các nhân viên này tự mua bảo hiểm sức khỏe. Nhưng Tối Cao Pháp Viện đã không coi đó là một chọn lựa thật sự, và đã lý luận rằng nếu Hobby Lobby chọn làm như thế thì sẽ không cạnh tranh được việc mướn nhân viên và không giữ được những nhân viên khá nhất, khi các công ty khác sẽ bao luôn bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên.
Thay vào đó, Tối Cao Pháp Viện đã phân tích rằng là những công ty bất vụ lợi với mục đích chính là làm việc thiện nguyện thay vì làm lời thì được chính phủ cho phép không tuân theo các luật lệ mà đi ngược lại tôn giáo của họ. Đó là vì nhiều những tổ chức này là do nhà thờ, chùa, hoặc các nhóm có tính chất tôn giáo điều hành. Vì luật pháp đã công nhận rằng là sẽ có trường hợp cho phép một công ty hoặc tổ chức làm ngoại lệ, Tối Cao Pháp Viện đã kết luận là cho Hobby Lobby làm ngoại lệ cũng không sao.
Luật sư đại diện cho chính phủ Mỹ đã cãi là Hobby Lobby là một công ty có mục đích chính là làm lời, khác với những công ty có mục đích chính là làm thiện, cho nên không thể đối xử với Hobby Lobby như là những công ty kia. Nhưng Tối Cao Pháp Viện đã bác bỏ lý luận này.
Tuy nhiên, trong văn bản quyết định của Pháp Viện,các Thẩm Phán trong phần đa số đã giải thích rằng quyết định này sẽ không gây ảnh hưởng lan rộng. Hobby Lobby đã được làm ngoại lệ, không cần làm theo luật Obamacare chỉ là vì họ là một “closely held corporation,” tức là một công ty không có bán cổ phần một các công khai, và có hơn phân nửa cổ phần phải thuộc về năm người hoặc ít hơn. Vì thế, một công ty như là Google, có bán cổ phần trên thị trường chứng khoán, sẽ không được xem là một công ty giữ kín, và sẽ không có được một quan điểm tôn giáo. Chỉ có những công ty tương đối nhỏ, bị điều hành bởi một số ít người mới có quyền tự do tín ngưỡng.
Thế nhưng, trong thư phản đối quan điểm của phe thiểu số trong vụ này, Thẩm Phán Ruth Bader Ginsburg đã phân tích là quyết định này của Pháp Viện sẽ cho phép nhiều trường hợp người Mỹ bị đối xử phân biệt, kỳ thị, hoặc bất công, mà hơn nữa những người làm sai sẽ có cơ hội núp đằng sau quyền tự do tín ngưỡng của công ty mà Pháp Viện mới chế tạo.
Được biết là tại Mỹ, phần nhiều - có thể đến 90% số công ty - là những công ty giữ kín. Một tiệm phở, một tiệm làm móng, nếu được thành lập dưới dạng công ty, đều là những công ty giữ kín. Thế thì căn cứ vào quyết định trong vụ kiện Hobby Lobby, các chủ nhân này sẽ có cớ hành động kỳ thị và đối xử phân biệt nếu dựa vào tôn giáo của họ.
Ví dụ, một số công ty sẽ có thể không mua bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên để trả tiền cho việc truyền máu sau khi một tai nạn, vì có đạo xem việc truyền máu là sai. Có đạo cho rằng là đàn bà lệ thuộc vào người chồng, cho nên trước khi mướn một nhân viên phái nữ thì sẽ đòi hỏi sự chấp thuận của ông chồng. Và cũng có đạo cho rằng sự đồng tính luyến ái là sai, cho nên có thể có một số công ty không chịu tiếp người đồng tình luyến ái, như một tiệm chụp hình đám cưới tại New Mexico đã từ chối chụp hình cho một cập đồng tình luyến ái cách đây vài năm.
Quyết định trong vụ kiện Hobby Lobby đã gây khá nhiều bàn tán trong giới người theo dõi luật pháp tại Mỹ. Người ủng hộ quyền lợi của giới kinh doanh xem đây là một chiến thắng. Những nhóm quan tâm về tình trạng của người làm thì coi đây là một bước lùi. Hư thực thế nào thì thời gian sẽ cho thấy. (dtl)
Viết bình luận đầu tiên
ĐỌC THÊM
Hiểu thêm về Thường Trú Nhân Hoa Kỳ và Tại sao Vy Oanh phải cầu cứu nước Mỹ ?
Trong clip Vy Oanh có nhắc đến cụm từ thường trú nhân Mỹ, vậy nó có quyền lợi gì mà khiến cô ca sĩ phải mang ra để cầu cứu?
Kết quả bầu cử trên các dự luật trưng cầu dân ý tại California
Trong cuộc bầu cử vừa qua tại California, cử tri trên toàn California đã quyết định trên một số dự luật quan trọng...
Bầu cử 2022: Các Dự Luật tại California
Cho dầu chọn lựa nào, việc tham gia bầu cử đông đủ vẫn là một mục tiêu tối quan trọng cho mọi người cử tri gốc Việt trên toàn tiểu ...